Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline BonghoaTruongsinh  
#1 Đã gửi : 08/10/2007 lúc 12:54:15(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS


 

* Phát biểu của Nhà báo Trần Doãn Tiến, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam mở đầu buổi giao lưu trực tuyến

Như chúng ta đã biết kể từ khi trường hợp nhiểm HIV được phát hiện vào năm 1981 đến nay, loài người đã và đang phải đối phó với một đại dịch nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Đó là HIV/AIDS. Tính đến cuối năm 2003 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố, đã có khoảng 46 triệu người nhiểm HIV/AIDS trên toàn cầu đang còn sống; 5,8 triệu người mớí nhiễm và  3,5 triệu người đã tử vong.

Còn ở nước ta, tính đến ngày 16/7/2007, Việt Nam đã phát hiện được 129.110 người nhiễm HIV (trong đó có 25.470 người đã chuyển sang AIDS,  hơn 14.000 người đã tử vong), tuy nhiên trên thực tế con số này còn cao hơn gấp nhiều lần.

Ý thức được mối đe doạ, tính nguy hiểm của căn bệnh thể kỷ này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phòng chống HIV/AIDS. Trong nhiều văn kiện của Đảng từ Đại hội VII đến Đại hội X, Đảng ta  luôn đề ra chủ trương tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS

Ngay sau khi ký vào bản Tuyên bố Cam kết về HIV/AIDS “Khủng hoảng toàn cầu - Hành động toàn cầu” năm 2001, ngày 17 tháng 3 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg  ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS khẳng định hệ thống quan điểm phòng, chống AIDS, mà trong đó việc khẳng định: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm…tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài…

Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 54/CT-TƯ về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Đảng ta chỉ rõ: phải “tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và của mọi người dân đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS”.

Tuy nhiên sau hơn 3 năm thực hiện Chiến lược và gần 2 năm thực hiện Chỉ thị 54, chúng ta nhận thấy bức tranh tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp. Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện vẫn tiếp tục tăng và đang có xu hướng “trẻ hoá”. Và đáng chú ý là HIV/AIDS đã phát triển rộng khắp tới tất cả các địa bàn trong cả nước, gây lo lắng cho từng gia đình và toàn xã hội. Sự phân biệt, kỳ thị với những người có HIV  chưa có dấu hiệu giảm, cũng đang là nỗi ám ảnh đối với những người có H.

Đẩy lùi và tiến tới ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này đang là vấn đề quan tâm của toàn Đảng và toàn dân. Tiếp tục phát huy lợi thế kênh giao tiếp điện tử của Đảng trên mạng internet, hôm nay, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Sau đây chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

Đến dự,  trực tiếp chủ trì và giao lưu trực tuyến với bạn đọc có các đồng chí :

- PGS. TS Đào Duy Quát – Phó Trưởng ban TGTW, Tổng Biên tập báo điện tử ĐCSVN

- GS. TSKH Phạm Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW

- Đ/c Nguyễn Văn Kính – Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)

Đến dự cuộc giao lưu trực tuyến còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các cục, vụ viện của Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo TW, Ban Quản lý Dự án 40232 cùng đông đảo các phóng viên báo chí ở TW và Hà Nội.

Đặc biệt, là sự hiện diện của một số bạn có HIV đang tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Xin trân trọng giới thiệu:

- Anh Phạm Ngọc Cương - Trưởng nhóm Vì Ngày mai tươi sáng tỉnh Quảng Ninh

- Chị Phạm Thị Huệ - Tình nguyện viên Liên Hợp Quốc, chuyên gia về GIPA, Trưởng nhóm Hoa Phượng Đỏ, TP Hải Phòng.

- Anh Phạm Quốc Hùng – Thành viên nhóm Vì ngày mai tươi sáng TP Hà Nội.

Chúng tôi tin tưởng rằng, sự tham gia giao lưu tích cực của độc giả và đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị về giải pháp phòng, chống HIV/AIDS của các nhà lãnh đạo, của các chuyên gia, của chính những người có H và  nhân dân trong buổi giao lưu trực tuyến hôm nay sẽ là những cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện các chủ trương chính sách phòng chống có hiệu quả HIV/AIDS. Xin cảm ơn các đồng chí đại biểu và các bạn./.

* Phát biểu khai mạc của PGS.TS Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban TGTW, Tổng Biên tập báo điện tử ĐCSVN

Thưa GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, anh Nguyễn Văn Kính và tất cả các bạn.

Trong Chỉ thị 52 và 54 của Trung ương Đảng có chỉ đạo công tác tăng cường đổi mới truyền thông và giáo dục nhằm thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS. Trong 17 năm qua, chúng ta đã tăng cường tuyên truyền giáo dục phòng chống HIV/AIDS . Chúng ta đã tích cực và thu được kết quả đáng khích lệ, làm giảm tốc độ gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng trong công tác giáo dục truyền thông còn nhiều nhược điểm, hạn chế, nhất là nhiều đối tượng quan trọng chưa được tuyên truyền, giáo dục.  Đến nay, chúng ta chưa tìm thấy vắc xin đặc hiệu, nhưng ở Việt Nam đã tìm được vắc xin đặc hiệu là công tác tư tưởng và công tác truyền thông giáo dục. Nếu chúng ta nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên tuyền cho mọi người dân, khắc phục tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử, làm tốt công tác giảm hại: chương trình bao cao su, bơm kim tiêm, sẽ chặn đứng và đẩy lùi AIDS. Một trong những công tác đổi mới truyền thông, chúng ta có khâu quan trọng là thông qua các loại hình báo chí: báo viết, báo hình, báo nói, chúng ta đã làm nhưng vẫn còn mang tính chất 1 chiều, tức là từ báo truyền đi. Lần nay, có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương, dùng hình thức mới là đối thoại trực tuyến để nghe những người liên quan bày tỏ thắc mắc, nguyện vọng, nhu cầu và người có trách nhiệm trả lời.

Báo điện tử Đảng Cộng sản là một trong những tờ báo đi đầu trong việc đối thoại trực tuyến. Chúng tôi thực hiện hình thức thông tin truyền thông bằng hình thức đối thoại trực tuyến thực hiện chủ trương của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Giám đốc dự án.

Sau 4 ngày phát động, chúng tôi đã nhận được khoảng 150 câu hỏi của nhiều đối tượng, của cán bộ, đảng viên, người có H và cả người nước ngoài.

Chúng tôi mong GS.TS Phạm Mạnh Hùng – chuyên gia hàng đầu trong đề xuất các chủ trương trong lãnh đạo phòng chống HIV/AIDS. Và tôi với tư cách là phục trách công tác tư tưởng, đồng chí Kính là  chuyên gia y tế trực tiếp đối thoại với nhân dân.  Chúng tôi mong sẽ nhận được những tâm tư , tình cảm, vướng mắc. Nếu những gì chưa trả lời được, chúng tôi sẽ trả lời lần sau. Tôi mong đây là buổi mở đầu cho công tác truyền thông. Tôi mong buổi đối thoại của chúng ta sẽ thành công.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Sau khi  được tạp chí Time bầu chọn là anh hùng châu Á, cuộc sống của bạn như thế nào, bạn đã làm gì cho cộng đồng để xứng đáng với danh hiệu đã được trao tặng?

Chị Phạm Thị Huệ: Từ khi được bình chọn là anh hùng châu Á, công việc của Huệ bận rộn hơn. Công việc của Huệ đã được nhiều người biết đến và nhiều người có HIV trên cả nước đã không ngần ngại gửi tâm sự đến Huệ. Có nhiều người gọi điện đến xin tư vấn nhiều hơn. Thậm chí có những cuộc gọi đến Huệ từ 1 đến 3 giờ sáng mong Huệ chia sẻ những tâm tư thầm kín với họ.  

Có điều, chính danh hiệu này đã thúc đẩy Huệ làm việc say mê hơn nữa. Mặc dù danh hiệu này không có giá trị về tiền bạc, nhưng đó là niềm vinh dự đối với bản thân Huệ, và Huệ cũng nghĩ là nó giành cho tất cả những người có HIV như Huệ đang hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.

Huệ đã cố gắng hết sức để giành hết thời gian của mình cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS và làm tốt các công việc hàng ngày mà mọi người đã tin tưởng và chia sẻ với Huệ.

-----

Bạn Vũ Trí (Hà Nội) ở địa chỉ Email: [email protected] hỏi: Đối với các bạn là người có HIV  thì điều gì bạn cho là quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất đối với các bạn? Hầu như ai cũng có mong muốn có một gia đình và có con cái, các bạn có mong muốn đó không? Với mong muốn đó các bạn có gặp khó khăn gì không?

Anh Phạm Ngọc Cương: Đối với người có HIV thì họ luôn mong muốn được sống hoà đồng với mọi người, thứ hai là được tiếp cận với những điều trị ARV cũng như điều trị nhiễm trùng cơ hội và được tôn trọng không bị kỳ thị, được làm việc và được công nhận. Các hoạt động của người có HIV như hoạt động về tuyên truyền, dự phòng lây nhiễm được cộng đồng thừa nhận, hoạt động chăm sóc và các hoạt động hỗ trợ khác. Những việc làm mà chúng tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là giúp những người cùng cảnh ngộ tìm lại được niềm tin trong cuộc sống, và giúp họ tiếp cận được các thuốc điều trị. Đối với những người có HIV như chúng tôi thì không phải là mình còn sống được bao nhiêu lâu mà quan trọng là mình sống như thế nào cho có ích.

Trong cuộc sống của chúng tôi thì gia đình đóng vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn động viên và chỗ dựa tinh thần tốt nhất trong những lúc khó khăn về sức khoẻ cũng như về tâm lý.

Nếu có thêm sự cảm thông từ phía cộng đồng thì người có HIV sẽ cảm thấy tự tin hơn, từ đó sẽ sống tích cực hơn và làm được nhiều việc có ích hơn. Chính sự cảm thông và niềm tin từ cộng đồng thì người có HIV sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tuyên truyền giảm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Với những người cùng cảnh thì qua chương trình này tôi muốn nhắn nhủ những người cùng cảnh hãy sống tự tin hơn và tự tin vào chính mình, các bạn còn làm được rất nhiều việc và có thể làm những việc mà nhiều người khác không thể làm được. Các bạn hãy hành động vì một ngày mai tươi sáng.

Ai cũng mong muốn có một gia đình có con cái và hạnh phúc, mặc dù điều đó rất giản đơn. Ai cũng muốn có một gia đình, nhưng nếu như mình sinh con ra mà khiến nó  mang bệnh thì bản thân mình cũng là người có tội vì mình không mang lại cho con mình một cuộc sống bình thường. Đây cũng là vấn đề đau xót nhất của những gia đình như chúng tôi.

Khó khăn của chúng tôi là rất nhiều, vì ngoài việc phải lo các vấn đề trong cuộc sống thường nhật như một người bình thường, thì chúng tôi còn phải lo về vấn đề điều trị, phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội và rất nhiều những khó khăn khác như tìm việc làm, làm nhà ở và thu nhập…

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tôi là người có HIV. Tôi đang xin điều trị các Chương trình miễn phí thuốc ARV. Nhưng tôi gặp một số khó khăn. Hiện nay có bao nhiêu người ở Việt Nam đang được điều trị theo chương trình này?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Thuốc ARV là một loại thuốc đặc hiệu, không phải là thuốc kháng sinh, mà ức chế sự tăng lên của virus HIV trong cơ thể. Do vậy khi sử dụng luôn bị virus này khống chế. Vì vậy chúng ta phải thận trọng khi lựa chọn thuốc đối với từng bệnh nhân

Đối với người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS thì phải sử dụng thuốc ARV suốt đời. Cần phải liên tục theo dõi cơ thể có hấp thụ được thuốc hay không, theo dõi phác đồ điều trị. Phải phối hợp 3 loại thuốc. Hiện nay thế giới có 27 thuốc. Tùy từng người mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Để đảm bảo chặt chẽ cho người nhiễm được điều trị đúng pháp luật và hiệu quả, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2051 yêu cầu các cơ sở điều trị tuân thủ quy trình để đảm bảo sử dụng thuốc ARV kéo dài cuộc sống cho các bạn.

Bằng chương trình hỗ trợ quốc tế, Việt Nam có 5 tỉnh, thành phố sử dụng chương trình thuốc ARV: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. Thuốc của Chương trình quốc gia, đặc biệt của Quỹ Clinton đã hỗ trợ cho nhiều trẻ em, đặc biệt có hơn 240 điểm và hơn 14000 người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc này.

Một trong những vấn đề quan trọng đáp ứng điều trị là cần phải có đủ thuốc. Hiện tại, chúng ta mới chỉ đạt được khoảng 30%. Chúng ta đang thiếu thuốc và cần có sự hỗ trợ lớn.

Thứ hai, chúng ta cần phải có cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị chữa trị. Phải có hệ thống gắn với quy trình mà Bộ Y tế ban hành, không chỉ là cấp phát thuốc mà liên quan tư vấn, cấp phát thuốc, tiếp nhận, khám, phân loại lâm sàng, có quyết định sử dụng ARV hay chưa. Hiện tại chúng ta đang thiếu rất nhiều, nên cần phải chuẩn bị cho tương lai. Ví dụ như các thiết bị như máy đếm tế bào CD4, hoặc các phương tiện khác như xét nghiệm cho trẻ em sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV. Chúng ta cần phải giúp cho người bệnh tiếp cận đầy đủ với thông tin và thuốc điều trị.

Chương trình hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS đã được phê duyệt. Từ nay đến 2010 sẽ có gần 70% tuyến huyện có thể tiếp cận Chương trình thuốc ARV. Điều đó đòi hỏi hỗ trợ, nỗ lực, kinh phí rất lớn.

Cần tăng cường sản xuất thuốc tại chỗ, trong nước. Hiện tại phần lớn thuốc là được nhập khẩu. Mới chí có 1/3 xí nghiệp sản xuất. Ta đang thiếu rất nhiều thuốc. Hơn nữa, khi sản xuất, ví dụ như cần tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ. Ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn bất cập. Bộ Y tế vừa qua đã trình Chính phủ phê chuẩn Chương trình sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Nhà nước sẽ tiếp tục cung cấp cho người dân khi không sản xuất được thuốc.

-----

Bạn  Hùng Linh (Bình Dương) [email protected] hỏi: Thưa  ông Phạm Mạnh Hùng, là người từng giữ trọng trách lâu năm ở Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo TW, ông có thể đánh giá đôi nét về quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nuớc đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS?

 GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Trước hết tôi xin bày tỏ sự hoan nghênh và hưng ứng đối với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc truyền thông trực tiếp và trao đổi trực tuyến như thế này. Đây là một dịp tốt để chúng ta tuyên truyền, sau đây xin trả lời câu hỏi của bạn Hùng Linh.

Thứ nhất, thành tựu đầu tiên là chúng ta đã có hành lang pháp lý rõ rệt trong việc phòng, chống HIV/AIDS và có được sự cam kết của lãnh đạo cũng như của nhân dân Việt Nam thông qua hệ thống văn bản pháp luật.

Năm 1995 chúng ta có Chỉ thị số 52 và pháp lệnh của Quốc hội cùng cùng các chỉ thị của Chính phủ cộng với 80 văn bản của các bộ, ban, ngành. Đến năm 2005 chúng ta có Chỉ thị số 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và đến 2006 chúng ta có Luật phòng, chống HIV/AIDS.

Trước đó năm 2004, đã có Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS và tầm nhìn 20020, có thể nói đây là hành lang pháp lý và chỗ dựa để chúng ta tiến hành công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thế giới coi đây là bài học và kinh nghiệm cho nhiều nước khác cùng tham khảo và tiến hành.

Thành tựu thứ 2, công tác truyền thông và giáo dục đã được tiến hành rộng khắp cả nước, đã thấy một sự thay đổi nhanh chóng của người dân về những vấn đề cơ bản liên quan đến HIV/AIDS.

 Ngày nay người có HIV/AIDS có thể sinh hoạt bình thường với cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội đã là hình ảnh ngày càng phổ biến.

Thành tựu thứ 3: Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thành tựu thứ 4: Bước đầu chúng ta đã có sự đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ của quốc tế đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Mỗi năm chúng ta dành 100 tỷ cho công tác này.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập cần khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, tuy đã có nâng cao về nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo cấp ủy của địa phương đã rõ nét hơn nhưng vẫn còn một số nhận thức chưa đúng. Họ còn xem việc phòng, chống HIV/AIDS  là việc riêng ngành y tế chưa thấy được là trách nhiệm chung của toàn xã hội và phối hợp liên ngành đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.

Chẳng hạn như An Giang là một tỉnh đông dân, 2 triệu dân, trong đó có khoảng 2000 hộ nghèo. Hàng năm An Giang giảm được 1% hộ nghèo tương đương với 600 hộ. Nhưng cũng thời gian đó lại có lại có thêm 1000 đến 1500 người nhiễm HIV/AIDS mới. Như vậy rõ ràng những gia đình có người nhiễm HIV/AIDS đó sẽ là những người nghèo. Vậy bao giờ An Giang thành công trong xóa đói giảm nghèo nếu không đặt vấn đề phòng, chống  HIV/AIDS với công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền.

Thứ hai, công tác tuyên truyền có nhiều tiến bộ, đã đổi mới nhiều về nội dung, hình thức, phương thức tiếp cận  nhưng vẫn cần thay đổi, chẳng hạn như trong các nhà trường phải có phương thức tiếp cận đến các em học sinh để các em có nhận thức tốt hơn.

Một điểm nữa, việc tổ chức có nhiều cố gắng, mạng lưới có nhiều tiến bộ nhưng chúng ta vẫn phải đẩy mạnh hơn nữa việc tập hợp những người nhiễm HIV/AIDS tham gia vào công việc này. Tôi nghĩ rằng họ cần 4 chữ “tự”: tự tin hơn, tự giác hơn, tự lập hơn và tự công khai danh tính hơn. Việc cổ vũ những người có HIV/AIDS tham gia vào công việc này là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần tập hợp các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức phi chính phủ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đường lối xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS của Đảng và Nnhà nước ta.Việc tiếp tục đầu tư sẽ tạo ra một nguồn lực đủ dùng và hiệu quả cho công tác này.

-----

 GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Thưa các bạn tôi đã từng cùng chị Huệ tham gia  Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Tại Hội đồng LHQ chúng ta đã có bài phát biểu về vấn đề phòng chống HIV/ÁIDS trong đó nhấn mạnh tới việc chống kỳ thị với người bị lây nhiễm. Bài phát biểu đó đã được hoan nghênh nhiệt liệt của nhiều nước.Tại cuộc giao lưu này, nhiều đại biểu của các nước đã bày tỏ thái độ đồng tình và mong muốn được học tập chúng ta.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Người có HIV nên tập hợp lại thành một tổ chức để chia sẻ cho nhau, anh có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Anh Phạm Ngọc Cương: Theo tôi, những người có HIV nên tập hợp lại với nhau thành một nhóm hoặc một tổ chức để tạo thành một mạng lưới rộng khắp,  từ đó có thể chia sẻ với nhau các thông tin liên quan đến HIV/AIDS và Luật phòng, chống HIV/AIDS để người trong nhóm hiểu về luật và hiểu về quyền và nghĩa vụ của người có HIV, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và những kiến thức chăm sóc bản thân, tiếp cận với các dịch vụ điều trị miễn phí. Hơn nữa, nhiều người có HIV hợp lại với nhau tạo thành tổ chức quy mô thì sẽ giúp đỡ nhiều người có HIV hơn. Thường những nhóm của người có HIV là những nhóm tự lực, chính vì vậy họ cần phải liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau. Chúng ta dù là người có HIV hay không thì cũng không thể làm gì nếu chỉ là cá nhân đơn lẻ, nếu có thì cũng chỉ là hạn chế. Chính vì thế cần phải có tổ chức và có sự liên kết giữa các nhóm lại với nhau.

-----

Một người có HIV ở Cao Bằng hỏi: Tôi đang được điều trị miến phí bằng ARV, nhưng tôi và các bạn của tôi đang lo lắng vì nghe nói, sau một thời gian nữa, khi dự án kết thúc thì sẽ không còn thuốc ARV miễn phí nữa. Người nghèo như chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua thuốc,  ông có ý kiến giải quyết vấn đề này không?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Trước hết, bạn không phải quá lo lắng về việc hết thuốc ở tỉnh này. Cao Bằng là tỉnh được Chương trình Quỹ Hỗ trợ toàn cầu tài trợ thuốc ARV. Sau khi dự án kết thúc, chúng ta đã ký tiếp Chương trình hỗ trợ thuốc ARV đến 2012. Vì vậy còn 5 năm nữa dự án mới kết thúc.

Hiện nay ở Cao Bằng có 3 cơ sở có phòng khám điều trị ngoại trú ví dụ như phòng khám ở thị xã Cao Bằng.

Để tránh tình trạng hết thuốc, Bộ Y tế cũng đang xây dựng đề án sản xuất thuốc trong nước trình Chính phủ phê duyệt. Khi dự án kết thúc thì chúng ta sẽ cố gắng sản xuất thuốc trong nước điều trị cho những người có H.

Một bạn ở địa chỉ [email protected] hỏi: Triệu chứng nhiễm HIV cấp diễn ra đồng thời hay lẻ tẻ, dấu hiệu nào để nhận biết nhiễm trùng cơ hội, các triệu chứng rõ ràng và chính xác nhất khi chuyển sang AIDS ?

Anh Phạm Quốc Hùng: Triệu chứng nhiễm HIV cấp diễn ra đồng thời hay lẻ tẻ, trước tiên, bạn phải tìm hiểu quá trình nhiễm của HIV/AIDS. Theo phân loại của  Bộ Y tế, các triệu chứng chia làm 4 giai đoạn: Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn nhiễm HIV/AIDS không triệu chứng, thường có nhiều biểu hiện khác nhau. Như vậy, các hội chứng diễn ra đồng thời, và có thể kéo dài một cách không liên tục. Các triệu chứng rõ ràng và chính xác nhất khi chuyển sang AIDS là có các bệnh nhiễm trùng cơ hội, và dựa trên các xét nghiệm lâm sàng như CD4<200, hoặc tổng lympho<1200, và kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, tiêu chảy kéo dài, nấm họng, nấm miệng, lao, các tổn thương ngoài da, sút trên 10% trọng lượng cơ thể...

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected]">[email protected] hỏi:

1. Theo các bạn thì hiện nay vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với ngưới có HIV trong xã hội như thế nào? Các bạn có góp ý gì cho công tác này không?

2. Các bạn đã từng vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để làm việc có ích cho xã hội và giúp đỡ cho nhiều người khác có cùng hoàn cảnh. Các bạn có mong muốn gì từ cộng đồng và nhà nước để công việc của các bạn được tốt hơn không?

Chị Phạm Thị Huệ: Bây giờ Việt Nam chúng ta đã rất may mắn vì đã có luật phòng chống HIV/AIDS đã được ra đời. Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể đã coi vấn đề HIV/AIDS là vấn đề của toàn xã hội. Chính vì vậy, công tác giáo dục truyền thông đã được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV.

Những công việc này đã thể hiện rất rõ rệt bằng chứng kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV đã giảm đi rất nhiều.

Trong công tác truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với có người có HIV, bản thân tôi cùng với rất nhiều người có HIV khác đã rất cố gắng để đưa tiếng nói vào trong quá trình sửa đổi bản dự thảo luật phòng chống HIV/AIDS cho phù hợp. Chúng tôi cũng đưa ra yys kiến về truyền thông thì nên truyền thông hai chiều và không mang tính chất hù dọa. Đặc biệt, hiện tại, tôi đang tham gia làm việc cho dự án khuyến khích sự tham gia của người sống với HIV/AIDS trong công tác phòng chống HIV (GIPA). Đây là một dự án do chính những người có HIV đang trực tiếp tham gia các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS. Điều đó chứng tỏ rằng sự kỳ thị phân biệt với người có HIV đã giảm đi rõ rệt.

 Về câu hỏi thứ 2 của bạn, tôi xin trả lời là: Thứ nhất chúng tôi cũng đã vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại để tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Chúng tôi chỉ mong cho cuộc sống của chúng tôi tốt đẹp hơn, mong cộng đồng nhìn nhận chúng tôi như những người bình thường khác. Bởi vì là người nhiễm HIV nhưng không hẳn chúng tôi là những người xấu.

Đối với nhà nước, chúng tôi rất mong Đảng và Chính phủ sẽ nhìn nhận vai trò mà chúng tôi đã tham gia và đóng góp cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Bản thân chúng tôi là những người có HIV khi tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, những lời động viên đã khích lệ cho chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, từ trước đến nay, tất cả những danh hiệu dành cho người có HIV mà chúng tôi nhận được vẫn chủ yếu là từ các tổ chức nước ngoài. Chúng tôi rất mong sau đây Đảng và Nhà nước có thể tổ chức các hoạt động và các hình thức khen thưởng cho những tấm gương người có HIV tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

Bạn Kitty Li ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tôi là bác sĩ thực tập nội trú người Canađa đang làm việc cho một trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản và cộng đồng ở Hà Nội. Hiện nay chúng tôi  đang thực hiện một dự án đề xuất tiếp cận các quyền để giúp người hành nghề mại dâm chống lại HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục (STI).

 Tôi xin hỏi: Quan điểm của Chính phủ đối với quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội và pháp luật của những người hành nghề mại dâm mặc dù cấm mại dâm? Để bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của họ khi mà việc chỉ áp dụng chính sách sử dụng bao cao su 100% (CUP) đưa ra hiện nay không đạt hiệu quả.

Xin chân thành cảm ơn!    

PGS.TS Đào Duy Quát: Có 2 loại vấn đề, thứ nhất, ở Việt Nam pháp luật cấm hành nghề mại dâm, thứ hai, với tư cách người công dân có bệnh, mọi công dân có bệnh đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhà nước và các cơ sở y tế khác.

Những người mại dâm dù bị nhiễm HIV, họ là công dân bị bệnh nên họ có đầy đủ tư cách pháp nhân tiếp cận các dịch vụ y tế. Những dịch vụ này sẽ đáp ứng ở nhu cầu khám chữa bệnh của họ, không có sự phân biệt đối xử.

Bạn đọc ở địa chỉ: [email protected] hỏi: Tôi được biết ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, nên tôi muốn hỏi ông là: làm việc cũng với người nhiễm HIV có an toàn không ? ông đã bao giờ làm việc cùng với người có HIV chưa, ông đã bao giờ ăn cơm cùng một mâm với người có HIV chưa... ông và các cộng sự của mình đã làm gì để  cuộc sống của những người có HIV tốt hơn?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Tôi từng làm Thứ trưởng Bộ Y tế 7 năm, nhiều năm tôi làm công tác phòng chống HIV và đã từng có nhiều năm làm việc, tiếp xúc với những người sống chung với HIV . Tôi vừa sinh hoạt với nhóm Vì ngày mai tươi sáng ở TP Bắc Ninh, tôi đã tham dự nhiều nhóm sinh hoạt của các bạn đó cùng họ ăn cơm, giao lưu, làm việc. Tôi đã đi công tác nhiều với người có HIV như chị Huệ, anh Đông. Tôi đã thăm trung tâm phòng chống HIV/AIDS ở phía Nam, các trung tâm nuôi dưỡng người có HIV giai đoạn cuối như trung tâm Tân Bình, Như Hoà. Tiếp xúc với họ, tôi lại càng có nghị lực làm tốt công tác phòng chống HIV/AIDS.

-----

Một bạn ở địa chỉ [email protected] hỏi: Cách đây 3 năm em đã từng có hành vi không an toàn về tình dục... Sau lần đó em không có can đảm đi làm xét nghiệm và nghĩ rằng nếu dính thì cũng đã dính rồi... Từ đó đến nay em không làm thêm bất cứ hành vi nào không an toàn nữa. Cách đây mấy tháng bên cơ quan em có đợt vận động hiến máu nhân đạo em đã lấy hết can đảm tham gia với suy nghĩ nếu bị dính thì sẽ nghĩ việc vì chắc chắn không ai cho làm việc nữa.... Kết quả là túi máu em hiến đã được Viện truyền máu và huyết học chấp nhận và phát cho em thẻ chứng nhận hiến máu.

 Em hỏi các anh chị là bên Viện truyền máu và huyết học có kiểm tra máu của những người tự nguyện cho máu như em không? Em có thể yên tâm không các anh chị ơi.

 Cám ơn các anh chị rất nhiều.

 Anh Phạm Quốc Hùng: Tôi hiểu suy nghĩ của bạn. Trước đây bạn đã có hành vi không an toàn, đã tạo cho bạn 1 sự lo lắng trong thời gian dài. Khi bạn đi hiến máu, két quả xét nghiệm máu của bạn được Viện truyền máu và huyết học chấp nhận, như vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Theo nguyên tắc xét nghiệm truyền máu, máu cần phải được xét nghiệm và kiểm tra có các bệnh lây truyền hay không. Tất cả đều theo một quy trình chặt chẽ của Bộ Y tế đề ra. Những túi máu không bị những bệnh lây truyền, tuyệt đối an toàn mới được chấp nhận.

-----

Bạn đọc Nguyễn Chung Tài, ở số 3 ngõ 472, Lạc Long Quân, Tây Hồ, email: [email protected] hỏi: Báo điện tử ĐCSVN đã làm gì để giúp đỡ những người có HIV/AIDS hoà nhập với cộng đồng? Có hỗ trợ gì với gia đình những người có người nhiễm HIV? Ngoài ra, tôi có thể tham gia vào buổi nói chuyên này qua trang web nào ngoài việc gửi email như thế này?

 PGS.TS Đào Duy Quát: Trong Chỉ thị  54 có một quan điểm chỉ đạo hết sức quan trọng là phải tăng cường và đổi mới công tác giáo dục truyền thông nhằm mục đích thay đổi hành vi, từ đó khắc phục kỳ thị, phân biệt đối xử và thực hiện bằng được “Quả đấm thép” là chương trình bao cao su, bơm kim tiêm và thay thế metadon.

Nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn mấy yếu kém:

Thứ nhất,  công tác giáo dục truyền thông chưa đến được với nhiều đối tượng quan trọng, trong đó có các cán bộ chủ chốt các cấp chưa nhận thức được đầy đủ công tác phòng, chống HIV/AIDS, chưa thấy được trách nhiệm, tình cảm của mình để thực hiện tốt công tác này.

Yếu kém thứ hai, là công tác truyền thông giáo dục chưa đến được với những đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, lái xe đường dài, người tiêm chích, chúng ta càng ít có dịp tiếp xúc với họ.

Đối tượng thứ 3 là người có HIV, giáo dục truyền thông chưa đến được với họ.

Thứ ba, đó là nội dung, biện pháp như tuyên truyền của chúng ta còn mang tính hù doạ, điều này chỉ đẩy thêm sợ hãi và tăng thêm sự kỳ thị và tỷ lệ nhiễm bệnh.

Lần này, chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông tập trung.

Một là, hướng tới các đối tượng chủ chốt như: lãnh đạo, quản lý,.. thí dụ,Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các bộ, ngành…, thậm chí có thể còn phải thay đổi các Luật như sửa đổi Luật Y tế, Luật Giáo dục, Luật Lao động … để phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Hai là, giáo dục truyền thông hướng tới đối tượng có nguy cơ cao, như gái mại dâm, đối tượng tiêm chích, lái xe đường  dài, cán bộ công nhân ở các công trường xây dựng, lao động ngoại tỉnh đến các thành phố.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông đến những người nhiễm HIV/AIDS. Vừa qua, chính những người có HIV đã nghĩ ra thành lập các câu lạc bộ như Hoa sữa, Ánh sáng, Niềm tin... Chúng ta cần bám sát các hoạt động của các câu lạc bộ này.

Đổi mới nội dung: biên soạn, viết và nói thế nào để các đối tượng này thay đổi được nhận thức để có thể thay đổi hành vi. Nhiều cán bộ của chúng ta đã nhận thức được nhưng vẫn sợ những người có HIV. 

Cuối cùng, chúng ta cần chú ý thay đổi hình thức thông tin tuyên truyền, Hôm nay Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam dùng hình thức đối thoại trực tuyến nhằm công tác tuyên truyền có thể đến được mọi đối tượng, thông tin hai chiều. Tôi tin là hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn.

 Ý thứ hai bạn Tài có hỏi về phạm vi trách nhiệm của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Với trách nhiệm của một tờ báo là cơ quan ngôn luận của TƯ Đảng, Báo sẽ tuyên truyền, hướng dẫn các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với chức năng là diễn đàn của nhân dân, chúng tôi cố gắng bám sát thực tiễn phòng ,chống HIV/AIDS đối với người có nguy cơ cao để có thể tuyên truyền kịp thời. Chúng tôi cố gắng sẽ đưa các yêu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân đến các cấp lãnh đạo, có thẩm quyền.

Chúng tôi sẽ thường xuyên tổ chức giao lưu trực tuyến, đường dây nóng để tiếp nhận tâm tư nguyện vọng, cần sự tư vấn về vấn đề này. Chúng tôi sẽ liên hệ với các chuyên gia trả lời cho các bạn,. Trong khả năng chúng tôi, chúng tôi cố gắng làm tốt nhất công tác phòng, chống HIV/AIDS.

 Trong buổi trực tuyến này chúng tôi đang trả lời trực tiếp các bạn qua email của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam như bạn đang sử dung, sau buổi đối thoại này các bạn hãy truy cập vào website Bộ Y tế, Cục phòng chống AIDS và email của các cơ quan có trách nhiệm khác

-----

Một bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Theo phản ánh của người có HIV, hiện vẫn còn hiện tượng bác sỹ kê đơn “rởm” – kê đơn 1, 2 loại thuốc, kê đơn thuốc bậc 2 khi bệnh nhân chưa điều trị thuốc bậc 1, hoặc cho điều trị ARV khi CD4 còn cao. Bộ Y tế có biết hiện tượng này không? Bộ Y tế sẽ làm gì để ngăn chặn hiện tượng này?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Hiện nay dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS chưa được mở rộng khắp trên phạm vi toàn quốc mặc dù hệ thống đã được hình thành nhưng cũng chỉ mới thiết lập được 240 điểm điều trị ngoại trú. Do vậy ở rất nhiều địa phương vẫn chưa có dịch vụ điều trị ARV. Trong khi đó nhu cầu điều trị ARV là rất lớn. Vì khó hoặc chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế sẵn có ở tỉnh, một số bệnh nhân HIV/AIDS đã tự đến các bác sĩ để xin được điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bằng ARV cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế. Tại Khoản 3, điều 15, Nghị định 108 của Chính phủ về việc kê đơn, điều trị ARV quy định rằng, chỉ có những thày thuốc được tập huấn về điều trị ARV mới được kê đơn để điều trị và khi đã kê đơn cho bệnh nhân thì phải theo dõi bệnh nhân suốt đời. Chính những khó khăn đó, cho nên nhiều bác sĩ hiện nay chưa được tập huấn về điều trị bằng ARV mà chỉ kê đơn với tinh thần mình là người thày thuốc, nên mới có hiện tượng như bạn nói.

Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất bạn nên đến cơ sở phòng khám ngoại trú ở tỉnh hoặc ở huyện của bạn để đăng ký vào chương trình điều trị lâu dài và có hiệu quả.

Bạn Lê Thị Ngọc Hân ở địa chỉ [email protected] hỏi: Hiện nay, nhà nước ta một số chính sách hỗ trợ cho trẻ nhiễm HIV, trẻ mồ côi, gia đình nuôi thay thế... Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách này rất tốt ở một vài địa phương, nhưng lại không tốt ở những địa phương khác. Các gia đình (ví dụ như những gia đình có người có H) có khi không biết được là có chính sách hỗ trợ cho mình. Làm thế nào để việc thực hiện các chính sách này được tốt đều ở mỗi địa phương và đối tượng thụ hưởng của các chính sách này được thông tin kịp thời và đầy đủ?

Ông Nguyễn Văn Kính: Trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ rằng trước hết cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục giúp mọi người hiểu biết chính xác về dịch HIV/AIDS, nhất là về các đường lây và đường không lây để có thể giúp đỡ và hỗ trợ những em nhiễm HIV hoặc bị mồ côi do HIV.
Thứ hai, chúng ta cần cố gắng đưa Luật phòng chống HIV/AIDS vào cuộc sống vì các quy định của các điều luật này rất rõ đối với các hoạt động chăm sóc các trẻ em nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Tại Điều 41 và Điều 16 đến 18 trong Nghị định 108/2007/CP-NĐ.
Thứ ba, chúng ta tăng cường phối hợp liên ngành để thực hiện việc chăm sóc, hỗ trợ cho những trẻ em có hoàn cảnh như bạn nêu.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Hiện nay tổng kinh phí đầu tư cho tiếp cận điều trị cho người có HIV ở Việt Nam là bao nhiêu? Trong đó bao nhiêu phần trăm cho điều trị ARV, bao nhiêu % cho điều trị nhiễm trùng cơ hội và bao nhiêu cho các dịch vụ y tế khác cho NCH? Nguồn tiền này được cơ cấu và phân bổ như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Hiện nay mỗi năm Chính phủ cấp cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS khoảng 100 tỉ VND. Trong đó, 30-35% số ngân sách này được chi cho công tác điều trị. Tuy nhiên, giá thành điều trị hiện nay còn rất cao, nhất là đối với những người nhiễm HIV/AIDS cần được điều trị thuốc ARV bậc 2. Để bù vào những phần còn thiếu hụt, Bộ Y tế đã tăng cường kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Đến nay đã có Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, HIV/AIDS và Sốt rét, Chương trình PEPFAR, Quỹ Clinton đã hỗ trợ cho công tác điều trị. Tuy nhiên, với mọi nguồn thuốc hiện nay mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu điều trị bằng ARV.

-----

Một bạn đọc giấu tên hỏi: Thưa ông, vấn đề người đồng tính hiện được coi như một hiện tượng xã hội, đây là một khuynh hướng, một lối sống chưa không đơn thuần là do lệch chuẩn về mặt sinh học. Vậy với cương vị của ông, ông nhìn nhận về người đồng tính như thế nào? Theo ông, phòng chống HIV/AIDS trong quan hệ tình dục đồng giới nam phải như thế nào?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Quan hệ tình dục đồng giới đã trở thành vấn đề thực tế với nước ta. Đối với các nước nó đã có từ lâu như ở Nam Mỹ đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự lây nhiễm HIV/AIDS. Ở nước ta cũng đã xuất hiện quan hệ tình dục đồng giới nam. Thời gian gần đây, số lượng những người đồng giới tăng nhanh chóng: ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20 nghìn, ở Hà Nội có khoảng gần 10 nghìn và thánh phố khác đều có…

Phải khẳng định vấn đề quan hệ tình dục đòng giới nam là một thực tế, quan niệm như thế nào trong khoa học nói chung và y học nói riêng cần phải tiếp tục được nghiên cứu về đặc thù, đòi hỏi tình dục, khả năng tình dục của đối tượng này về sinh học…nhưng trước mắt nó đặt ra vấn đề giải quyết như thé nào với cách quan hệ tình dục trong đồngi giới nam vì rất dễ lây nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy ta phải bảo vệ họ trước đại dịch này bằng cách giới thiệu các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS cho những người này.

Chúng ta không thể phủ nhận thực tế và cũng không thể coi nhẹ vì theo kinh nghiệm trong xã hội Nam Mỹ, quan hệ tình dục đồng giới nam là một trong những nguyênnhân chủ yếu…. Cho nên việc giới thiệu các giải pháp đối với nhóm đối tượng này là hết sức cần thiết.

-----

Bạn đọc [email protected] hỏi: Tôi là người làm công tác nghệ thuật, phải đi nhiều và tiếp xúc với nhiều người, vậy tôi có bị liệt vào nhóm có nguy cao không?

Anh Phạm Ngọc Cương: Không có nhóm nguy cơ cao hay nguy cơ thấp mà chỉ có những hành vi không an toàn. Ví dụ như quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su hay với những người tiêm trích ma túy mà không qua tiệt trùng, hoặc nhiều người sử dụng chung những vật sắc nhọn xuyên trích qua da. Vì vậy nguy cơ cao hay nguy cơ thấp là do chính các hành vi mà chúng ta có thể tự chủ được.

-----

Một bạn đọc giấu tên ở Hải Dương điện thoại hỏi: Chương trình điều trị ARV ở Việt Nam được tổ chức như thế nào? Nguồn thuốc lấy ở đâu ra? Những khó khăn và thuận lợi của chương trình?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Để tăng cường hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thiết lập hệ thống chăm sóc, điều trị từ Trung ương đến địa phương. Tại cấp Trung ương, 3 trung tâm điều trị đã thực hiện công tác này từ năm 1993. Đến năm 2005, dịch vụ chăm sóc, điều trị, đặc biệt là điều trị bằng ARV đã được triển khai đến tuyến tỉnh. Với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu, 20 tỉnh, thành phố có tỉ lệ nhiễm HIV cao đã thiết lập hệ thống phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS đến tuyến huyện.

Nguồn thuốc ARV hiện nay được cung cấp bởi Chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, Quỹ toàn cầu, PEPFAR và Quỹ Clinton. Trong công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS hiện nay còn gặp nhiều bất cập.

Thứ nhất, chúng ta thiếu các cơ sở vật chất, ví dụ các phòng khám ngoại trú.

Thứ hai, chúng ta thiếu trang thiết bị và thuốc, nhất là thuốc ARV. Thuốc này mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu.

Thứ ba, phần lớn những thày thuốc hiện nay chưa được tập  huấn về sử dụng ARV.

Thứ tư, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS cũng chưa có đủ thông tin về các điểm cung cấp dịch vụ và sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử nên không lộ diện công khai để tiếp cận với các dịch vụ sẵn có.

Sau cùng, là những người nhiễm HIV hiện nay chưa có điều kiện để tiếp cận với chương trình điều trị.

Bạn ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tư vấn về HIV/AIDS là gì? Nhiệm vụ của người làm công tác tư vấn về HIV/AIDS như thế nào, họ sẽ làm gì? Là một người có HIV, chị đã phải tư vấn cho những trường hợp như thế nào, chị có thể kể cho chúng tôi một vài câu chuyện mình đã gặp?

Chị Phạm Thị Huệ: Tư vấn về HIV/AIDS là người có kinh nghiệm và kiến thức về HIV/AIDS sẽ chia sẻ lại với những người còn thiếu về kiến thức HIV/AIDS, giúp cho những người này hiểu được HIV/AIDS là gì và những đường lây nhiễm để phòng tránh cho bản thân họ, cho gia đình và cho cộng đồng; giúp người có HIV có kiến thức để chăm sóc bản thân, chia sẻ động viên giúp người có HIV sống tự tin hơn và có thể tham gia vào hoạt động xã hội; đồng thời cũng phải là người biết đồng cảm với những người có HIV.

Thực ra những trường hợp tư vấn rất đa dạng, có cả những trường hợp đã nhiễm HIV/AIDS, và có những trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS và đang trong tình trạng rất sốc. Những trường hợp người có HIV bị kỳ thị phân biệt đối xử và những trường hợp muốn biết thông tin về điều trị, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc sau khi họ đã bị nhiễm HIV. Có những người là thân nhân của người có HIV muốn biết thông tin để chăm sóc cho người có HIV tại gia đình, tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong gia đình….

Tôi đã tham gia chăm sóc và hỗ trợ cho rất nhiều người có HIV tại cộng đồng, nhưng có hai trường hợp mà tôi rất nhớ. Đó là trường hợp của anh NVH, phường Hạ Lý, khi anh chuyển sang giai đoạn AIDS phải nằm một chỗ thì gia đình anh đã sợ không dám cho anh ăn cơm cùng mâm. Cứ đến bữa cả nhà ăn cơm xong thì mới mang cơm vào cho anh ăn sau. Anh đã rất tủi thân và tuyệt vọng. Biết tin đó, bản thân tôi và các thành viên trong nhóm Hoa phượng đỏ (Hải Phòng) đã đến chăm sóc động viên và tư vấn cho anh và gia đình về HIV/AIDS. Thấy chúng tôi đến chăm sóc, gia đình anh đã thay đổi cách nhìn về người có HIV. Lúc này gia đình anh đã không còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với anh như trước nữa.

Trường hợp thứ 2 là chị Nguyễn Thị Giới. Khi chị đến giai đoạn cuối thì gia đình nhà chồng xua đuổi, không muốn chăm sóc. Chúng tôi đã đứng lên chăm sóc và quyên góp kinh phí giúp chị điều trị. Từ một người không còn sự sống, nay chị đã khỏe mạnh và trực tiếp nuôi con. Đặc biệt, chị đã tự nguyện tham gia vào các hoạt động của nhóm để tiếp tục đi chăm sóc người có HIV.

Tôi muốn nhấn mạnh những người có HIV mà được gia đình hỗ trợ về mặt tinh thần thì họ có thể tiếp tục sống khỏe mạnh hơn.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Hiện nay theo phản ánh của những người có HIV, lượng bệnh nhân được điều trị ARV chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm, còn rất nhiều tỉnh, thành phố khác, trong đó có những nơi có nhiều người nhiễm như Vũng Tàu và Sơn La thì số người được điều trị là rất ít. Tại sao lại có tình hình này? Chương trình Quốc gia có dự kiến gì trong tương lai để giải quyết vấn đề này?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Trước hết, tình hình nhiễm HIV/AIDS ở các tỉnh, thành phố rất khác nhau. Hiện nay mới chỉ khoảng 20 tỉnh, thành báo cáo phát hiện được t 2000 đến 10.000 người nhiễm trên địa bàn. Do vậy, những tỉnh, thành này đã thu hút được sự đầu tư của các dự án. Trong đó có việc cung cấp ARV. Còn các tỉnh, thành phố khác, thì các thuốc ARV và các dịch vụ chăm sóc, điều trị vẫn dựa trên hệ thống y tế sẵn có và nhận thuốc từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS. Vì vậy, số bệnh nhân tiếp cận với dịch vụ điều trị ARV ở các tỉnh, thành này còn thấp. Để tăng cường đáp ứng nhu cầu chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV/AIDS, Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế Việt Nam đang tổ chức triển khai các chương trình hành động thuộc Chiến lược quốc gia phòng chống AIDS đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020, trong đó có Chương trình chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu của kế hoạch chăm sóc, điều trị đến 2010 sẽ đáp ứng điều trị cho 70% số bệnh nhân HIV/AIDS.

Bạn Phạm Tuấn (Hải Dương) hỏi: Thưa ông Hùng, tôi đi công tác tỉnh xa, vào nhà nghỉ không thấy có bao cao su trong phòng nghỉ, hỏi lễ tân sao không để bao cao su trong phòng nghỉ cho khách dùng. Lễ tân trả lời là nếu để vậy sợ Công an nghi là tiếp tay cho mại dâm. Theo ông, trả lời như vậy đã đúng chưa, tại sao có chuyện khôi hài như vậy được?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Câu hỏi của bạn là một thực tế xảy ra ở một số dịa phương, và câu trả lời của bạn phụ trách lễ tân cũng phù hợp với tình hình thực tế đó. Ở địa phương  bạn đến, các biện pháp giảm tác hại chưa được tiến hành vì vậy, trong khách sạn, nhà nghỉ người ta không dám cung cấp bao cao su một cách tự do. Theo tôi, tình hình này phải được thay đổi theo đúng Luật của Quốc hội đã ban hành năm 2006 về phòng chống HIV/AIDS.

Hiện nay, rất nhiều địa phương đã tiến hành các biên pháp giảm tác hại trong đó có việc phân phát bao cao su đặc biệt là ở những nơi vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng… Vì thế, địa phương mà bạn đã đến chưa thực hiện các biện pháp này là một thiếu sót.

-----

Bạn Nguyễn Vi, Email [email protected] hỏi: Tiếp cận các chính sách hỗ trợ người có HIV thường xuyên được yêu cầu phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng nhiễm HIV/AIDS. Điều này thường xuyên ngăn cản người có HIV tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ vì họ không muốn cho người khác biết tình trạng nhiễm của mình do lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Theo ông, có giải pháp nào cho vấn đề này không?

 PGS.TS Đào Duy Quát: Quy định này là cần thiết, vì cơ quan y tế phải cung cấp các dịch vụ y tế đúng đối tượng cần được cung cấp. Hai là họ cũng đã có quy định giữ bí mật giữ danh tính cho người đến dịch vụ y tế này. Điều thứ 3 là hiện nay trong công tác tư tưởng, chúng ta cần phải làm tốt cả 2 khâu một là: giáo dục tuyên truyền để khắc phục tình trạng phân biệt đối xử. Hai là: Giáo dục tuyên truyền để người có HIV tự giác, tự tin, tự khai báo danh tính, thể hiện trách nhiệm của mình đối với người thân, gia đình, xã hội, và chủ động liên hệ với cơ quan nhà nước trong phòng chống HIV/AIDS.

-----

Bạn đọc [email protected] hỏi: Là phụ nữ, đi chăm sóc và tư vấn cho người có HIV, chị có ngại không, có thấy có gì khó xử không ?

Chị Phạm Thị Huệ: Khi bắt đầu tham gia chăm sóc và hỗ trợ những người có HIV khác, Huệ đã không ngần ngại bất cứ công việc gì, kể cả những việc đi khâm liệm những người có HIV khi họ qua đời mặc dù công việc này Huệ chưa bao giờ làm. Một điều nữa, Huệ không làm việc này một mình mà Huệ còn làm việc với rất nhiều anh chị người nhiễm HIV khác cũng cùng tham gia vào hoạt động này nên không thấy có gì khó xử.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tại sao pháp luật lại qui định thông tin, giáo dục, truyền thông là biện pháp chủ yếu để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Trước hết các bạn cần hiểu HIV/AIDS  tuy là một bệnh nhưng khác với những bệnh nguy hiểm khác về đường lây nhiễm, ví dụ bệnh SARS là rất nguy hiểm, nhưng đường lây qua hô hấp, còn HIV/AIDS  lại lây qua những con đường tinh dục không an toàn, hoặc do vấn đề tiêm chích heroin, những đường lây này liên quan đến cách sinh hoạt của con người và thú vui của con người, khó có thể ngăn cấm được hoàn toàn. Vì vậy, không thể đơn thuần phòng, chống HIV/AIDS  bằng cách cô lập những người đã nhiễm với những người chưa nhiễm, như là trong SARS mà phải tiến hành các giải pháp gióa dục để cả những người nhiễm và chưa nhiễm nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh này, các con đường dẫn đến lây nhiễm và cách đề phòng viêc lây nhiễm… Khi người ta nhận thức được, họ sẽ thay đổi hành vi như là sử dụng bao cao su trong quan hệ tinh dục hoặc sử dụng bơm kim tiêm sạch trong tiêm chích… Chính bằng cách này, mới có thể làm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS .

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected]">[email protected] hỏi: Hai người cùng bị nhiễm HIV, khi quan hệ tình dục có cần thiết dùng bao cao su?

Anh Phạm Ngọc Cương: Hai người cùng nhiễm HIV mà quan hệ tình dục vẫn nên sử dụng bao cao su để tránh bội nhiễm các chủng virus khác khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn; đồng thời cũng để tránh các bệnh liên quan đến bệnh tình dục và tránh được viêm gan B.

-----

Bạn đọc [email protected]">[email protected] (Đắc Nông) hỏi: Làm thế nào để biết được triệu chứng của HIV mà không càn thử máu? Bị nhiễm HIV 2 năm thường có những biểu hiện lâm sàng gì?

Chị Phạm Thị Huệ: Cần phải khẳng định rất rõ ràng không thể xác định ai đó bị nhiễm HIV/AIDS chỉ qua các biểu hiện bên ngoài. Chỉ có cách duy nhất là phải đi xét nghiệm máu thì mới biết ai có bị nhiễm HIV/AIDS hay không.

-----

Một công chức dấu tên hỏi: Tôi có quan hệ ngoài hôn nhân với một phụ nữ, nhưng tôi biết người này cũng có quan hệ với một số người khác. Vậy theo ông, tôi có nên nói chuyện về phòng ngừa lây nhiễm HIV với bạn tình của mình không, nếu có, tôi phải bắt đầu câu chuyện như thế nào?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Xin cám ơn câu hỏi của bạn trường hợp mà bạn hỏi bản thân tôi lại không gặp vì thế chắc tôi không có nhiều kinh nghiệm (cười). Nhưng tôi có thể suy luận rằng, khi bạn đã có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với một số người, và đối tác của bạn cũng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với một số người mà các bạn đã thực sự thông cảm với nhau thì các bạn hoàn toàn có thể thổ lộ tâm tình về mọi chuyện trong đó có cả việc phòng chống lây nhiễm H để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả đối tác của bạn. Bởi thế, tôi tin chắc bạn có thể bắt đầu câu chuyện với đối tác của bạn để bảo vệ sức khỏe, tính mạng mình và đối tác.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tôi muốn được cung cấp tên những cửa hàng bán đúng giá thuốc điều trị, nguồn thuốc, giá tiền. Để tránh cảnh bị cắt cổ khi đi mua thuốc? 

Anh Phạm Quốc Hùng: Trước tiên, bạn có thể cho biết bạn ở thành phố nào, nếu không ngại, bạn có thể liên hệ với các nhóm tự lực tại địa phương mình. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ với nhóm tự lực ở 113 Đặng Dung. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng, số 14, phố Bồ Đề, Quận Long Biên, hoặc bạn có thể tới trực tiếp các cửa hiệu trong thành phố như hiệu thuộc 264 Lê Thanh Nghị. Nếu bạn ngại lộ diện, bạn có thể tự tìm hiểu thêm trên internet, như trang HIV.com.vn.

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?

Anh Phạm Ngọc Cương: Ngoài giai đoạn của AIDS thì nguy cơ lây nhiễm ở giai đoạn cửa sổ là rất cao vì lúc này cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể chống lại virus và hàng ngày virus vẫn đang  sản sinh ra theo cấp số nhân, mặc dù lúc này xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

-----

Bạn Nhi Nguyen [email protected] hỏi: Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia về Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) giai đoạn 2006-2010 là "90% bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau sinh". Nói cách khác là chúng ta chấp nhận tỷ lệ mất dấu các bà mẹ sau khi rời bệnh viện phụ sản là khoảng 10%. Tuy nhiên, theo thống kê của một dự án PLTMC do UNICEF tài trợ tại một quận ở TP.HCM thì tỷ lệ mất dấu từ năm 2005-2007 là từ 50-70%. Tỷ lệ mất dấu càng cao tức là càng có nhiều bà mẹ và con của họ không được nhận hỗ trợ từ chương trình PLTMC của nhà nước và của các tổ chức khác. Xin hỏi là: làm thế nào để tăng cường sự phối kết hợp giữa các ban, ngành trong Chương trình PLTMC để hạn chế việc các bà mẹ bị mất dấu/mất hỗ trợ?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Để tăng cường sự phối, kết hợp giữa các ban, ngành trong Chương trình PLTMC, Bộ Y tế đã phê duyệt Chương trình hành động bao gồm 4 nội dung căn bản.

Thứ nhất, là dự phòng ban đầu cho tất cả các thanh niên nam, nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm tự nguyện và truyền thông chuyển đổi hành vi.

Thứ hai, là ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Thứ ba, là thực hiện các dịch vụ y tế, dự phòng lây truyền mẹ-con, bao gồm việc thực hiện các thủ thuật trong sản khoa cũng như sử dụng thuốc ARV cho sản phụ bị nhiễm HIV.

Cuối cùng là chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho mẹ và con sau đẻ.
Trong 4 nội dung trên, hoạt động của các ban, ngành tham gia vào nội dung 1 và nội dung 4 là rất quan trọng.

-----

Một bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Tôi là một đồng đẳng viên ở địa phương, tôi đi phát bơm kim tiêm sạch cho người sử dụng ma tuý để tránh lây truyền HIV nhưng bị công an giữ, vì làm như vậy tiếp tay cho sử dụng ma tuý. Tôi được biết Luật AIDS có nhắc đến việc sử dụng các biện pháp giảm hại, vậy nếu giảm hại mà không phát bơm kim tiêm sạch sẽ làm thế nào?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Việc bạn đi phát bơm kim tiêm sạch cho người sử dụng cho người sử dụng ma túy nhưng bị công an ngăn cản là thực tế ở một số địa phương, sở dĩ là do các nhà lãnh đạo của địa phương chưa nắm được việc giảm tác hại và chưa tạo được sự đồng thuận cao trong tiến hành giảm tác hại tại địa phương

Ở nước ta, một số địa phương đã làm tốt công việc này như tỉnh Lạng Sơn, ở đây, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND đã chỉ đạo các Ban ngành tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp giảm tác hại trong đó có việc phân phát bơm kim tiêm sạch và đem lại hiệu quả cao về phương diện phòng chống lây nhiễm H.

Hiện, Bộ Y tế cũng đang triển khai xây dựng chương trình giảm tác hại ở các quốc gia và tuần tới, Bộ sẽ tổ chức một Hội nghị quốc gia về giảm tác hại. Hi vọng, sau Hội nghị, việc thực hiện các biện pháp giảm tác hại sẽ được phát triển và sử dụng rộng rãi trong toàn quốc.

Luật phòng chống HIV/AIDS do Quốc hội ban hành năm 2006 nêu rõ được phép tiến hành các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống HIV/AIDS.

-----

Bạn Phạm Thanh Trầm (Hà Nội) Email: [email protected]">[email protected] hỏi: Tôi nghe nói hiện nay tại Việt Nam đã có kỹ thuật lọc rửa tinh trùng giúp cho những người đàn ông bị nhiễm HIV/AIDS vẫn có con bình thường?

Chị Phạm Thị Huệ: Hiện tại ở các bệnh viện như Bệnh viện phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã có thể sàng lọc rửa tinh trùng cho đàn ông bị nhiễm HIV/AIDS có thể có con.

Nhưng theo luật pháp hiện hành của Việt Nam thì điều này không được phép. Trong Luật phòng chống HIV/AIDS có quy định nghiêm cấm NCH thì không được cho máu và dịch của mình cho người khác.

Đây chính là rào cản đối với những cặp vợ chồng mà chồng bị nhiễm HIV mà vợ không bị muốn có con thì sẽ không thực hiện được.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Có nên tập trung người nhiễm HIV lại thành một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)?

Anh Phạm Ngọc Cương: Không cần thiết và cũng không thể tập trung những người nhiễm HIV lại được, vì số người nhiễm thực tế cao hơn rất nhiều so với số thống kê. Cần nhất là phải làm công tác tuyên truyền đả thông tư tưởng, thay đổi nhận thức của người bị nhiễm cũng như nhận thức của cộng đồng để phòng, chống lây lan HIV. Theo Luật phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV vẫn được sống chung với gia đình và cộng đồng, bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ như những công dân bình thường khác. Còn những thành phần cố ý lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ bị luật pháp nghiêm trị.

-----

Bạn đọc ở email: [email protected] hỏi: Hai người nhiễm HIV/AIDS có cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Chị Phạm Thị Huệ: Có, vì khi hai người đã bị nhiễm HIV/AIDS thì càng cần phải giữ gìn sức khỏe cho nhau. Không chỉ có một căn bệnh HIV lây truyền qua đường tình dục mà còn có rất nhiều bệnh khác lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, viêm gan B, C, lao ….

Cơ thể con người phải chống đỡ với một căn bệnh đã là rất khó khăn. Nếu như chúng ta quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thì chúng ta sẽ bị bội nhiễm thêm các căn bệnh khác, và cơ thể chúng ta sẽ không chống đỡ nổi.

Còn một lý do nữa là HIV có rất nhiều chủng loại. Có chủng loại HIV sống được rất lâu năm mà không chuyển sang giai đoạn AIDS. Nhưng cũng có chủng loại chỉ sống được vài tháng đã chuyển sang giai đoạn AIDS, điều đó sớm dẫn tới tử vong. Nếu may mắn chúng ta đang nhiễm chủng loại HIV dài ngày và chúng ta không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chúng ta có thể bội nhiễm chủng loại HIV ngắn ngày, và điều đó sớm dẫn tới tử vong.

Lý do thứ ba cần phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là để tránh mang thai.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ giup_minh_voi hỏi: Tôi nghe nói là nhóm Vì Ngày mai Tươi sáng có câu lạc bộ giúp mua thuốc ARV giá rẻ, xin được hỏi làm thế nào để có thể tham gia câu lạc bộ này?

Anh Phạm Quốc Hùng: CLB thuốc ARV đã hoạt động từ năm 2003. Khi các thành viên tham gia, họ sẽ được mua thuốc với giá ưu đãi từ hãng Stada Việt Nam, thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Khương Duy. Để tham gia CLB, bạn cần phải hoàn thành các thủ tục của CLB đề ra, như cam kết tuân thủ điều trị, làm các xét nghiệm định kỳ, có sự hỗ trợ từ phía gia đình và người thân. Bên cạnh đó, bạn cần phải có bác sỹ chỉ định điều trị và theo dõi điều trị. Bạn có thể liên hệ với mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng, số 14, phố Bồ Đề, Quận Long Biên, HN. Số ĐT: 04.8724148, hoặc qua email: [email protected].

-----

Bạn Trần Phương Ly, ở 472/52 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh, email: [email protected]">[email protected] hỏi: Tôi hiện đang tham gia và hỗ trợ cho hoạt động của một số nhóm tự lực (những người có HIV) tại TP Hồ Chí Minh, nên rất quan tâm đến những đề tài trình bày tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Quốc tế về phòng chống HIV/AIDS. Xin ông cho biết có thể cho xin tài liệu của hội thảo này hoặc cho biết sẽ liên hệ với bộ phận nào?

 GS.TSKH Phạm Manh Hùng: Bạn có thể nhận được thông tin và tài liệu thông qua Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, địa chi 128A - Giảng võ hoặc tham khảo trang web của Bộ Y tế, trong chuyên mục HIV/AIDS http://www.moh.gov.vn.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ Email [email protected] hỏi: Vừa qua ở một số tỉnh xẩy ra tình trạng bệnh nhân đang điều trị ARV trong theo ngân sách nhà nước thì bị hết thuốc, phải ngừng điều trị hàng tháng trời. Ông có biết hiện tượng này không? Tại sao lại có tình trạng đó? Chương trình Quốc gia sẽ làm gì để hiện tượng này không tái diễn?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Đây là một điều không mong muốn. Vì hiện nay thuốc ARV mới đủ đáp ứng được 30% của nhu cầu điều trị của người nhiễm HIV/AIDS. Ngoại trừ một số tỉnh có các dự án tài trợ, 44 tỉnh hiện nay không có dự án điều trị nên chỉ được nhận thuốc từ Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Và số thuốc của chương trình rất hạn hẹp nên mới xảy ra hiện trạng trên.

Để khắc phục tình trạng này, Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam đang cố gắng điều phối giữa các dự án điều trị và đang xây dựng đề án sản xuất thuốc trong nước đệ trình Chính phủ phê duyệt để tăng nguồn thuốc cung cấp cho bệnh nhân.

-----

Bạn HanLee, email: [email protected] hỏi: Các chương trình giáo dục về HIV/AIDS trong nhà trường bị hạn chế về thời gian, nội dung quá khô khan, không liên quan nhiều đến trẻ em, phương pháp truyền thông quá thụ động, không thu hút trẻ. Làm thế nào để có các chương trình giáo dục về HIV/AIDS được thiết kế riêng cho từng độ tuổi trẻ em và có sự tham gia của trẻ, với phương pháp giáo dục chủ động, và được dành cho thời lượng hợp lý? 

PGS.TS Đào Duy Quát: Câu hỏi của bạn cũng là gợi ý trong đổi mới giáo dục truyền thông. Tôi đánh giá cao và hoan nghênh ý kiến này của bạn. Như tôi biết, hiện nay trong đổi mới giáo dục truyền thông, chúng tôi cũng đã chú ý đến các đối tượng, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người có nguy cơ cao, nhưng đúng là đối tượng trẻ em chúng tôi chưa quan tâm đúng mức đến phòng chống HIV/AIDS đến đối tượng này.

Tiếp thu ý kiến của bạn, tôi sẽ chuyển ý kiến này của bạn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đổi mới giáo dục truyền thông đến trẻ em, học sinh trong nhà trường về phòng chống HIV/AIDS.

-----

Tôi được biết ông rất tâm huyết với chương trình giảm hại, tôi cũng biết một số nước đã áp dụng thành công phương pháp này và mới đây Quốc hội cũng đã thông qua Luật AIDS, cho phép áp dụng các biện pháp giảm hại trong phòng chống AIDS. Tuy nhiên, công tác này dường như chưa đuợc triển khai ở các địa phương vì do vướng Luật, theo ông, cần phải làm gì để các biện pháp giảm hại sớm đi vào cuộc sống. Các chúng ta cần hiện nay chính là giảm thiểu tình trạng nhiễm HIV, ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức, tôi nghĩ cần có các biện pháp khác. (Phóng viên báo CAND)

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Giảm tác hại là một quả đấm thép trong phòng chống lây nhiễm H vì chỉ có thể bằng biện pháp này chúng ta mới thực sự có thể giảm lây nhiễm H trong dân số. giảm tác hại cũng là kết quả của sự thong tin, truyền thông và giáo dục thay đổi hành vi, theo tôi thay đổi hành vi ở đây là thay đổi ở nhiều nhóm người, trước hêt các nhà lãnh đạo các cấp phải thay đổi hành vi từ chỗ chưa tán thành và không cho phép tiến hành  đến tán thành và cho phép tiến hành các biện pháp giảm thiếu.

Thứ hai, các đối tượng nghi và nhiễm thay đổi hành vi từ chỗ sử dụng bơm kim tiêm chung đến chỗ swe dụng riêng và sạch, ừ chỗ vưts bừa bãi kim tiêm đã sử dụng đến chỗ thu gom bơm kim tiêm đó vào và xử lý; từ chỗ quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đến chỉ quan hệ tình dục khi có bao cao su, đặc biệt là giải pháp dung các thuốc thay thế trong điều trị cai nghiên như Metradone, ngoài ra cần phải tạo điều kiện để mọi người đều có thể tiến hành xét nghiệm tự nguyện và được tư vấn về vấn đề H.

-----

Bạn đọc ở Email: [email protected] hỏi: Tôi có một người bạn hay đi chơi nhưng không thích dùng bao cao su, nhưng lại bôi một loại kem diệt khuẩn lên dương vật, nói là phòng được HIV, làm như vậy có đúng không?

Anh Phạm Ngọc Cương: Tôi có thể khẳng định là do anh ta đang nói dóc hoặc anh ta không có hiểu biết gì cả, hiện nay nhân loại vẫn chưa tìm được loại kem để tiêu diệt virus HIV. Nếu bạn là bạn gái của anh ta thì không nên quan hệ tình dục với anh ta khi anh ta không sử dụng bao cao su vì biết đâu anh ta đã bị nhiễm HIV do tính chơi bời và ỷ lại vào loại kem diệt khuẩn anh ta đang sử dụng.

-----

Bạn có kiến nghị cụ thể gì đối với Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc, điều trị cho người có HIV?

Chị Phạm Thị Huệ:

- Nên khuyến khích các cơ sở sản xuất thuốc điều trị để tiến tới Việt Nam có thể đáp ứng được thuốc điều trị giá rẻ cho người có HIV.

- Có chính sách chăm sóc, hỗ trợ cho bản thân những NCH đi chăm sóc cho những người có HIV tại cộng đồng.

- Mở rộng và triển khai công tác điều trị được bao phủ trên các tỉnh thành của cả nước.

- Tăng cường công tác tập huấn và điều trị cho các y bác sĩ tại tuyến cơ sở cấp huyện.

- Nâng cấp các cơ sở và bổ sung các trang thiết bị y tế cấp huyện.

-----

Bạn có nick Hyvong_club hỏi: Tôi là một NCH ở Sơn La. Chỗ tôi có rất nhiều người bị nhiễm HIV nhưng chưa có một nhóm hay câu lạc bộ nào. Tôi cũng muốn đứng ra để thành lập một nhóm nhưng mà không biết phải làm thế nào? Các bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm thành lập nhóm cho tôi được không? 

Anh Phạm Quốc Hùng: Trước tiên, bạn hãy tìm các bạn cùng cảnh ngộ với mình, và nó rõ ý định thành lập nhóm. Tuy nhiên, để thành lập nhóm, bạn cần phải có sự thống nhất với các bạn đồng cảnh ngộ. Ý định thành lập nhóm phải mang một ý nghĩa trong sáng, với mục đích hỗ trợ các bạn cùng cảnh ngộ chia sẻ tình cảm. Để nhóm hoạt động, bạn phải dựa vào nội lực từ chính bản thân mình, của các bạn trong nhóm. Mọi hoạt động của nhóm phải được thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tinh thần từ phía chính quyền địa phương và cơ sở y tế.

-----

Bạn đọc ở địa chỉ: [email protected] hỏi: Trong điều trị HIV, lâu nay người ta thường nghe nói đến điều trị bằng ARV mà ít quan tâm đến điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Tôi muốn hỏi ông về hệ thống điều trị nhiễm trùng cơ hội ở Việt Nam, năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất cho việc điều trị nhiễm trùng cơ hội như thế nào ? ông có đánh giá gì?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Chỉ thị số 02 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ người nhiễm HIV mắc bệnh cơ hội ở bộ phận nào thì sẽ điều trị ở chuyên khoa tương ứng. Cho nên việc điều trị các nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS được dựa trên các cơ sở y tế sẵn có. Tuy nhiên, do hệ thống y tế của Việt Nam hiện nay chưa được hiện đại hóa, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu các trang thiết bị để chẩn đoán các nhiễm trùng cơ hội ở tuyến huyện và tuyến tỉnh cho nên hiệu quả điều trị bệnh cơ hội mới chỉ thực hiện tốt cho các bệnh dễ phát hiện như lao, zona, nấm tưa... Còn các bệnh cơ hội khác cần có các máy móc hỗ trợ như chụp CT não, chẩn đoán bằng PCR.... thì chưa thực hiện được ở các tuyến này. Mặc dù vậy, việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS sẽ có hiệu quả khi sử dụng ARV thì các bệnh cơ hội sẽ giảm đi rất nhiều.

-----

Ke_sam_hoi hỏi: Từ khi biết mình nhiễm HIV các bạn có thấy cuộc sống của mình thay đổi với lúc trước không? Có gì khó khăn hơn không? Nếu có thì các bạn đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?

Anh Phạm Ngọc Cương: Khi mới biết mình nhiễm HIV, tôi cảm thấy cuộc sống tinh thần bị đảo lộn, bản thân tôi cảm thấy rất lo lắng và cảm thấy thiếu tự tin vì biết rằng bệnh này không có thuốc chữa, biết rằng mình nhiễm bệnh nên sợ xã hội xa lánh, cảm thấy chán nản và không thiết đến công việc. Tự bản thân cũng kỳ thị với chính mình, tôi đã đặt rất nhiều câu hỏi “Tại sao?” cho bản thân. Vì cảm thấy hối hận với những hành động sai trái trước kia. Đặc biệt, gia đình cũng là một khó khăn rất lớn đối với tôi.

Nhưng dần tiếp cận với các tổ chức giành cho những người nhiễm bệnh như mình. Khi tìm hiểu thì mình thấy mọi người mắc bệnh giống mình họ sống rất tích cực.

Sau đó mình về quê và nói những điều mình đã thấy với vợ mình, vợ mình cũng là người nhiễm HIV. Và mình quyết định thành lập một nhóm ở địa phương mình để những người cùng hoàn cảnh như mình có thể chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống thường nhật cũng như những kiến thức tự chăm sóc. 

Hiện nay mình đã tiếp cận được với các chương trình thuốc ARV miễn phí. Từ đó sức khoẻ của mình nâng lên và mình cảm thấy tự tin hơn và lấy lại được lòng tin với cuộc sống cũng như cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

-----

Bạn Huỳnh Đa Trung (Bình Thuận) email: [email protected] hỏi: Cho máu mà bị từ chối có phải là đã nhiễm HIV không? Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu xét nghiệm HIV thì biết kết quả chính xác nhất là mình có bị nhiễm HIV không?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Cho máu bị từ chối không hoàn toàn do nhiễm HIV, các trường hợp nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B, viêm gan C… cũng bị loại bỏ khi người cho máu đã mắc phải. Tất nhiên, khi đã nhiễm H thì không thể cho máu cho người khác. Nếu bạn có hành vi có nguy cơ cao, thì không phải bạn sẽ phát hiện ngay việc có nhiễm H ngay sau khi có hành vi đó bởi cần có thời gian để virut H nhân bản trong cơ thể. Thời gian từ khi có hành vi nguy cơ cao đến khi phát hiện tình trạng lây nhiễm được gọi là giai đoạn cửa sổ. Tùy theo độ nhạy cua kỹ thuật giai đoạn cửa số có thể kéo dài từ 3 tuân đến 3 tháng.

-----

Bạn Đọc Nguyễn Lệ Huy, email: [email protected]">[email protected] hỏi: Trong trường hợp một đưa trẻ có cha mẹ đều nhiễm HIV, không có đủ khả năng kiếm sống, Nhà nước ta sẽ có những chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đứa trẻ đó?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Tại điều 41, mục 2 Luật phòng chống HIV/AIDS quy định rõ: Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, chăm sóc cho những trẻ em nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hiện nay, nhiều cơ sở tôn giáo đã tham gia việc chăm sóc này rất hiệu quả như Chùa Thịnh Quang ở Huế, Chùa Bồ Đề, Chùa Pháp Vân ở Hà Nội, Trung tâm Mai Hòa ở Thành phố Hồ Chí Minh….

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] hỏi: Thưa PGS.TS đào Duy Quát, theo cháu được biết chương trình 8 mục tiêu Việt Nam đã đạt  được kết quả rất tốt, tuy nhiên mục tiêu thứ 6 (ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS) Việt Nam mình chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cháu muốn hỏi trong thời gian tới đây Việt Nam sẽ đưa các biện pháp cụ thể nào nhằm khẳng định quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu này?

PGS.TS Đào Duy Quát: Các biện pháp cụ thể để khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước và nhân dân ta trong thực hiện mụctiêu thiên niên kỷ về phòng chống HIV/AIDS thể hiện nổi bật trong phương hướng ,nhiệm vụ trong Chỉ thị số 54 trong Luật phòng chống HIV/AIDS mà Quốc hội ban hành năm 2006 và Chương trinh quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Chính phủ.

Tôi chỉ cung cấp một số biện pháp cụ thể chủ yếu:

1/ tăng cườngvà đổi mới giáo dục truyền thông để thay đổi hành vi

2/ Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống HIV/AIDS và đặcc biệt là tăng cường, đào tạo, bồi dỡng phòng chống HIV/AIDS .

3/ Tăng đâù tư để tăng nguồn lực phòng chống HIV/AIDS : nhà nước, toàn xã hội, đầu tư của các tổ chức quốc tế.

4/ Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật để phù hợp với Luật phòng chống HIV/AIDS ví dụ bổ sung Luật Giáo dục, Luật Lao động, Luật Y tế, Luật hình sự, Luật nghĩa vụ quân sự.

5/ Đẩy mạnh sản xuất các thuốc giá rẻ ở Việt Nam.”quả đấm thép”: chương trình bao cao su, bơm kim tiêm sạch, thuốc metadon thay thế./.

-----

Bạn Đọc Nguyễn Lệ Huy, email: [email protected]">[email protected] hỏi: Ở trường cháu, đang thực hiện dự án “chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ nhiễm, trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” do tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (SCUK) tài trợ. Cháu thấy đây là là một dự án rất bổ ích và thiết thực nhằm trang bị cho chúng cháu những kiến thức cơ bản để phòng, tránh HIV/AIDS. Nhưng những trường được các dự án nước ngoài tài trợ để thực hiện mảng truyền thong phòng chống HIV/AIDS như trường cháu lại rất ít. Tại sao Nhà nước ta không thực hiện những dự án như vậy ở tất cả các trường trong cả nước để học sinh tiếp cận được  những thong tin, được trang bị những kiến thức, kỹ năng để phòng, tránh nguy cơ xảy tra trong cơn đại dịch HIV/AIDS như hiện nay? Cháu thấy rất thiệt thòi cho các bạn trường khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Nhận thức và xác định rất sớm nhóm tuổi bị lây nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam là lứa tuổi trẻ, nhất là tuổi thanh thiếu niên nên ngay từ khi Uỷ ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS được thành lập năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã là thành viên của Ủy ban này và đã thiết kế chương trình đào tạo, giáo dục về HIV/AIDS trong hệ thống trường học. Các bài học về phòng chống HIV/AIDS đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 5, lớp 9. Các trường đại học và cao đẳng đã triển khai các hoạt động ngoại khóa để cung cấp thông tin phòng chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên.

Đối với các thanh thiếu niên ngoài trường học, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây đã có chương trình hành động để triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở đó, một số tổ chức quốc tế đã hỗ trợ một số các dự án cho một số các địa phương trong đó có địa phương của cháu. Tuy nhiên, các dự án không bao phủ hết 64 tỉnh thành vì tùy thuộc vào nhà tài trợ và ngân sách sẵn có của nhà tài trợ. Chính vì vậy, việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên chủ yếu phụ thuộc vào Chương trình Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Rất mong cháu cũng tích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho các bạn cùng trang lứa.

Bạn đọc ở địa chỉ n[email protected]: Thưa PGS.TS Đào Duy Quát. Tôi là một cán bộ tuyên giáo địa phương, tôi từng được tập huấn về Chỉ thị số 54 của Ban Bí thư về công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa rõ lắm về trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng địa phương với công tác này, xin ông cho biết nội dung cụ thể của Chỉ thị số 54?

 GS.TS Đào Duy Quát: Câu hỏi của bạn, trước hết, toàn văn Chỉ thị số 54 đã có trong Báo điện tử Đảng Cộng sản, trong mục Văn kiện của đảng, bạn có thể đọc, cấp uỷ đảng địa phương là cơ quan toàn diện của địa phương lãnh đạo chính trị, kinh tế, văn hoá... cấp uỷ đảng có trách nhiệm rất cao trong công tác phòng chống HIV/AIDS .

Nói đến lãnh đạo, hphải chhú ý mấy việc: một là, tỉnh uỷ, thành uỷ phải có nghị quyết, chỉ thị cụ thể để thực hiện Chỉ thị số 54 ở địa phương mình, lãnh đạo tư tưởng, cấp uỷ phải có chủ trương,  các đối tượng cụ thể nào ở địa phương cần tăng cường, đặc biệt là tư tưởng tổ chức để có thể thực hiện 3 chương trình giản hại.

Nội dung thứ 2: đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, đội ngũ báo cáo viên, văn nghệ sỹ phải có các hình thức tuyên truyền thế nào để tuyên truyền và hướng dẫn việt thực hiện phòng chống HIV/AIDS.

ở đây, phải đổi mới được nội dung, hình thức tuyên truyền và nhằm vào các đối tượng như cán bộ chủ chốt, đối tượng nguy cơ cao như mại dâm, lao động ngoại tỉnh, lái xe đường dài. Phải tuyên truyền để nâng nhận thức và chuyển tình cảm để họ chuyển được hành vi phòng chống HIV/AIDS. Chuyển hành vi đây là khắc phục được kỳ thị, phân biệt đối xử và thực hiện 3 chương trình giảm hại.

Nội dung thứ 3: cấp uỷ phải lãnh đạo để ban hành một số văn bản pháp quy để thực hiện đồng bộ trong 9 giải pháp chiến lược quốc gia nhằm phòng chống HIV/AIDS và phải tăng đầu tư tài chính, vật tư, cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống HIV/AIDS.

Đảng viên cán bộ chủ chốt của lãnh đạo tỉnh phải nêu gương  trong phòng chống HIV/AIDS.

-----

Một bác sỹ đang công tác tại TP HCM hỏi: Tôi là một bác sỹ, tôi được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng nói là nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu là do tiêm chích ma tuý. Tuy nhiên, do nghề nghiệp của tôi, tôi biết có rất nhiều người nhiễm HIV do quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, họ hoàn toàn không sử dụng ma tuý và quan hệ với gái mại dâm. Theo ông, có cần phải thay đổi cách tuyên truyền không, vì với nghề nghiệp của tôi mà tôi mới nhận xét như vậy, nếu cứ tuyên truyền như thế này, sẽ còn có rất nhiều người nhiễm HIV mà không được biết tới, và họ sẽ lại lây truyền cho nhiều người?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Hiện nay, trong phòng chống HIV/AIDS, chúng ta thường nói đến mối liên quan giữa HIV/AIDS với tiêm chích ma túy, đó là vì ở nước ta, 60 % những người nhiễm HIV/AIDS là do tiêm chích ma túy, đó cũng là một đặc điểm về nguyên nhân gây lây lan H ở Việt Nam. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Trung Quốc, Ma nhưng bên cạnh tiêm chích ma túy, quan hệ tình duc không an toàn là một nguyên nhân thứ hai dẫ n đến lấy lan HIV/AIDS ở Việt Nam.Theo tôi, khi chúng ta tiến hành các biện pháp giảm tác hại thành công thì quan hệ tình dục không an toàn lại trở thành nguyên nhân chủ yếu, bởi vậy, tôi rất đồng tình với bạn là bên cạnh việc tuyên truyền phòng, chống lây lan HIV/AIDS thông qua con đường  tiêm chích ma túy, cần phải chú ý và tăng cường các biên pháp truyền thông tuyên truyền phòng chống lây lan HIV/AIDS qua con đường tình dục đồng thời cần kết hợp với các biện pháp khác một cách rộng rãi.

-----

Nhiều NCH có ý kiến cho rằng năng lực điều trị NTCH ở các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở xuống rất kém nhưng họ lại không muốn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, dẫn đến nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ông có biết về hiện tượng này không? Cục AIDS có giải pháp gì cho vấn đề này không?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Cục phòng chống HIV/AIDS chỉ đạo và quản lý công tác điều trị HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc nên vấn đề bạn nêu chúng tôi đều nắm rõ. Tuy nhiên, trong việc điều trị các nhiễm trùng cơ hội ở tuyến dưới còn gặp một số bất cập và khó khăn. Thứ nhất là do cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực của ngành y tế. Thứ hai là những khó khăn thuộc về người nhiễm. Vì hầu hết những người này không phải là những người có nhiều tiền. Nên di chuyển từ tuyến xã phường lên tuyến trên thì phải đi xa, không có tiền đi lại. Thứ hai là nhiều người không muốn lộ diện tại cơ sở điều trị gần nhà nhất mà đi vượt tuyến, dẫn đến tình trạng tuyến trên phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhưng tuyến dưới lại có ít bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 06/2005/BYT-QĐ và Quyết định 2051/2007/BYT-QĐ, quy định phân tuyến kỹ thuật cho việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Chỉ những trường hợp nặng mới cần chuyển lên tuyến trên.

-----

Nguyễn Chí Linh (Ban Tuyên giáo tỉnh quảng trị): Thưa ông Đào Duy Quát, thời gian gần đây Ban tuyên giáo Trung ương liên tục mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng chống HIV/AIDS. Vậy tại sao phải mở các lớp tập huấn này, phải chăng công tác phòng chống HIV/AIDS chúng ta lâu nay làm chưa đúng?

 PGS.TS Đào Duy Quát: Công tác giáo dục truyền thông 17 năm qua đã có nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ và đã có đóng góp tích cực vào kết quả bước đầu đáng khích lệ, đó là ngăn chặn được sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS, kìm chế được tốc độ gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS. Nhưng đúng là công tá giáo dục truyền thông thời gian qua còn nhiều yếu kém, bất cập. Cái yếu kém nổi bật là giáo dục truyền thông còn nhiều hạn chế đến các đối tượng cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là các cơ quan liên quan trực tiếo đến phòng chống HIV/AIDS.

Giáo dục truyền thông còn hạn chế đến các đối tượng có nguy cơ cao như mại dâm, người tiêm chích, lái xe đường dài, lao động ngoại tỉnh, ngời lao động trên các công trường xây dựng…

Giáo dục truyền thông còn mang tính 1 chiều và thậm chí vẫn mang tính hù doạ, do đó, trong Chỉ thị số 54 của Ban Bí thư ban hành năm 2005, đã nhấn mạnh một quan điểm chỉ đạo, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đó là tăng cường và đổi mới truyền thông làm thay đổi hành vi đối với HIV/AIDS.

Để giúp tất cả các cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong hệ thống truyền thông thực hiện đổi mới trong tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS , Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành biên soạn hệ thống giáo dục về đổi mới giáo dục truyền thông thay đổi hành vi. Sau khi hoàn thành hệ thống giáo dục này, Ban đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cơ quan báo chí, cho các phóng viên về thay đổi truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

-----

Bạn đọc ở email [email protected]: Tình hình hoạt động công tác phòng chống AIDS trong những năm qua đạt được những kết quả gì? Số liệu về trường hợp nhiễm HIV, số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS cho đến bây giờ là bao nhiêu và con số đó nói lên điều gì?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Nhà nước Việt Nam đã triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS rất sớm. Hoạt động giám sát HIV đã được triển khai từ năm 1987 khi chúng ta chưa có người nhiễm HIV nào. Đến cuối tháng 12/1990, trường hợp đầu tiên nhiễm HIV được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến 31/7/2007, toàn quốc đã phát hiện 130260 người nhiễm trong đó có 25844 bệnh nhân AIDS và 14507 trường hợp đã tử vong do AIDS.

Để đối phó với dịch HIV/AIDS đang lan tràn, trong những năm qua, Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, mãi dâm đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai rất nhiều hoạt động trong đó các bộ ngành tập trung vào công tác thông tin, giáo dục, truyền thông. Bộ Y tế chỉ đạo triển khai các hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật. Chúng ta đã có những thành tích đáng kể, ngăn chặn được tốc độ gia tăng của dịch. Tuy nhiên, công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất nhiều khó khăn và bất cập, do năng lực của hệ thống, thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị.

Bạn Vy Nguyen Email: [email protected] hỏi: Khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ, người có H thường được yêu cầu phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng nhiễm HIV. Điều này thường ngăn cản người có H tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ vì họ không muốn cho người khác biết tình trạng nhiễm của mình do lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Theo 2 ông, có giải pháp nào cho vấn đề này không?

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Khi bạn muốn nhận các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS đặc biệt là dịch vụ điều trị, mà bạn không tự công khai danh tính, thì làm sao người thầy thuốc có thể cho bạn dùng thuốc.

Bạn nên nhớ thuốc là một “con dao hai lưỡi”, một mặt có tác dụng chữa bệnh, mặt khác lại có tác dụng gây độc và gây các biến chứng cho cơ thể. Do đó, người thầy thuốc chỉ có thể cung cấp thuốc cho bạn khi biết chắc là bạn bị nhiềm HIV/AIDS. Bởi vây, theo tôi, để nhận được hỗ trợ đặc biệt về điều trị, bạn nên tự công khai danh tính. Nếu bạn không tự công khai thì chính bạn đã tự kỳ thị với bạn.

-----

Nhóm Kỹ năng, email: [email protected] hỏi: Chúng tôi là nhóm tình nguyền đang làm công tác chăm sóc hỗ trợ anh chị em có H. Trong quá trình làm việc, chúng tôi thấy có nhiều nhóm Tự lực do chính các anh chị em có HIV/AIDS điều hành sinh hoạt rất hiệu quả. Nhưng phần lớn các nhóm này gặp nhiều khó khăn khi vận động kinh phí để hoạt động vì không có tư cách pháp nhân. Vậy xin được hỏi: Các nhóm thiện nguyện đang chăm sóc hoặc các nhóm anh chị em muốn có tư cách pháp nhân thì cần đến cơ quan nào?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập Hội phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, do nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến làm chủ tịch. Để các nhóm Tự lực hoạt động có hiệu quả hơn, các tỉnh, thành phố cũng sẽ thành lập Hội phòng chống HIV/AIDS của tỉnh nhằm thu hút sự tham gia của những người nhiễm HIV/AIDS vào hoạt động này. Với tư cách là hội viên của Hội, bạn có nhiều cơ hội để kêu gọi hỗ trợ ngân sách cho họ.

-----

Đặng Quang 114 Phương Mai – Hà Nội (email [email protected]">[email protected]: Thưa PGS.TS Đào Duy Quát, nếu trong gia đình người vợ chơi bời mà nhiễm HIV/AIDS. Vì một lý do không thể sống cùng nhau nữa, vợ chồng chia tay nhau, người vợ đòi nuôi con nhưng người chống kiên quyết dành quyền nuôi con mặc dù không biết đứa con đó có mang HIV không (cháu bé mới hơn 1 tuổi). Vậy trong trường hợp này, người chồng hay người vợ có quyền nuôi con, tất nhiên qua kiêm tra, người chồng không bị lây nhiễm từ vợ. nếu người vợ biết mình bị bệnh mà vẫn lấy chồng nhưng không thông báo cho người chồng mới biết thì người vợ đó bị xử lý như thế nào?

PGS.TS Đào Duy Quát: Câu hỏi thứ nhất, ai được quyền nuôi con khi người vợ là người có HIV, điều này chúng ta phải thực hiện theo Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vợ chồng không thoả thuận được, toà án sẽ thay mặt nhà nước sẽ quyết định ai  là người có quyền nuôi.

Ý thứ hai, một ngươi phụ nữ có HIV, mà người chồng mới không biết cô có HIV, ở đây có mấy vấn đề quan trọng: Chúng ta phải thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS là không công khai danh tính người có HIV. Điều quan trọng, chúng ta biết chị này có HIV, thì phải chú trọng công tác tư tưởng, phải tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tôi tin chị sẽ có đầy đủ trách nhiệm để công khai với người sắp lấy mình là mình có HIV.

Tôi biết không ít người, mặc dù biết người yêu mình có HIV mà họ vẫn lấy nhau, và họ đã rất hạnh phúc.

-----

Nhóm Kỹ năng, email: [email protected] hỏi: Là một doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi muốn đỡ đầu cho các nhóm Tự lực. Vậy pháp nhân là một công ty có thể đứng ra để thành lập các nhóm thiện nguyện chăm sóc người có H hoặc thành lập nhóm của những người có H được không?

Đồng chí Nguyễn Văn Kính: Chúng tôi hoan nghênh ý tưởng này. Tuy nhiên, việc thành lập các tổ chức chính trị-xã hội hoặc xã hội- nghề nghiệp, cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Nhóm kỹ năng, email: [email protected] hỏi: Chúng tôi là nhóm tình nguyện viên đang làm công tác chăm sóc hỗ trợ anh chị em có HIV. Trong quá trình làm việc, chúng tôi thấy có nhiều nhóm tự lực do chính các anh chị em có H điều hành sinh hoạt rất hiệu quả nhưng phần lớn các nhóm này gặp nhiều khó khăn khi vẫn đóng kinh phí để hoạt động vì không  có tư cách pháp nhân. Vậy xin được hỏi: muốn có tư cách pháp nhân thì đến cơ quan nào để xin?

Là một doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi muốn đỡ đầu cho các nhóm tự lực. Vậy pháp nhân là một công ty có thể đứng ra thành lập các nhóm thiện nguyên chăm sóc người có H hoặc lập ra nhóm của những người H được không?

 GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Việc tâp hợp những người sống chung với H tham gia vào những hình thức sinh hoạt thích hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng chống HIV/AIDS. Tiếng nói của họ có sưc thuyết phục cao, đăc biệt là trong việc chia sẻ kinh nghiệm với nhau để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và bệnh tật.Tại nhiều tỉnh thành, các nhóm này đã được thực hiện và sinh hoạt có hiệu quả, như nhóm Vì ngày mai tươi sáng ở các tỉnh phía Bắc và nhóm Tự lực ở các tỉnh phía Nam.

Vừa qua, Hội phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam đã được thành lập trong đó có sự tham gia của những người chung sống với HIV/AIDS. Để tập hợp những người sống chung với H thành một tổ chức có tư cách pháp nhân các bạn cần phải liên hệ với Hội phòng chống HIV/AIDS ở Trung ương. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ở địa phương cần phải có giải pháp hỗ trợ và giúp đỡ cho những người có H được thành lập các tổ chức này.

 Việc tập hợp những người có H trong một tổ chức cần phải được sự chỉ đạo của Hội phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, nếu bạn có ý định tốt, giúp đỡ những người có H thành lập các tổ chức này xin bạn hãy liên hệ trực tiếp với Hội phòng chống để nhận được những hướng dẫn cụ thể.

Thưa các đồng chí!

Sau 2h20 phút thực hiện cuộc đối thoại với chủ đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, chúng ta nhận được gần 200 câu hỏi của bạn đọc trên nhiều vùng, miền đất nước, của các bạn quốc tế. Các đồng chí đối thoại đã trả lời khoảng 35 câu hỏi tập trung đại diện 100 câu. Số còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục biên tập và trả lời trong vài ngày tới. Qua các câu hỏi chúng tôi thấy rất rõ hệ thống giáo dục truyền thông của chúng ta phải thực sự làm mấy việc sau:

Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 54 của Ban Bí thư, nghiên cứu thật sâu sắc Luật phòng chống HIV/AIDS ban hành năm 2006  và Chương trình chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS với 9 giải pháp. Trước hết cán bộ, phóng viên, biên tập viên các báo đài cần năm chắc nội dung các văn bản trên. Trên cơ sở đó, đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS với trách nhiệm cao, tâm huyết lớn để tuyên truyền.

Đổi mới nhằm mục đích thay đổi hành vi của toàn xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo chủ chốt các cấp, đội ngũ này phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chuyển tâm huyết vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì tôi tin chúng ta sẽ tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

Thứ hai, chúng ta phải chú ý đến công tác truyền thông giáo dục với các đối tượng có nguy cơ cao như người tiêm chích, gái mại dâm, lái xe đường dài, lao động trên công trường, lao động ngoại tỉnh…, chúng ta không chỉ chú ý đổi mới giáo dục cho người lớn mà còn phải chú ý đổi mới cả hình thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục cho cả cho trẻ em.

Phải đổi mới phương pháp tổ chức, truyền thông, truyên truyền cho mọi đối tượng. Chống phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người có HIV.

Cuối cùng, bản thân Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì kênh thông tin này để chúng tôi tiếp nhận các câu hỏi, chuyển các câu này đến các đồng chí có trách nhiệm trả lời và làm nhiệm vụ tư vấn.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới, phải có chuyên mục chất lượng về vấn đề này vì đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân - một vấn đề cấp bách, lâu dài và cơ bản.

Cuối cùng, xin cảm ơn GS.TS Phạm Mạnh Hùng, đồng chí Nguyễn Văn Kính, cảm ơn các bạn có HIV, các bạn đọc và đội ngũ cán bộ, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến đầy ý nghĩa này.

Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Quảng cáo
Offline hoaithu  
#2 Đã gửi : 23/10/2007 lúc 06:43:53(UTC)
hoaithu

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-09-2007(UTC)
Bài viết: 13
Đến từ: y&#234;n b&#225;i

chồng tôi bị nhiêm hiv đã hơn ba năm rồi và đã uống ARV được 3 năm  rồi tôi vẫn đưa chồng tôi đi kiểm tra TCD4 theo định kỳ và kết quả rất tốt.nhưmg mới đây chông tôi bị sốt kéo dài sút cân và nổi hạch BS nói chồng tôi bị kháng thuốc tại sao lại thế trong khi chông tôi CD 4 là 648?
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.