Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline yeudaikho  
#1 Đã gửi : 25/01/2005 lúc 11:43:27(UTC)
yeudaikho

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2004(UTC)
Bài viết: 520
Đến từ: Việt Nam

CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ PHẢI ĐI TỪ NGUYÊN NHÂN

          Năm 16 tuổi, Y bị lừa bán sang Campuchia làm phụ nữ bán dâm. Một năm sau, nhờ cớ sự giúp đỡ của công an, gia đình mới tìm được Y. Trở về nhà, không có vốn, em đành phải làm nghề sửa móng tay để kiếm sống. May mắn, Y đã tìm được “ý trung nhân”. Nhưng kết hôn mới chưa đầy tháng, người chồng đã ra đi do tai nạn xe máy. Khi có bầu tháng thứ tư, do bị hạ huyết áp nên Y phải vào Bệnh viện để chữa trị và tại đây các bác sĩ phát hiện em đã bị nhiễm HIV... Từ khi biết tin đó, Y rất chán nản và hoang mang. Em nghĩ mình không làm gì “bậy” mà cho rằng bị nhiễm HIV là do cắt móng tay. Lo sợ bị hàng xóm, người thân xa lánh nên em đã bỏ việc, chỉ quanh quẩn ở nhà và không giao tiếp với ai nữa. Em cũng không đi bệnh viện sinh con vì sợ bị đối xử tệ mà chọn cơ sở y tế tư nhân. Gia đình Y, nhất là người mẹ đã cố gắng dấu tin con bị nhiễm HIV vì sợ sự xa lánh của hàng xóm láng giềng. Bà còn lo lắng cho tương lai của hai con trai, nếu thông tin bị loan rộng thi con trai bà khó có cơ hội tìm được bạn gái và lập gia đình...

          Câu chuyện này là một ví dụ người có HIV và gia đình họ sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử như thế nào? Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ (ICRW) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS, tại hai thành phố Cần Thơ và Hải Phòng, nhằm tìm ra được nguyên nhân của sự kỳ thị, cũng như tìm hiểu sự đan xen giữa kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và liên quan tới ma túy, mại dâm; đồng thời tỉm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố giới cũng như các vai trò của giới tới các quá trình này.

          Theo nghiên cứu thì sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS phần lớn bắt nguồn từ kiến thức, nhận thức về HIV/AIDS của đại bộ phận nhân dân còn chưa đầy đủ. Nhiều người vẫn còn nghĩ HIV/AIDS có thể lây qua tiếp xúc thông thường như... bắt tay. Điều này đã dẫn tới việc người dân áp dụng những biện pháp phòng tránh không đúng, nên dễ mang tính kỳ thị. N.N ở Hải Phòng cho rằng: “Nếu tự phòng bệnh cho mình thì em nghĩ nên tránh xa những người nhiễm HIV. Bời vì gần những người đó thì nguy cơ sẽ nhiều hơn. Tránh xa là tốt nhất”.

          Thậm chí, những người tỏ ra thông cảm để tránh làm tổn thương tình cảm của những người có HIV/AIDS vẫn thận trọng và giữ khoảng cách đối với họ: “Mình vẫn có thể ngồi gần họ, nhưng xài chung đồ vật thì không”. Uống chung ly với người nhiễm HIV tuy nghe nói không lây, nhưng không uống chung là chắc nhất. Vú dụ, người ta mời mình uống nước thì mình nên từ chối khéo...” M.T ở Cần Thơ thổ lộ.

          Nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy rằng, bệnh viện là nơi mà sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV thể hiện rõ nhất. Đa sô người dân khi được phỏng vấn đều cho rằng khả năng lây nhiễm HIV trong bệnh viện là rất lớn vì phải tiếp xúc với máu ma. Do sợ hãi, người dân thường có tâm trạng lo lắng khi tới cơ sở y tế, nhất là ở khoa điều trị bệnh nhân AIDS, khoa Truyền nhiễm. N.C ở Hải Phòng kể lại: “Tất cả bệnh nhân ở phòng bệnh, nơi người nhà tôi đến cấp cứu đã rủ nhau đi xét nghiệm HIV hoặc xin chuyển phòng, vì họ biết được người nhà tôi bị nhiễm HIV...”.

          Mặt khác, phụ nữ nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị nặng nề hơn năm giới. Trong khi cộng đồng có xu hướng chê trách người phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS, còn nam giới khi bị nhiễm HIV/AIDS lại thường nhận được sự tha thứ nhiều hơn. N.P ở Hải Phòng cho biết: “Nếu đàn ông chơi bời, hám của lạ, chích choác... bị nhiễm HIV là tất nhiên. Nhưng con gái bị nhiễm HIV thì ngạc nhiên, vì chỉ có đi làm nghề “kia” thì mới bị, chính vì thế mà xã hội đối xử cũng khắt khe hơn. Dù gì thì phụ nữ cũng không thể “tự do” như nam giới được...”.

          Kết luận của nghiên cứu đưa ra là cần phải làm nhiều hơn nữa để đương đầu và giải quyết không chỉ những tác động mà còn cả những nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS. Các chương trình cần làm giảm nỗi sự hãi lây nhiễm HIV thông qua các tiếp xúc thông thường, bằng cách chuyển tải những thông tin thực tế, rõ ràng về HIV/AIDS, cách lây truyền, trong trường hợp nào thì bị lây... Cân nhắc một cách thận trọng nằm tách HIV khỏi các “tệ nạn xã hội” trong các chính sách, văn bản luật pháp, chương trình và trong suy nghĩ của công chúng. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần những thông điệp tuyên truyền, đề cao những hình ảnh tích cực của người có HIV trên các phương tiện thông tin đại chúng.../.

Khánh Quỳnh

 

Sửa bởi quản trị viên 28/03/2012 lúc 05:25:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

"Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại trong khổ đau" Unknown
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.