<font face="arial, helvetica, sans-serif"><strong><font color="#666666"><em>

VietNamNet)</em></font> - Khi thai phụ mang trong người một con "sầu riêng" ác mộng, không chỉ mình họ đau khổ mà những cán bộ, nhân viên y tế cũng đầy "ưu tư".</strong></font> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif"><strong><font color="#990033">Bệnh nhân tăng 14 lần!</font></strong> </font></p> <div align="right"> <table align="right" border="0" cellpadding="5" cellspacing="0" height="249" id="table1" width="162"> <tbody> <tr> <td style="BACKGROUND-COLOR: #ffffcc; BORDER-BOTTOM: #999999 1px solid; BORDER-LEFT: #999999 1px solid; BORDER-RIGHT: #999999 1px solid; BORDER-TOP: #999999 1px solid; COLOR: #333333; FONT-FAMILY: Verdana, Arial; FONT-SIZE: 11px; FONT-VARIANT: normal; FONT-WEIGHT: normal; TEXT-DECORATION: none"> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Những người nhiễm khi đến BV Phụ sản Hùng Vương khám thai đều được làm ba xét nghiệm tìm kháng thể HIV của ba hãng khác nhau và các chế phẩm sinh học khác nhau trên cùng một mẫu máu theo quy định của Bộ Y tế. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Trong trường hợp giờ chót (chuẩn bị sinh), sẽ được làm xét nghiệm nhanh trong 15 phút. Nếu kết quả dương tính, sẽ được làm hai xét nghiệm tìm kháng thể HIV cũng tại BV này. Nếu vẫn tiếp tục cho kết quả dương tính thì làm thêm một xét nghiệm cuối cùng gửi cho Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, sau một tuần sẽ có kết quả.</font></p></td></tr></tbody></table></div><font face="arial, helvetica, sans-serif"> <div align="left"> <table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td><img alt="Soạn: AM 145349 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS" border="0" src="http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images345349_bieutuongAIDS.jpg" width="150" /> </td></tr> <tr> <td class="Image"><font color="#0000ff" face="Arial" size="1"></font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify">Từ đầu năm 2004 đến ngày hôm qua (20/9), BV Phụ sản Hùng Vương phát hiện có 86 ca thai phụ bị nhiễm HIV. Các thai phụ đến từ các nơi không phải ai cũng được theo dõi, xét nghiệm, tham vấn đầy đủ trong quá trình mang thai. Nhiều ca khi khám thai tại địa phương đã không làm các xét nghiệm HIV. Nhiều ca chuyển lung tung từ các Trung tâm Y tế quận, huyện đến BV Từ Dũ rồi sang BV Hùng Vương, rất khó để theo dõi và điều trị dự phòng. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Theo BS Vũ Thị Nhung, giám đốc BV Phụ sản Hùng Vương, <strong><em>tình hình thai phụ nhiễm HIV/AIDS hằng năm tại đây tăng lên rất nhanh: Đến năm 2003, tỷ lệ này đã tăng gấp 14 lần so với năm 1996</em></strong>. Theo khảo sát trên những trẻ ở nội thành đã được sinh trên 18 tháng có mẹ nhiễm HIV, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 34%. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Những người trẻ nhiễm bệnh trong độ tuổi từ 16-19 tuổi cũng tăng lên rất nhiều, đặc biệt những người nhiễm lần đầu sinh con chiếm gần 60%, cho thấy sự tấn công của đại dịch AIDS vào nhóm phụ nữ mới lớn, mới lập gia đình. Thế nhưng kiến thức về HIV/AIDS ở những người này còn rất yếu, thậm chí họ không biết cách để có tình dục an toàn.</font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Mặc dù số <strong><em>phụ nữ nhiễm ở nội thành chiếm đa số</em></strong> nhưng tổng kết cho thấy <strong><em>tỷ lệ phụ nữ nhiễm bệnh sống ở ngọai thành cũng có xu hướng tăng, nhất là những người có chồng làm lao động giản đơn, thường đi làm ăn xa như lái xe, phụ hồ</em></strong>... </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">BS Nhung cũng cho biết tình trạng hôn nhân cũng có những điểm đáng báo động: Trong năm 2003, <strong><em>số người nhiễm có nhiều bạn tình chiếm gần 1/4</em></strong>. </font></p> <p align="justify"><font color="#990033" face="arial, helvetica, sans-serif"><strong>Tham vấn: Kiêm nhiệm là chính</strong></font></p><font face="arial, helvetica, sans-serif"> <div align="left"> <table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td><a href="http://www.vnn.vn/dataimages/original/images345351_tuvanquadienthoai2.jpg" onclick="return openImageNews(this,226,188)"><img alt="Soạn: AM 145351 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS" border="0" height="130" src="http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images345351_tuvanquadienthoai2.jpg" /></a> </td></tr> <tr> <td class="Image"><font color="#0000ff" face="Arial" size="1">Tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS qua điện thoại tại T4G.</font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify">Cũng theo BS Nhung, qua nghiên cứu của những phụ nữ có kết quả HIV(+), cũng cho thấy sự yếu kém và chưa thuyết phục trong công tác tham vấn nói chung. Trong năm 2003, chưa tới phân nửa bệnh nhân tham gia nghiên cứu biết mình bị nhiễm HIV trong giai đoạn tiền sản. Còn lại, đều chỉ biết mình đã nhiễm khi... vào BV sinh con. Có những thai phụ biết mình đã bị nhiễm nhưng vẫn tiếp tục sinh lần thứ hai. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif"><strong><em>Công tác tham vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV/AIDS là vô cùng quan trọng, cần tham vấn đúng và đủ</em></strong>. Trên lý thuyết, sau khi trả kết quả, không chỉ có dương tính mới được tham vấn mà ngay cả âm tính cũng cần được tham vấn tại sao có kết quả như thế, làm thế nào để giữ được điều này, v.v... Đặc biệt, người nhiễm phải được tham vấn kỹ trước và sau khi nhiễm để tầm soát bệnh, phòng ngừa lây nhiễm cho con, vượt qua cơn sốc, đương đầu với nghịch cảnh và kéo dài cuộc sống lành mạnh. Thế nhưng, muốn làm được điều này, cần đáp ứng đòi hỏi rất lớn về con người. Tại các BV, BS vừa làm chuyên môn vừa phải kiêm nhiệm luôn công tác tham vấn. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">BV Hùng Vương có gần 70 BS được đào tạo bài bản và tự đào tạo, vừa phục vụ công việc hàng ngày vừa tham gia ở các chương trình: <em>Tham vấn cộng đồng </em>

lồng ghép tư vấn HIV trước xét nghiệm (TXN) với chăm sóc nuôi con bằng sữa mẹ, các bệnh lây qua đường tình dục...), <em>Phòng Tham vấn Tự nguyện</em> (một phòng riêng biệt dành cho người có nguy cơ cao và người thân của họ - TXN) và <em>Tham vấn Trực tiếp </em>

sau khi có kết quả xét nghiệm). Kể cả, họ cũng cho số điện thoại riêng của BS phụ trách để người nhiễm liên lạc khi cần giúp đỡ.</font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Thế nhưng <strong><em>không phải ai cũng có thể tốt công tác tham vấn</em></strong>. BS Hồ Thị Ngọc, chủ nhiệm Khoa Sanh của BV Phụ sản Hùng Vương, đồng thời phụ trách công tác tham vấn cho người nhiễm, bày tỏ kinh nghiệm: "Cái khó của tham vấn là làm sao để khơi cho người nhiễm nói lên những gút mắc của họ, cho họ thấy hết những vấn đề của mình và tự chọn cách giải quyết phù hợp nhất. Tham vấn không phải là chiếu một đoạn băng video, như thế sẽ khó "vô" đầu người nghe. Do đó, có người phải mất hơn cả tiếng đồng hồ để chờ họ khóc xong mới "nhập đề" được. Cũng có khi phải dành nhiều thời gian để tham vấn cả người nhà của bệnh nhân. Nhiều thai phụ bị lây nhiễm gián tiếp khi nghe báo kết quả, họ thường bị sốc, lặng người đi và khóc. Câu đầu tiên họ hỏi tham vấn viên: "Vậy là em chết hả anh/chị?". Những người này thường có trình độ học vấn thấp...".</font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">BS Trần Thiện Vĩnh Quân, Khoa Khám và Siêu âm, cho biết thêm: <strong><em>Những người có nguy cơ cao mặc dù khó tham vấn nhưng thường dễ chấp nhận sự thật, người càng trí thức càng tỏ ra bất hợp tác</em></strong>. Thực tế tham vấn, anh cũng sợ nhất là những người có cảm xúc trầm lắng, không khóc không nói, có khi phải tham vấn nhiều lần mới có kết quả. Do đó, <strong><em>người tham vấn phải hiểu được đối tượng của mình:</em></strong> <strong><em>Nếu không cẩn thận sẽ đem lại cảm giác xúc phạm cho người nhiễm và thân nhân của họ</em></strong>. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif"><strong><font color="#990033">"Sầu riêng" - sầu chung</font></p> <div align="right"> <table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td><a href="http://www.vnn.vn/dataimages/original/images345353_pregnantht.jpg" onclick="return openImageNews(this,227,150)"><img alt="Soạn: AM 145353 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS" border="0" height="130" src="http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images345353_pregnantht.jpg" /></a> </td></tr> <tr> <td class="Image"><font color="#0000ff" face="Arial" size="1">Thai phụ nhiễm HIV/AIDS cần nghĩ đến đứa con trong bụng mình nhiều hơn để sống tích cực và lạc quan hơn.</font></td></tr></tbody></table></div></strong></font> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Không chỉ có các BS, các nữ điều dưỡng hộ lý tại BV Phụ sản Hùng Vương cũng đều tâm sự rất thật lòng: Mỗi buổi sáng, khi thực hiện bàn giao công việc, ngó thấy có các ca "sầu riêng" (hay "chôm chôm", ý nói đến HIV - NV) là thấy rầu! Bởi khi tham gia một ca đỡ đẻ, cấp cứu, chăm sóc hậu sản cho bệnh nhân HIV/AIDS là phải tiếp xúc với máu me, dịch... của bệnh nhân mà nguy cơ lây nhiễm lại rất lớn. </font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Các chị kể thêm: Mỗi ca đỡ đẻ ở trong "box" xong (sản phụ nhiễm HIV/AIDS được sinh ở một phòng riêng để tránh lây nhiễm cho các sản phụ khác), nóng nực kinh khủng vì phải mặc tới ba lớp áo (áo blu, tạp dề bằng ni-lông, áo giấy). Thế nhưng chỉ cần sơ suất một chút là có thể kim đâm vào tay hay máu văng vô mắt. Những bệnh nhân chịu hợp tác thì không nói gì, chứ họ mà "quậy" thì... mệt. Nhất là những đối tượng nguy cơ cao. Đã từng có sản phụ trong lúc chuyển dạ đã tháo dây truyền dịch làm máu me văng tứ tung. Mới đây, có bệnh nhân khi lên cơn ghiền thuốc, vừa sinh xong đã bỏ ra ngoài nằm, khi được đưa về giường bệnh đã cào cấu nhân viên y tế loạn xạ...</font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">Khi bị "tai nạn nghề nghiệp", phải uống thuốc phòng, tâm lý căng thẳng, các chị còn phải âm thầm chịu đựng vì sợ nói ra sợ gia đình lo lắng hốt hoảng. Nhiều nữ hộ sinh trẻ không chịu nổi phải chuyển viện. Còn những chị mười mấy, hai mươi năm trong nghề như chị Tú, chị Thơm... cũng lo lắng với cái gọi là "tai nạn nghề nghiệp", nhưng rồi cũng phải cố gắng với mong muốn "giúp cho bệnh nhân có chút hy vọng". Nhiều ca cấp cứu nặng, không kịp mang găng, phải nhào vô làm, xốc vác, ôm ấp bệnh nhân. Có những bệnh nhân giấu người nhà về tình trạng của mình, thấy người ta ôm ấp, nựng nịu em bé mà các chị lo thót ruột....</font></p> <p align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif">BS Hồ Thị Ngọc còn trăn trở: Hiện nay, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con ở TP.HCM còn cao quá, tới 30%-35%. Nếu được điều trị dự phòng tốt (người mẹ uống thuốc trước sinh, em bé được uống thuốc sau khi chào đời và bú sữa ngoài), tỷ lệ này sẽ giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, nguồn thuốc hiện giờ ở BV đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ, lúc có lúc không...</font></p> <ul> <li> <div align="justify"><font face="arial, helvetica, sans-serif"><strong>Minh Hương</strong></font></div></li></ul>