Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline dien180  
#1 Đã gửi : 08/11/2004 lúc 11:32:47(UTC)
dien180

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-06-2004(UTC)
Bài viết: 673

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

Tùy mức độ nghiện và thể trạng của mỗi người, có thể cai bằng cách lập tức ngừng hẳn việc uống rượu, hoặc giảm dần lượng rượu uống vào mỗi ngày. Dù áp dụng biện pháp nào, cơ thể cũng sẽ có những phản ứng rất khó chịu, dễ gây nản lòng. Vì vậy, để có thể đoạn tuyệt với ma men, bệnh nhân cần thật sự kiên trì và quyết tâm.

Các biểu hiện khó chịu xảy ra khi cai nghiện rượu bao gồm:

- Thần kinh bị kích thích: run rẩy, loạng choạng, ảo giác, bồn chồn, rối loạn trí nhớ, run và yếu cơ, mất ngủ kéo dài, da tái nhợt. Nếu nghiện nặng, bệnh nhân vã mồ hôi, có lúc co giật, lú lẫn, hôn mê.

- Ảnh hưởng tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, đi lỏng.

- Rối loạn tiết niệu: Tiểu tiện không tự chủ.

- Giãn đồng tử, mờ mắt.

Các triệu chứng này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thời gian cơ thể bị phụ thuộc vào bia rượu. Cần lưu ý là chỉ cần uống lại một vài ngụm rượu, những cảm giác khó chịu sẽ biến mất ngay, đồng thời công sức bỏ ra để cai nghiện cũng ra sông ra biển, bệnh nhân phải làm lại từ đầu. Vì vậy, người nghiện phải cố gắng chịu đựng, vượt qua sự cám dỗ.

Hãy chọn cho mình một phương pháp cai nghiện phù hợp. Những người nghiện nặng, có dấu hiệu hoặc đã bị bệnh gan nên đến cơ sở y tế để cai nghiện bằng phương pháp "cắt rượu đột ngột", đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng đường ăn uống hay truyền huyết thanh. Khi có biểu hiện lên cơn nhiều thì uống thuốc an thần để quên đi.

Những người khác nên cai bằng phương pháp giảm dần lượng rượu uống vào hằng ngày. Phương pháp này an toàn và phù hợp đặc điểm sinh lý của cơ thể, nhưng khá tốn thời gian (2-4 tuần). Trong khi cai, bệnh nhân cần đề phòng bị hạ đường huyết (rất dễ xảy ra ở những người cai rượu vì thứ đồ uống này đã trở thành một chất chuyển hóa quen thuộc). Nếu có những biểu hiện nặng như co giật hay hôn mê, nên đến bác sĩ.

Tuy nhiên, điều khó khăn nhất không phải là cắt cơn nghiện mà là tránh tái nghiện. Hãy tự cách ly với bạn nhậu bằng cách giao việc đối ngoại cho người khác, nhận nhiệm vụ đón con vào giờ nhậu, nói với bạn nhậu rằng bệnh gan của mình đã nặng rồi... Quan trọng nhất là phải tự giác và coi trọng sĩ diện bản thân để tự quản lý mình tốt nhất. Hãy hướng niềm say mê vào thể thao hoặc những công việc có ích khác để không còn thời gian nghĩ đến rượu.

Thanh Niên

Sửa bởi quản trị viên 13/09/2010 lúc 07:43:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.

Quảng cáo
Offline dien180  
#2 Đã gửi : 08/11/2004 lúc 11:56:53(UTC)
dien180

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-06-2004(UTC)
Bài viết: 673

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

Những thuốc không được dùng khi uống rượu

Rượu chỉ có lợi nếu uống vừa phải và đúng lúc.

Nếu mới uống rượu, bạn đừng dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol. Rượu sẽ làm tăng tác dụng của một số men trong cơ thể. Những men này chuyển hóa thuốc thành Acetylbenzoguinoneimin, rất độc hại đối với gan.

Rượu có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương. Do đó, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu bạn uống rượu, chất cồn sẽ có thể tương tác với thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại.

Các thuốc sau không được dùng khi uống rượu:

Thuốc hạ huyết áp: Ngay sau khi uống, rượu sẽ gây hạ huyết áp thể đứng, choáng váng và ngất xỉu. Nhưng nếu uống nhiều và đều đặn, rượu lại làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Thuốc an thần, thuốc ngủ, chống trầm cảm, giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, chống động kinh, kháng histamin H1: Rượu sẽ tác dụng cộng hợp, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.

- Thuốc chống động kinh (Phenytoin), chống đông máu (Warfarin), chống tiểu đường (Tolbutamid): Rượu sẽ làm giảm 1/3-1/2 hàm lượng thuốc hấp thu vào huyết tương, từ đó giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc.

- Aspirine: Tác dụng phối hợp giữa rượu và aspirine sẽ gây kích ứng, gây hại cho niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.

- Thuốc hạ đường huyết: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê. Bệnh nhân tiểu đường không phải kiêng rượu tuyệt đối, nhưng không được uống nhiều.

- Disulfiram và các chất giống disulfiram: Chất này ức chế sự oxy hóa rượu để hình thành acetaldehyt nên được dùng làm chất cai nghiện rượu với biệt dược Antabuse. Khi đã dùng thuốc, nếu uống rượu thì sau 5-10 phút sẽ cảm thấy mặt đỏ bừng bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai nghiện).

Hoạt chất metronidazol cũng có tác dụng disulfiram, gây tích tụ acetaldehit trong cơ thể. Do đó, khi dùng metronidazol, bệnh nhân không được uống rượu, kể cả 48 giờ sau khi ngừng thuốc.

Thuốc chống lao (Rifampicin): Rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.

DS Phan Quốc Đống, Sức Khỏe & Đời Sống
hehe post vô đây cho lão Vũ đọc mà tránh nha

Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.

Offline buituongvu  
#3 Đã gửi : 10/11/2004 lúc 02:45:14(UTC)
BuiTuongVu

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 28-04-2004(UTC)
Bài viết: 567

Được cảm ơn: 34 lần trong 22 bài viết

Đâu bao tử nè.
No đâu. Đói đâu.
Mẹ ơi! Uống rượu lại không đâu!
Một tuần sau ngày uống rượu thì vẫn còn đâu và đâu nhiều hơn.

Uống thuốc gì bây giờ!

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.