Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline admin  
#1 Đã gửi : 03/06/2004 lúc 05:40:18(UTC)
Admin

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 1.969

Cảm ơn: 235 lần
Được cảm ơn: 519 lần trong 224 bài viết


T., 20 tuổi, từ một tỉnh miền Trung vào TP.HCM bán hàng tại quán cơm bình dân của bà A. trên đường Ba Tháng Hai. Cách đây hơn hai tháng, T. lên cơn đau bụng và được trở đến Bệnh viện nhân dân 115 từ sáng sớm. Các bác sĩ ở đây chuẩn đoán cô bị đau ruột thừa. Xét nghiệm trước khi làm phẫu thuật cho kết quả T. nhiễm HIV... Mọi chi phí của cô đều được tính với ''giá đặc biệt''. Bạn bè hốt hoảng xa lánh... Nhưng, sự thật bệnh viện đã chẩn đoán sai (?).

Chuẩn đoán ''khủng khiếp'' đã khiến những ngày nằm viện của T. và nhiều ngày sau đó trở thành cơn ác mộng, nỗi đau tinh thần khó phai trong cuộc đời cô gái trẻ.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, T. được khuyên qua siêu âm ở Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo để xác định chính xác nguyên nhân đau bụng. Lúc ấy đã cuối giờ làm việc buổi chiều. T. bị đau đến toát mồ hôi và lên cơn sốt rét khiến nhân viên y tế tại đây phải làm nóng, cấp cứu cho cô, rồi siêu âm ngay lập tức với kết quả đáng tiếc: T. bị vỡ ruột thừa do mổ quá trễ và cần trở lại Bệnh viện 115 giải phẫu gấp nếu không có thể nguy đến tính mạng. 

Các bác sĩ cẩn thận đặt vấn đề: ''T. bị nhiễm HIV nên phải tiệt trùng mọi dụng cụ sau khi mổ và phải dùng thuốc đặc trị rất đắt tiền. Một mũi thuốc khoảng 260.000 đồng, mà mỗi ngày phải chích tới ba mũi, gia đình liệu có đủ khả năng tài chính hay không?''. Đúng là chi phí điều trị cho T. đắt hơn hẳn so với người mổ ruột thừa bình thường: tổng cộng lên đến 16 triệu đồng. Thời gian điều trị cũng kéo dài hơn hẳn: hơn một tháng trời so với bình quân 5-7 ngày.

Lý do kéo dài là vì sau khi mổ xong, do sợ lây nhiễm HIV nên y tá không rửa vết thương hàng ngày cho cô như bao bệnh nhân nằm chung phòng, mà thoạt đầu ba ngày mới rửa một lần, sau lại kéo dài tới bốn ngày. Mỗi lần rửa ai nấy làm như virus từ T. có thể lây lan qua nên họ làm vội vội vàng vàng. Vết mổ của T. bị nhiễm trùng.... 

Tiếng dữ đồn xa

Việc T. bị ''nhiễm HIV'' được công khai trước mọi người: trên phiếu theo dõi bệnh của cô dán ở đầu giường ghi rõ ''Chẩn đoán: VRT/EV (+)'' và ngay cửa phòng là tấm bảng lớn ghi bệnh nhân nhiễm HIV có tên T. khiến bao nhiều người nằm chung phòng nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ, người lộ vẻ thương cảm cho cô thiếu nữ mới lớn, kẻ lại xa lánh không dám bắt chuyện với cô.

Bạn bè ghé thăm, họ muốn ''té ngửa'' khi biết cô đã ''lây nhiễm HIV''. Ai nấy chỉ thăm một lần rồi "biệt tăm tích"! Chỉ riêng đứa em trai cô, mới 17 tuổi, theo chị vào thành phố đánh giày kiếm sống qua ngày, tối nào nào cũng vào bệnh viện thăm chị và ngồi ôm mặt khóc một mình khiến T. muốn đứt cả ruột gan.

Bà A., chủ quán cơm, cũng hốt hoảng báo tin về gia đình T. Mẹ T. và người bác vội bỏ hết công việc đồng áng, vay mượn tiền bạc, gấp gáp lặn lội từ miền Trung vào Bệnh viện 115 chăm sóc cho con. Mẹ T. chỉ biết dàn giụa nước mắt khi bác sỹ dặn dò bà cách chăm sóc đứa con sớm mắc bạo bệnh, còn cẩn thận khuyên bà đừng nên cho T. lập gia đình.

Tiếng dữ đồn xa, cả vùng quê của T. xôn xao bàn tán về tin cô đã nhiễm HIV. Có kể xấu miềng còn dám quả quyết T. không còn sống được bao lâu nữa.

Làm sáng tỏ sự nhầm lẫn

Vết mổ lành, T. xuất viện. Bà chủ quán cơm dù tốt mấy cũng không còn lòng dạ nào nhận T. tiếp tục làm việc. Nhưng vốn biết tính T. bà cẩn thận hỏi lại cô về chuyện tình cảm. Rồi bà trở nên nghi ngờ chuẩn đoán của bệnh viện 115. Bà nhờ người quen đưa T. đến Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán trước khi cho cô về với gia đình.

Kết quả xét nghiệm làm cho cả bà A. lẫn T. thở phào nhẹ nhõm: Phiếu xét nghiệm số 6840 ghi rõ: ''Kỹ thuật: tìm kháng thể HIV. Kết luận: Âm tính. Chưa phát hiện kháng thể HIV''.

Xác suất hai xét nghiệm 50/50, bà A. lại nhờ người dẫn T. tới Bệnh viện Da liễu xét nghiệm máu một lần nữa cho chắc ăn. Lần này, người dẫn T. đi đóng vai Việt kiều muốn cưới vợ (là cô T.) và hai người cần thử máu trước khi kết hôn để việc xét nghiệm được tuyệt đối cẩn trọng. Với yêu cầu xét nghiệm Elisa HIV, phiếu xét nghiệm của Bệnh viện Da liễu ngày 20/2/2003 đóng dấu: ''Không phát hiện kháng thể kháng HIV''.

Hẳn không còn phải nghi nghờ về tình trạng nhiễm HIV của T. nữa. Rồi đây, những người có trách nhiệm trong vụ nhầm lẫn chết người này sẽ phải bồi thường cho T. Thiệt hại tiền bạc, thuốc men, tiền thử nghiệm, tiền tàu xe, tiền bỏ công ăn việc làm có thể tính toán cụ thể được nhưng còn danh dự, nhân phẩm của cô gái mới lớn thì tính sao cho xuể? Nạn nhân khổ sở nói: ''Tôi đã có thể chết vì dư luận''.

Và những bác sĩ, y tá, nhân viên thuộc Bệnh viện nhân dân 115 liên quan đến vụ chuẩn đoán sai bệnh của T. họ nghĩ gì?

(Theo Pháp Luật TP.HCM)


Sửa bởi người viết 19/08/2009 lúc 03:37:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Offline heo1980  
#2 Đã gửi : 03/06/2004 lúc 05:58:41(UTC)
heo1980

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.458

Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
Một nhầm lẫn tai hại, các bạn thử đặt trường hợp mình bị như thế đi, mình thấy các bác sỹ tậht thiếu trách nhiệm, còn đâu câu lương y như từ mẫu!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.