Lời đồn đại ko có hình thức nhất định, cũng ko có phương hướng nhất định, sờ ko thấy, tóm ko được, hơn nữa rất khó ngăn ngừa. Nếu nhẹ dạ tin vào lời đồn đại, thì sẽ sinh ra phán đoán sai lệch.

Sau khi lời đồn nảy sinh thì thường khuếch tán ra tứ phía, lúc này bất kể là thánh nhân hay người thường, hoặc ít hoặc nhiều đều sẽ bị ảnh hưởng, cộng thêm các tạp chí, các báo lại thích thổi phồng thêm những tin kiểu “nhà trống lắm gió” đó, thế là lời đồn đại ngày một rộng ra, ảnh hưởng cũng ngày một rộng lớn.

Con người, hễ tụ tập với nhau là thích nói những chuyện bàn luận tới người khác. Ai ai cũng biết rằng ko thể tin vào lời đồn đại để phán đoán người khác, nhưng lại vô tình phạm phải tật này, đây chính là cái gọi “lặp đi lặp lại sẽ có hiệu quả”.

Để chứng minh điều này, câu chuyện “Tăng Tham giết người” minh họa:

Chuyện kể rằng có một người cùng họ tên với Tăng Tham đã giết người, người nghe thấy tin này đầu tiên cho rằng Tăng Tử giết người, liền chạy tới nhà ông nói với mẹ ông rằng: “Nghe nói Tăng Tham giết người”. Mẹ của Tăng Tham đang dệt vải, nghe tin này xong, bình tĩnh nói: “Con tôi ko thể làm việc đó được”. Nói xong lại tiếp tục dệt vải. Một lát sau, lại có một người nói với Tăng mẫu: “Con trai bà đã giết người, còn ko mau chạy đi xem xem!”. Tăng mẫu vẫn ko động lòng, lại tiếp tục dệt vải. Tiếp đó người thứ ba lại chạy tới nói: “Tăng Tham giết người đã bị bắt rồi”. Lúc này Tăng mẫu hoảng lên, lập tức ngừng dệt vải, chạy ra bên ngoài xem thế nào.

“Chiến quốc sách” có đưa ra kết luận về câu chuyện như sau:

“Sự hiếu thuận của Tăng Tử làm cho Tăng mẫu có lòng tin kiên định đối với ông. Nhưng qua vài người kể đi kể lại, ý chí của Tăng mẫu cũng dao động theo”.

“Chiến quốc sách” là một cuốn sách chuyên ghi chép những câu chuyện thời Chiến quốc, trong đó đặc biệt là kể lại rất nhiều các nhà mưu lược kia vận dụng quyền, mưu, thuật, số như thế nào.

Trong các ghi chép của “Chiến quốc sách” còn có một chuyện tương tự như “Tăng Tham giết người”:

Một hôm, trên chợ có một người hét lớn: “Hổ tới!”. Nhưng ko một ai tin. Không lâu sau lại có một người cũng hét như vậy: “Hổ tới!”. Vẫn ko có một ai tin. Tiếp đó lại có một người hét lớn: “Hổ tới!”. Lúc này mọi người tranh nhau bỏ chạy.

Con người rốt cục vẫn sống trong một tập đoàn lớn, vì vậy nhất định phải có một lòng tin kiên định và một khả năng phán đoán phân biệt phải trái, thì mới ko bị lời đồn hoàn toàn mê hoặc. Hàn Phi Tử có nói về việc bậc quân chủ tuyển chọn đề bạt nhân tài như sau: “Một bậc quân chủ nếu ko có một tiêu chuẩn nhất định và phương pháp thích hợp để sát hạch bề tôi, thì dễ tiếp nhận các lời đồn đại. Người khác cho là người tốt, ông ta cũng cho là ko tồi; người khác cho là người xấu, ông ta cũng nhận định anh ta là người xấu”.

Nhiều người thích phê bình người khác một cách tùy tiện, kiểu phê bình vô trách nhiệm này có thể hoàn toàn phủ định tài năng của một người. Chẳng hạn có người nói ai đó ko ổn, nếu người đó quả thật ko ổn, thì cũng chẳng có gì đáng nói; nhưng nếu người đó rất có tài, thì điều đó quả là tồi tệ. Vì câu nói đó một khi đã truyền đi, thì ngay cả người vốn hiểu anh ta cũng sẽ nảy sinh hoài nghi.

Trong xã hội, chúng ta thường có thể nói ra những lời ko thực tế, hàm hồ ko rõ, gây tổn thương cho người khác, kẻ nói có thể ko cảm thấy nghiêm trọng, nhưng những lời bình đó rất có thể cắt đứt cả tương lai tiền đồ của một con người.

Song con người thường ko muốn đối lập với tâm lý của mọi người, mà thích sống hòa vào với tập thể, mà chúng ta có thể nhận thấy trong xã hôi. Quả thực chúng ta ko nên tùy tiện phê bình người khác đúng sai!

Trích trong Nhìn thấu lòng người – Kim Oanh – NXB Thanh niên 1998