<table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td> <hr color="lightgrey" size="1" /> </td></tr> <tr> <td> <table cellspacing="0" cellpadding="4" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td style="HEIGHT: 1px"> <table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0"> <tbody> <tr> <td><img id="StoryAvatar" style="BORDER-TOP-WIDTH: 0px; BORDER-LEFT-WIDTH: 0px; BORDER-BOTTOM-WIDTH: 0px; WIDTH: 180px; BORDER-RIGHT-WIDTH: 0px" alt="" src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/trungnn/12_daidien.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="pic_explain"><span id="AvatarDesc" style="WIDTH: 180px"><em><font color="#808080">Đại diện Báo CAND đến thăm và trao quà cho các cháu tại trung tâm.</font></em></span></td></tr></tbody></table></td></tr> <tr> <td></td></tr> <tr> <td></td></tr></tbody></table><span class="sapeau_box"> <p align="justify"> <p><strong><font color="#000080">Số phận của bé Phạm Thị Ngọc Huyền (5 tuổi) là nỗi đau đớn, dằn vặt và bi kịch của một người đàn bà khao khát được làm mẹ. Vốn là một người trong biên chế Nhà nước, nhưng duyên phận trớ trêu khiến người phụ nữ đó muộn chồng. Bản năng làm mẹ khiến chị mạnh bạo bước qua mọi lễ giáo để xin người lái xe ôm một đứa con.</font></strong> </p></span> <p></p> <p align="justify"><span class="time_zone" id="lbContinue"></span><span class="text_box" id="lbBody"> <p>Khi bé gái có đôi mắt đen ra đời, chị đặt luôn tên cháu là Huyền. Chị quên đi mọi sầu muộn, vất vả để chăm lo cho bé. Chị vui, bố mẹ chị thương con, thương cháu cũng cùng niềm vui với chị. Đứa trẻ lớn lên trong sự đùm bọc của ông bà, của người mẹ đang khát khao hạnh phúc. Nó xinh đẹp, bụ bẫm, nó là niềm tự hào của chị. </p> <p>Khi Huyền được một tuổi, chị bỗng nghe tin dữ, người lái xe ôm mà chị "xin" con vừa mất vì AIDS. Chị nhìn mình, nhìn đứa con gái có đôi mắt đen huyền mà lo sợ. Rồi chị cũng mạnh dạn bế con đi xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm khiến chị ngã gục. Chị qua đời do những đau đớn về tinh thần nhiều hơn là thể xác. Ông bà ngoại già yếu không thể chăm sóc cháu, họ đưa Huyền vào tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Ba Vì (Hà Tây) với hy vọng tình yêu thương của xã hội sẽ giúp cháu có những ngày tháng yên ấm.</p> <p>Chị Minh, một cán bộ trung tâm, đã cho tôi xem các bức ảnh lúc cháu Huyền 2, 3 tuổi. Đứa trẻ trong ảnh khác xa với Huyền bây giờ. Nó hồn nhiên, khỏe mạnh, đúng là hiện thân của một đứa trẻ sinh ra từ hạnh phúc. Bây giờ nhìn Huyền, người ta nghĩ đến cái kết cục buồn của các bé nơi đây. Một "mẹ" nói nhỏ với tôi: "Có lẽ bé<span> </span>Huyền chẳng sống được bao lâu nữa". </p> <p><strong>11 "mẹ", 11 tấm lòng của những người một thời lầm lỗi</strong></p> <p> <table cellspacing="2" cellpadding="2" rules="all" width="180" align="right" bgcolor="#f3f0cd" border="0" frame="box"> <tbody> <tr> <td> <p>Ngày 19/11, đại diện Báo Công an nhân dân đã đến thăm và trao quà cho các cháu nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Ba Vì, Hà Tây. Những món quà của bạn đọc, của Báo gửi đến chỉ là "một tấm lòng trong vạn tấm lòng" dành cho những đứa trẻ không có tuổi trưởng thành nơi đây. Nhìn các cháu ríu rít mặc những bộ quần áo mới do bạn đọc Báo Công an nhân dân gửi tặng, những người lớn có mặt đều vui cùng niềm vui chung với trẻ nhỏ. </p></td></tr></tbody></table>Trước đây, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 không có chức năng nuôi trẻ mồ côi, trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi. Nhà trẻ của trung tâm hiện nay ra đời chính là vì lòng nhân ái của đồng chí Phương, Giám đốc. Từ một cháu bé có HIV bị bỏ rơi, do đơn vị bạn gửi nuôi hộ, nay trung tâm đã có trên 20 cháu. Để Hà Nội có được một địa chỉ nuôi trẻ hoàn cảnh đặc biệt này, còn có sự đóng góp của các "mẹ", những người đàn bà một thời lầm lỗi.</p> <p>Các "mẹ" vào trung tâm là do bị… gom về. Hết thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 24 tháng… tùy thuộc vào từng "thành tích", họ được trở về cộng đồng để làm lại cuộc đời. Nhưng đánh mất thì dễ, làm lại quá khó. "Ngựa quen đường cũ" nên họ lại bị đưa vào trung tâm. Những ngày tháng tĩnh lặng sống trong trung tâm đã cho họ thời gian để suy ngẫm. </p> <p>Giữa lúc ấy thì Trung tâm cần người chăm sóc những đứa trẻ bị bỏ rơi mang trong mình căn bệnh như họ. Họ tình nguyện ở lại. Có người đã từng làm mẹ, có người từng bỏ con đi "bụi", lại có người chưa từng một lần sinh nở. </p> <p>Chị Lê Thu Hương, quê Thái Bình đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Chị đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc. Những ngày tháng sống trong cảnh "vợ mua", chị đã sinh một đứa con. Thương con nhưng không thể sống cuộc sống bị đọa đầy, chị trốn về. Không dám về quê, chị lang thang ở Hà Nội, sống bằng cái nghề "đứng đường". Bị "gom" vài lần, lần sau lên đây chị biết mình có HIV. Chị tình nguyện ở lại, hàng ngày chăm sóc các cháu bé<span> </span>để cảm thấy bớt tội lỗi. Nói về mơ ước của mình, chị trầm ngâm "giá được nhìn thấy cháu lần cuối...".</p> <p>Hay như chị Lữ Thanh Hải, một cô gái miền Trung, bị anh chồng nghiện đẩy ra kiếm tiền ngoài đường. Chị cung phụng những người đàn ông để lấy tiền phục vụ chồng. Nhưng tất cả họ đều coi chị như rơm rác. Bao nhiêu tủi nhục chị gánh chịu tất, kể cả khi "đứng đường" bị gom vào đây. Hết thời gian giáo dục, chị không về vì không muốn làm xáo trộn cuộc sống của con mình. Bây giờ, công việc của một người chăm trẻ khiến chị luôn bận rộn. "Nhưng vui", chị bảo thế.</p> <p>11 "mẹ", chia thành 2 nhóm: Cấp dưỡng, chăm sóc trẻ. Các chị phân công hợp lý để ở bên các cháu 24/24h. Vui cùng trẻ, khóc cùng trẻ. Nhiều khi nhận được tin một cháu nào đấy có kết quả âm tính, các chị vui lắm. Từ đầu năm đến nay, có 3 cháu được xác định không có vi - rút HIV và các cháu được chuyển đi nơi khác. Hiện nay, các chị đang hy vọng cậu bé có cái tên giống con gái - Hồng cũng như vậy. Không vui sao được, khi mới sinh bị vứt bỏ, các cháu đều có kết quả xét nghiệm dương tính, một thời gian sau, con vi - rút quái ác này tự rút lui, trả lại cho các cháu cuộc sống, tương lai.</p> <p>250.000đ/tháng là số tiền nuôi dưỡng một cháu bé dưới 18 tháng; trên 18 tháng các cháu được trợ cấp 150.000đ/tháng. Chắc chắn số tiền này không thể đủ để nuôi dưỡng một đứa bé, nhất là khi các cháu đang mang căn bệnh mà y học hiện bất lực. Các "mẹ" dù yêu con, các cán bộ trung tâm dù có tinh thần trách nhiệm cao cũng không thể thường xuyên trích lương của mình hỗ trợ các cháu mãi được. Qua bài viết này, chúng tôi kêu gọi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, bạn đọc hảo tâm hãy giúp đỡ, đùm bọc các sinh linh bé nhỏ trong những ngày được sống. </p> <p>Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 2 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Tây), điện thoại 034 8630054 hoặc Quỹ Xã hội - Từ thiện, Báo Công an nhân dân, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội<img src="http://www.cand.com.vn/Images/reddot.gif" /></p></span><br /> <p></p></td></tr> <tr> <td align="right"> <span class="source" id="lbAuthor2"><strong>Cao Hồng</strong></span></td></tr></tbody></table><br /><br /><font color="#d3d3d3">Nguồn "CAND.com.vn"</font><br />