Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 09/11/2007 lúc 02:49:25(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Điều trị thuốc kháng virus cho người có HIV



 

Thuốc kháng virus ARV là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Antiretrovirus, dùng để điều trị cho người có H. Tuy không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng hiện nay, ARV là một trong những biện pháp tối ưu nhất để có thể kéo dài cuộc sống, nâng cao sức khỏe cho người có H.


ARV với những ưu điểm như: làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV, phục hồi các chức năng miễn dịch, giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh cơ hội liên quan đến HIV , cải thiện sức khỏe và thời gian sống, làm giảm dự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm.

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các bịên pháp chă m sóc và hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV. Bẩt kì một phác đồ điều trị nào đều phải có ít nhất 3 lọai thuốc và những phác đồ điều trị này sẽ tuân theo sự chỉ định của Bộ Y tế. Sự tuân thủ điều trị là hết sức quan trọng bởi nếu chỉ cần quên uống thuốc 3 lần trong một tháng thì điều trị sẽ thất bại, rất khó khăn trong việc tìm phác đồ thay thế, hoặc có tìm được cũng không còn nhiều tác dụng do virus lúc đó rất có thể đã trở thành chủng virus kháng thuốc. Các thuốc kháng virus chỉ có tác dụng hạn chế sự nhân lên của virus mà không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh phải điều trị suốt đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng nhằm tránh lây truyền HIV sang cho người khác.

Hiện nay, theo qui định của Bộ Y Tế, các phác đồ điều trị ARV được chia thành các nhóm sau:

Nhóm I: nhóm ức chế men sao chép ngược Nucleoside ( NRTY) bao gồm các lọai thuốc sau: Zidovudine (AZT, ZDV), Stavudin (d4T), Didanosine (DDI), Lamivudine (3TC), Abacavir ( ABC) và Tenofovir ( TDF).

Nhóm II: nhóm ức chế men sao chép ngược Non -Nucleoside ( NNRTY) bao gồm các lọai thuốc : Efavirenz (EFV) và Nevirapine ( NVP).

Nhóm III: nhóm ức chế men Protease (PI) bao gồm: Indinavir (IDV), Saquinavir( SQV), Nelfinavir (NFV), Lopinavir (LPV/r) và Ritonavir ( RTV)- riêng lọai RTV này dùng để hỗ trợ cá lọai PI khác.

Người lớn, vị thành niên nhiễm HIV sẽ được chỉ định dùng ARV khi ở trong giai đọan AIDS theo các tiêu chí lâm sàng, số tế bào TCD 4, hoặc tổng số tế bào lympho, cụ thể như sau:

1. Trường hợp có số TCD4 :

- Người nhiễm HIV giai đoạn IV, tức là đã chuyển từ HIV sang AIDS, không cần phải phụ thuộc vào chỉ số TCD4 là bao nhiêu

- Người nhiễm HIV giai đoạn III, tức là giai đoạn cận AIDS khi số TCD4< 350 tế bào/ ml máu.

2. Trường hợp không có TCD 4:

- Người nhiễm HIV giai đoạn IV, không cần phụ thuộc vào tổng số lympho là bao nhiêu.

- Người nhiễm HIV giai đọan II (hoặc III) khi tổng số tế bào lympho < 1200 tế bào/ ml.

Người nhiễm HIV chưa có chỉ định dùng ARV, tức là nhiễm HIV giai đoạn I, giai đoạn chưa có triệu chứng suy giảm miễn dịch, sức khỏe còn tốt, cần được theo dõi về lâm sàng và miễn dịch trong vòng từ 3 – 6 tháng một lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà ARV mang lại cho người có H thì ARV cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, không ít thì nhiều tác động lên cơ thể người bệnh. Vì vậy, sau khi được điều trị ARV, nhất là trong tuần đầu tiên, phải thường xuyên theo dõi những thay đổi của cơ thể, nếu có những triệu chứng khác lạ như: sốt cao, phát ban toàn thân, đau bụng… thì phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời


Sửa bởi quản trị viên 13/08/2009 lúc 05:45:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.