<p class="pTitle">Khi "tiếp thị bia"... về làng</p> <p class="pHead"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=43652" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Quán nhậu với đủ các nhãn hiệu bia đang mọc lên trên đường làng của các xã Vinh Thanh, Vinh Xuân - nơi nổi tiếng là nghèo khó suốt những năm qua</td></tr></tbody></table>TTCN - Những làng quê bình yên, trong lành của xứ Huế đang xáo động bởi nạn gái bia ôm từ thành phố tràn về dưới vỏ bọc “nữ nhân viên tiếp thị”. Những đồng tiền kiếm được từ ruộng lúa, hồ tôm lần lượt đổ vào những quán nhậu “tươi mát” đang mọc lên nhan nhản dọc các đường làng.</p> <p class="pBody">Những người nông dân già trẻ đang chìm đắm trong thú vui mà từ bao đời nay các làng quê chưa từng có... Từ những lá thư kêu cứu đầy bức xúc của bạn đọc, phóng viên chúng tôi đã tìm về các làng và chứng kiến một cơn sóng ngầm đang từng ngày tàn phá các làng quê yên lành xứ Huế.</p> <p class="pBody">Từ cửa ngõ phía nam của thành phố Huế, chúng tôi theo tỉnh lộ 10C tìm về vùng cát ven biển của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nơi mà thời gian gần đây người ta cứ kháo nhau “còn vui hơn cả Huế”. Suốt dọc đường làng là cả dãy dài những quán bia và bia. Những hộp đèn quảng cáo rực rỡ màu sắc của các nhãn hiệu bia: Larue, Festival, Henniger, Laser... lô nhô mời gọi. </p> <p class="pBody">Mới giữa buổi sáng, tại quán Gió Biển (xã Vinh Xuân), hai phòng karaoke đã chật kín với sáu chàng trai làng mặt đỏ phừng. Đến quán Đức Loan, chủ quán bảo nhân viên tiếp thị đang... bận khách. Chúng tôi liền qua xã Vinh Thanh, tìm quán Ông Thọ, dù đang giữa giờ trưa nhưng khách vẫn rất đông, ít nhất có bốn cô gái tiếp thị ngồi ngả ngớn với khách ngay sát cửa sổ nhìn ra hiên nhà... </p> <p class="pInterTitle">Tiếp thị hay... “tiếp thịt”?!</p> <p class="pBody"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img style="WIDTH: 276px; HEIGHT: 152px" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=43653" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Nữ tiếp thị đang chăm sóc khách ở một quán nhậu ngoài bãi biên xã Vinh Hiên, huyện Phú Lộc</td></tr></tbody></table>Sau một hồi rảo dọc các quán mà theo cách gọi của người dân địa phương là có “tiếp thịt”, chúng tôi vào Huynh Đệ - quán có tiếng tăm nhất nhì xã Vinh Thanh, nằm ngay trên quốc lộ 49. Huynh Đệ quán treo biển Larue - bia nguyên thủy miền Viễn Đông có mặt từ 1909. Khuôn viên quán rộng hơn 300m2, với sáu phòng karaoke và phòng nhậu kín, từ hai phòng karaoke vọng ra tiếng chọc ghẹo, tiếng cười ngả ngớn xen lẫn tiếng hát nhừa nhựa.</p> <p class="pBody">Một người đàn ông từ một phòng lảo đảo bước ra. Bên trong, các cô gái tiếp thị ngồi “vui vẻ” với mọi tư thế trong vòng tay “chăm sóc” của khách hàng. Chúng tôi được dẫn vào “phòng uống bia” sơ sài với bốn bức tường loang lổ và bên trên là mái tôn nóng hầm hập. Ba cô gái vận quần bó, áo hai dây bước vào trước khi lôi ra một két bia và ném mấy cái khăn lạnh xuống bàn. Cả ba giới thiệu là nhân viên tiếp thị bia nhưng không mặc đồng phục của hãng. Các cô than dạo này uống bia nhiều quá nên... bụng to, mặc áo của hãng không đẹp. Họ hầu như không tác nghiệp tiếp thị mà chỉ chăm chú rót bia, phá mồi và kéo khách vào lòng mình...</p> <p class="pBody">Chúng tôi đi hết quốc lộ 49 để đến bãi biển Hàm Rồng (xã Vinh Hiền). Bãi biển làng với những mái tranh lúp xúp này cũng có đến bốn quán bia kèm theo cả gái tiếp thị. Trời mới chập choạng tối mà ôtô, xe máy đã dựng đầy. Chúng tôi ghé quán Tuyết Anh “Cà”, các cô gái tiếp thị vẫy tay rất tình tứ. Sau khi uống cùng cô gái tiếp thị tên Hằng xong mười chai bia, Hằng kêu có hẹn với mối quen nên mời chúng tôi chiều mai đến sớm cho... thoải mái. Sang quán Điểm Mười, chúng tôi gặp cô em tên Hương chừng 20 tuổi cực kỳ dạn dĩ: bật nắp vài chai loại bia mà cô đang tiếp thị là có thể ôm cô thoải mái. Hương có “bia lượng” khá cao, có thể “đánh gục bất cứ người đàn ông nào” ... </p> <p class="pBody">Trong vai những người khách từ phố Huế về chơi làng, chúng tôi tiếp t <table style="WIDTH: 240px; BORDER-COLLAPSE: collapse; HEIGHT: 265px" bordercolor="#4792d9" cellspacing="5" bordercolordark="#4792d9" cellpadding="3" width="240" align="right" bordercolorlight="#4792d9" border="2"> <tbody> <tr> <td> <table style="BORDER-COLLAPSE: collapse" bordercolor="#4792d9" height="100%" bordercolordark="#4792d9" cellpadding="4" width="100%" align="right" bordercolorlight="#4792d9" border="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" bgcolor="#e8f2fe" height="100%"> <p class="pBody">Ông Lê Nhữ Đác, chủ tịch UBND xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc), xã duy nhất còn lại ở vùng này không có quán “tiếp thịt”, nói: “Cách đây hai năm, khi bia Larue mới về và đem theo nhân viên tiếp thị, xã tôi có hai quán. Nhưng do địa phương quản lý chặt, thứ hai là dân ở đây đã có truyền thồng rất nề nếp nên họ không tồn tại được quá ba tháng”. Dân ở đây có ấn tượng “tiếp thị” như là mại dâm núp bóng bia rượu”.</p></td></tr></tbody></table></td></tr></tbody></table>ục vào quán Hoa Hậu (xã Vinh Mỹ) - một quán bia được chính các cô tiếp thị ở Vinh Hiền, Vinh Thanh giới thiệu là “có tiếp thị cỡ nặng ký” bậc nhất trong vùng. Trong bóng tối lờ nhờ của quán, ba cô tiếp thị, hai trẻ và một “U40” dẫn chúng tôi vào cái khoảng trống nằm giữa lùm cây trong sân, không quên đem theo một thùng Larue. Bia mở, cụng, uống và... tưng bừng, sôi nổi. Chỉ qua vài ly bia, các “nhân viên tiếp thị” đã chuyển chuyên môn của mình sang gái bia ôm. Cầm tay, bá cổ, hôn hít... Bia đổ tràn lênh láng xuống đất. Một két 20 chai Larue nhưng chúng tôi chỉ uống dăm ly, bia đã hết sạch. Chó sủa nhao, một đoàn khách khác đến, một em trong bàn cầm ly sang dẫn khách vào lùm cây bên cạnh.</p> <p class="pInterTitle">Khi nông dân ghiền “tiếp thịt”</p> <p class="pBody">Đó là thói quen của ông L. ở xã Vinh Hưng, Phú Lộc - một người nổi tiếng về chuyện say mê “tiếp thịt”. Người đàn ông trung niên này có vợ khá trẻ, con cái đề huề, gia cảnh khấm khá với nửa hecta tôm và mấy sào ruộng. L. chỉ mỗi tội mê cái món... gái tiếp thị từ thành phố về. Người ta thường gặp ông mỗi đêm ở các quán “tiếp thịt” nổi tiếng ở Vinh Thanh, Vinh Mỹ và có khi còn gặp cả ở Vinh Xuân, Phú Hải cách đó hơn 20km. Tôm trúng thì chơi theo kiểu trúng, mời bạn bè vui vẻ thoải mái. Tôm chết thì chạy quanh vay mượn. Ít tiền thì đi chơi một mình. Đến kỳ túng quẫn, ông vác lúa đi bán rẻ cho các quán xá trong làng để đi “tiếp thịt”. Những lần đầu vợ ông âm thầm mượn tiền đi chuộc lúa về; lâu dần cũng oải, đành buông trôi. Bà đã ngán ngẩm và “thả tay” trước bệnh “ghiền tiếp thịt” của ông chồng.</p> <p class="pBody"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=43654" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Các "nữ tiếp thị" đang ngồi chờ khách ở biên Vinh Hiền</td></tr></tbody></table>Còn ở làng Mỹ Lợi, người dân kháo nhau chuyện của ông C., tuổi đã “U50”, trong một lần cao hứng “đi (theo bạn) cho biết tiếp thịt là cái chi”. Tính tiền xong, ông “bo” lộn cho em tiếp thị đến 50.000 đồng. Việc đã muộn nhưng ông cứ nằng nặc đòi... thối lại 30.000 đồng (theo đúng giá sàn bo 20.000 đồng) nhưng không được. Quá tiếc rẻ bởi cả sào rau đi trong một thoáng nên ông cãi vã om sòm trong quán. Chuyện ầm lên cả xóm chợ, đến tai vợ ông và gia đình bắt đầu rạn nứt...</p> <p class="pBody">Nhưng chuyện “tiếp thịt” ở các làng quê này không chỉ dừng lại ở thanh niên, người già mà còn đang là mốt thời thượng của lứa tuổi mới lớn. Dân trong vùng ai cũng biết chuyện T. - một thanh niên người làng Cự Lại, xã Phú Hải - có tiền “đô” do thân nhân nước ngoài gửi về xây lăng ông bà. Đêm xuống, T. kéo bạn bè đi vui vẻ ở quán Gió Biển. Cuộc vui đổ vỡ khi T. ra về và phát hiện trong ví mất 1.000 USD. Hoảng quá, anh ta đến nằm vạ bắt đền quán, nếu không sẽ tự tử ở đó. Chủ quán liền soát các cô gái tiếp thị và phát hiện tiền nằm trong ngực áo của cô gái đã ngồi với T..</p> <p class="pBody">Công an huyện Phú Vang cũng đã về điều tra một thanh niên xã Phú Thuận bị gái tiếp thị móc túi 600 USD, cũng tại quán Gió Biển. Việc đáng sợ đối với dân làng là nạn “cao bồi” làng này đánh nhau, đâm chém nhau với “cao bồi” làng khác như cơm bữa khi giành gái tại các quán bia. Mà căng nhất là giữa thanh niên làng Kế Võ với làng Xuân Thiên Hạ (cùng xã Vinh Xuân). Dăm ba bữa lại có vụ đánh ghen của các bà vợ có chồng kết bồ với các cô gái tiếp thị. Đỉnh điểm là vụ “đội quân tóc dài” xã Vinh Thanh tập trung tại trụ sở xã “biểu tình” và kéo đến từng quán một trong làng điểm mặt, chửi rủa.</p> <p class="pInterTitle">Hãy cứu lấy làng!</p> <p class="pBody">Anh N.M., 45 tuổi, người làng Hà Úc, xã Vinh An, cho hay đàn ông ở vùng quê này đang xem chuyện “tiếp thịt” là điều bình thường. “Tui cũng hay đến nhậu ở đó, chẳng thấy có chi là hệ trọng cả. Thanh niên trong làng thường đãi nhau bằng một chầu... tiếp thịt”. Còn anh H.Đ., 42 tuổi, nuôi tôm ở xã Vinh Hưng, thì cho rằng: “Làm lụng đầu tắt mặt tối hoài cũng có lúc vui vẻ chớ!”. Thuần, một thợ nề 25 tuổi, người xã Phú Diên, đã có vợ con, thì khỏi phải bàn: “Ôi chao, chuyện đó có chi mà quan trọng hóa. Chỉ sợ không có tiền thôi”...</p> <p class="pBody">Cụ Nguyễn Hiền, 74 tuổi, người làng Kế Võ, không kìm nổi bức xúc: “Không hiểu sao chính quyền ở đây lại buông thả cho hoành hành như rứa, quá vô lý! Thanh niên làng tui bị phá hỏng cả cũng từ cái “tiếp thịt” mà ra. Làng xóm loạn lên. Đau đớn, xấu hổ lắm!”. Nhà thơ Nguyệt Đình, cũng ở làng Kế Võ, thì kêu cứu: “Dân làng nào cũng khao khát ánh sáng văn minh, nhưng không phải là thứ cặn bã ấy. Nó đang phá nát rường mối, chuẩn mực đạo đức làng xã đã được định hình, tích tụ từ lâu nay”.</p> <p class="pBody">Tệ nạn “tiếp thịt” như một cơn sóng ngầm đang tàn phá nề nếp tưởng chừng bền vững của các làng quê vùng biển Thừa Thiên - Huế, cuốn theo những người nông dân quanh năm suốt tháng chỉ biết làm đầu tắt mặt tối. Và một lớp trẻ đang lớn lên cũng theo chân cha anh lao đầu vào trò chơi đó. </p> <p class="pAuthor">THÁI LỘC - THIẾU GIA</p>