<table cellspacing="0" cellpadding="2" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td width="100%"><font face="Arial" size="4">NGƯỜI THẦY ĐẶC BIỆT</font></td></tr> <tr> <td width="100%"> <table cellspacing="0" cellpadding="2" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td width="100%"> <tr> <td width="100%"><img height="280" src="http://www.tntp.org.vn/newsimgs/17_11_2004/nf1102.jpg" width="430" border="1" /></td></tr> <tr> <td width="100%"><font face="Times New Roman" size="2"><i>Thầy giáo Nguyễn Trai với học trò của mình ở lớp học cũ.</i></font></td></tr></tbody></table></td></tr> <tr> <td width="100%"> <div align="justify"><font face="Arial" size="2"> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify"><font color="#ff0000"><i><b>Cách thành phố Huế không xa, nơi có cửa biển Thuận An nổi tiếng, có bờ cát mịn nằm dưới làn nước trong xanh, đẹp nên thơ, có miếu thờ thần cá voi, linh vật của người dân xứ biển, suối nước khoáng Mỹ An có thể chữa những bệnh mãn tính của người già. Nhưng cũng nơi đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Và còn có một người nổi tiếng của xã Phú Đa huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thi</b></i></font></font><font size="2"><font color="#ff0000"><i><b><font face="Arial">ên - Huế. </font></b></i></font></p></font> <p style="MARGIN-TOP: 5px; MARGIN-BOTTOM: 5px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify"><b><font face="Arial" color="#0000ff">Lớp học đặc biệt và...</font></b></p><font size="2"> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify"><font face="Arial">Một lớp học 15 ng</font></font><font face="Arial" size="2">ười nhưng có các lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 3. Có bạn cao nhất lớp vẫn còn đang tập đánh vần và nắn nót từng chữ viết. Có những bạn đã đi học ở trường cả năm mà không cộng, trừ nổi hai con số, có bạn cha mẹ là giáo viên nhưng cũng đến học kèm. Bạn Vương Tâm 8 tuổi “lớn đùng” nói tiếng Việt chưa sõi vì mới ở nước Lào về... Tất cả quây quần bên người thầy giáo thật giản dị và chân tình. Người thầy giáo “ngoài biên chế “ miệt mài với lớp học ghép này từ những năm đầu của thập niên 80, của thế kỷ trước. Có những nhà, cả mẹ, con cùng là học tr</font><font face="Arial" size="2">ò của thầy.</font></p> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify"><font face="Arial" size="2">Không cần </font><font face="Arial" size="2">đăng ký rườm rà, chỉ một quyển vở và cây viết là có thể đến lớp. Học phí được tính bằng từng lon gạo của trò mang đến. Có trò gạo cũng không có mà mang, 10.000 đồng/ tháng cũng không có mà nộp, thì cứ học 2 tháng, bố mẹ sẽ đi cấy, cuốc ruộng giúp thầy một ngày công lao động. Nếu ba, mẹ không có sức lao động thì cũng... thôi luôn. Các bạn có thể tự hỏi : Sao đến trường Tiểu học mà cũng khó vậy ư ? Các khoản thu phí đều miễn rồi mà. Ấy, thế mới là một lớp học “đặc biệt”...</p></font> <p style="MARGIN-TOP: 5px; MARGIN-BOTTOM: 5px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify"><b><font face="Arial" color="#0000ff">... Người thầy vượt khó</font></b></p><font face="Arial" size="2"> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify">Để có ngày được làm thầy như hôm nay đâu phải chuyện dễ. Hồi ấy, Nguyễn Trai đang đi học thì tự nhiên đôi chân cứ xụi dần đến khi teo hẳn lại, khiến Trai phải nằm bất động. Tất cả mọi chuyện đều phải phục vụ tại chỗ. Ba tháng liền như vậy, tiền thuốc men đã mang công mắc nợ nhiều rồi nhưng thương con, cha mẹ vẫn vay mượn để mua một chiếc rađiô cho con nghe đỡ buồn. Nghe đài, Trai biết được bao nhiêu gương người tàn tật vượt khó làm nên điều kỳ diệu. Và cậu quyết tâm : Phải tập cử động từng phần trên cơ thể, để tự ngồi dậy, di chuyển được. Mắt có thể nhìn, tay có thể viết thì không có gì ngăn cản quyết tâm học làm thầy của Trai được. Sự động viên của thầy cô, bạn bè là cả ngàn thang thuốc bổ... thế là khó khăn cứ lùi dần. Dạy cho người mù chữ và tái mù chữ tại nhà không thu phí, là niềm vui đầu tiên của thầy Trai. Lấy cửa làm bảng, chiếu giường làm bàn, thế mà vẫn rất đông học viên. Lớp của thầy đã được ngành Giáo dục địa phương đánh giá cao. </p> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify">Theo thời gian, học viên lớp xóa mù lại đưa con em của mình đến với thầy. Không học phí nhưng trợ giúp thầy bằng những lon gạo. Và cái tên “Lớp học gạo” có từ đó. Đã gần 20 năm, từ lớp học ngay trong nhà ba mẹ, đến khi ra một lớp học riêng cũng là bao công sức của thầy. Tuy chỉ là nhà mái tôn vách lá nhưng cảnh quan sư phạm thật đầm ấm. </p> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="justify">Hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu của thầy Trai, Ủy ban nhân dân xã và một nhà hảo tâm ở 11 phố Trần Văn Ơn thành phố Nha Trang đã giúp 28 triệu đồng, xây một phòng học mới và một phòng nhỏ cho thầy Trai nghỉ ngơi sau giờ dạy. Nhìn ngôi nhà mái ngói đỏ tươi với nét mặt rạng rỡ của thầy tr</font><font size="2"><font face="Arial">ò xứ cát, chúng tôi bỗng rộn một niềm vui. </font></font></p><font size="2"> <p style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px; TEXT-INDENT: 15px" align="right"><b><font face="Arial">THU HẰNG</font></b></p></font></div></td></tr> <tr> <td> <p align="right"><font face="Times New Roman" size="2"><i>Báo TNTP</i> - - </font><font face="Arial" size="2">17/11/2004 4:28:23 PM</font></p></td></tr></tbody></table>