<table cellspacing="2" cellpadding="0" width="98%" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="1" align="left" border="0"> <tbody> <tr> <td align="left"><img id="StoryAvatar" style="BORDER-TOP-WIDTH: 0px; BORDER-LEFT-WIDTH: 0px; BORDER-BOTTOM-WIDTH: 0px; BORDER-RIGHT-WIDTH: 0px" src="http://images3.us.tintucvietnam.com/Uploaded/vietha/t704/family1372004.jpg" /></td></tr> <tr> <td><span class="image_desc" id="AvatarDesc">Tận sâu thẳm tâm hồn, không biết có phút giây nào họ nghĩ đến đứa con duy nhất của mình trước khi nghĩ đến đồng tiền không?</span></td></tr></tbody></table> <p><b><span class="story_teaser" id="lbTeaser">Có lần cháu của tôi nói rằng: "Con cảm thấy thương hại cho bố mẹ và quyết sau này sẽ không bao giờ giống họ: bị nô lệ bởi đồng tiền”. Lời nhận định thốt ra từ một thằng bé mới 15 tuổi làm tôi giật mình.</span></b></p> <p><span class="story_body" id="lbBody"> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Quả thật là anh chị tôi có thể mất ăn mất ngủ chỉ vì để lỡ mất một bạn hàng hay thua thiệt trong một chuyến làm ăn nào đó trong khi tài sản của họ đâu có ít: hai căn nhà với đầy đủ tiện nghi vật chất, vài ba miếng đất đang chờ lên giá và bạc tỉ trong tay để làm vốn xoay xở… Vậy mà chỉ có một thằng con trai duy nhất họ lại phó mặc cho tôi chăm sóc, dạy dỗ mà không một lời hỏi han - dù là chiếu lệ.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o

></o

></font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Những buổi họp phụ huynh thông báo về tình hình học tập của con em, anh chị tôi đều viện lý do có công việc đột xuất rồi phó thác trách nhiệm đó cho tôi với lời dặn: “có đóng góp gì về tiền bạc thì cô cứ đưa, anh chị chẳng ngại tốn kém đâu”.<o

></o

></font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Không biết vì đã quen với cách "quan tâm" như thế của bố mẹ hay không mà cháu chẳng cảm thấy buồn hay tủi thân gì cả, chỉ thỉnh thoảng nói: "con không hiểu vì sao bố mẹ lại say mê kiếm tiền đến như vậy trong khi cuộc sống thực tế của gia đình không cần thiết đến mức như vậy. Bố mẹ thương tiền hơn thương con”. </font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Tôi an ủi: “Mỗi người mỗi quan niệm, con đừng nhìn vào đó mà kết luận là bố mẹ không quan tâm, không thương con. Bố mẹ nào cũng muốn đem điều tốt đẹp nhất đến cho con cái của mình. Hiện giờ đang là thời điểm làm ăn được thì bố mẹ còn phải tranh thủ. Thời cơ không có nhiều lắm đâu, con hãy hiểu và thông cảm cho họ”.<o

></o

></font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Nhưng càng lớn cháu tôi càng ít quan tâm đến tình thương của bố mẹ dành cho mình mà dường như cháu cảm thấy sự “thả lỏng” của gia đình lại là cái hay vì so với chúng bạn, cháu là người rất tự do: đi đứng, ăn uống, học hành, bạn bè, tiền bạc… chẳng ai kiểm soát. Càng ngày cháu càng xa cách bố mẹ. </font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Thương cháu, lo sợ cho sự đổ vỡ của một gia đình, tôi đã nhiều lần nói hết những suy nghĩ, tình cảm của cháu tôi - cũng chính là đứa con duy nhất của họ với mong muốn anh chị hãy vì tương lai của con mà thay đổi. Thế nhưng mười lần như một, anh chị đều cho rằng: tiền bạc và con cái đều quan trọng như nhau.<o

></o

></font></font></p> <p><font size="3"><font face="Times New Roman">Lúc nào tôi thấy họ cũng khốn đốn mệt mỏi vì áp lực công việc, kiếm tiền. Tận sâu thẳm tâm hồn, không biết có phút giây nào họ nghĩ đến đứa con duy nhất của mình không. Có khi nào anh chị phân vân trước sự chọn lựa: tiền bạc và sự thành đạt của con cái, thứ nào quý giá hơn, để rồi có sự chọn lựa đúng đắn cho mình.<o

></o

></font></font></p> <p align="right"><font size="3"><font face="Times New Roman"><strong>Phan Hà<br /></strong>Theo <em>Sài Gòn tiếp thị</em></font></font></p></span></td></tr></tbody></table>