Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline hichic  
#1 Đã gửi : 29/04/2008 lúc 04:54:38(UTC)
hichic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2008(UTC)
Bài viết: 1.496
Đến từ: VietNam

Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết

Sức Khoẻ 360 - Viêm gan là gì?


Viêm gan (hepatitis) là danh từ chung để chỉ các tình trạng viêm xảy ra ở gan. Đây có thể là viêm cấp tính hay mãn tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm gan có thể do một nhóm virus gây ra gọi là Viêm gan siêu vi gồm các nhóm A, B, C, D và E. Các virus khác cũng có thể là thủ phạm gây bệnh như các loại virus gây nhiễm trùng đơn nhân (virus Epstein-Barr) hay thủy đậu.

 

Viêm gan cũng có thể dùng để gọi tình trạng viêm xảy ra tại gan do thuốc, nghiện rượu hay do độc chất có trong môi trường. Người ta cũng có thể bị viêm gan khởi phát từ các tác nhân khác như chấn thương và quá trình tự miễn, trong đó cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công gan của chính họ.


Viêm gan là bệnh lý phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lây nhiễm. Mỗi năm Cục Quản lý bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) báo cáo hàng ngàn ca bệnh chỉ riêng tại Hoa Kỳ nhưng các nhà nghiên cứu ước tính số ca mắc bệnh trên thực tế (kể cả cấp và mãn tính) cao hơn số đó nhiều.


Nhiều ca viêm gan xảy ra mà không được chẩn đoán là viêm gan vì người ta tưởng đó là cúm Viêm gan là bệnh lý trầm trọng vì nó cản trở nhiều chức năng bình thường của gan . Trong số đó phải kể đến chức năng sản xuất mật để hỗ trợ hấp thu thức ăn đường tiêu hóa, điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu và ngăn cản các chất có thể gây hại cho cơ thể xâm nhập vào máu.


5 loại virus gây viêm gan nói trên có thể lây truyền bằng nhiều cách nhưng đều có một điểm chung là chúng tập trung tấn công vào gan và làm cho gan bị viêm. Thông thường giai đoạn cấp viêm gan kéo dài 2-3 tuần và người bệnh phải mất đến 9 tuần để hồi phục hoàn toàn. Đa số bệnh nhân phục hồi và được miễn mhiễm với bệnh suốt đời, tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cấp chỉ dưới 1%. Số khác có thể chuyển thành viêm gan mãn khi giai đoạn viêm gan vẫn kéo dài từ 6 tháng trở lên và có thể dẫn đến xơ gan và tử vong

Nguyên nhân gây bệnh?


Mặc dù cùng tấn công lá gan con người và gây ra những triệu chứng tương tự nhau nhưng các dạng viêm gan lại gây bệnh theo nhiều phương thức khác nhau. Trong trường hợp viêm gan do virus, mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài bệnh chủ yếu tuỳ thuộc vào loại virus gây bệnh.


Viêm gan siên vi A, lây nhiễm chủ yếu qua đồ ăn thức uống bị nhiễm phân và được coi là dạng ít nguy hiểm nhất vì nó tự khỏi không cần phải điều trị và cũng không gây viêm gan mãn . Virus gây viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua cầm nắm thức ăn, sống chung nhà, chơi chung đồ chơi ở nhà trẻ, ăn sò ốc chưa nấu chín kỹ bắt được trong những vùng nước bị nhiễm bẩn.


Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền qua đường tình dục, truyền máu, dùng chung kim ống chích ở những người nghiện ma túy. Virus có thể truyền từ mẹ sang con trong hay ngay sau khi sinh và cũng có thể lây nhiễm giữa các người lớn với nhau rồi lây cho trẻ trong cùng một nhà. 1/3 trường hợp mắc viêm gan B không rõ nguyên nhân.


Đa số trường hợp viêm gan B phục hồi hoàn toàn nhưng lại trở thành người mang mầm bệnh suốt đời và có khả năng lây bệnh cho những người khác ngay cả khi họ không còn triệu chứng bệnh. Một số rất ít chuyển sang dạng viêm gan mãn và cũng có khả năng truyền bệnh. Có đến 25% bệnh nhân viêm gan mãn chết sớm do bệnh chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.


Viêm gan siêu vi C thường lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc kim dính máu – kể cả kim xăm da. Mặc dù viêm gan siêu vi C có thể gây triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng khoảng 20% người bị nhiễm loại virus này sẽ tiến triển thành xơ gan trong 20 năm. Khoảng 1/3 ca mắc viêm gan C không rõ nguồn lây nhiễm.


Viêm gan siêu vi D chỉ xảy ra trên người nhiễm viêm gan siêu vi B và có khuynh hướng làm bệnh này bộc phát nặng hơn . Đường lây truyền từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù ít gặp hơn nhưng viêm gan D đặc biệt nguy hiểm vì nó làm bùng phát 2 dạng bệnh cùng lúc.


Viêm gan siêu vi E xảy ra chủ yếu ở châu Á, Mehico, Ấn độ và châu Phi. Giống như viêm gan A, dạng bệnh này lây truyền chủ yếu qua lây nhiễm phân và không gây biến chứng viêm gan mãn. Dạng viêm gan này được coi là tương đối nguy hiểm hơn viêm gan siêu vi A , đặc biệt trên phụ nữ mang thai vì có thể gây tử vong.


Các loại virus khác cũng có thể gây ra viêm gan là virus Epstein-Barr (thường đi kèm bệnh lý nhiễm trùng đơn nhân), virus thủy đậu, virus gây bệnh mụn rộp (herpes simplex virus - HSV) và cytomegalovirus (CMV).


Viêm gan do rượu, chất độc và do thuốc có thể cùng triệu chứng và tình trạng viêm xảy ra trên gan giống như viêm gan siêu vi. Dạng bệnh lý này gây ra không do sự xâm nhập vi sinh vào gan mà do uống quá nhiều rượu trong thời gian dài, ăn phải chất độc hay sử dụng không đúng cách một loại thuốc nào đó kể cả những loại thuốc thông dụng bán không cần toa như paracetamol

 

BS Đặng Thanh Huy, Sức khỏe 360



Sửa bởi quản trị viên 23/08/2009 lúc 06:49:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Sống,học tập và làm việc theo pháp luật !!
nick YM: abcd_efgh1004
Tư vấn của bác sĩ nước ngoài :
http://forum.hiv.com.vn/...ID=86099&PageIndex=3
Độ chính xác của xét nghiệm 6 tuần:
http://forum.hiv.com.vn/ShowPost.aspx?PostID=95296
Quảng cáo
Offline hichic  
#2 Đã gửi : 29/04/2008 lúc 05:03:40(UTC)
hichic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2008(UTC)
Bài viết: 1.496
Đến từ: VietNam

Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết

Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B

In

E-mail

 


Lời mở đầu: Bệnh viêm gan siêu vi là bệnh gan bị nhiễm siêu vi trùng. Có nhiều loại siêu vi trùng nên có nhiều loại viêm gan siêu vi khác nhau. Chúng có thể liên hệ với nhau (như viêm gan B và D) hay hoàn toàn không dính dáng đến nhau (như viêm gan A, B, C) mặc dù có vài triệu chứng trùng nhau. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến vài loại viêm gan siêu vi thường gặp, đó là viêm gan siêu vi A, B và C.


1. Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là gì? Vì sao nó lại là mối lo âu của người Việt? Tôi có thể làm gì để trút đi mối lo sợ này?


Viêm gan còn gọi là sưng gan là một tình trạng bệnh lý có thương tổn ở tế bào gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như vi khuẩn, rượu, hóa chất, một vài loại thuốc và nhất là các loại siêu vi trong đó có con siêu vi gan B.


Trước đây người ta chỉ biết có 2 loại siêu vi tấn công tế bào gan, đó là siêu vi A và B. Sau này người ta phát hiện thêm nhiều chủng loại khác, vì vậy lại có thêm những bệnh VGSV C, VGSV D (hay Delta) và VGSV E, các bệnh này ít xảy ra cho người Việt.


Vậy VGSV B là bệnh gan do siêu vi gan B gây ra và sở dĩ người Việt chúng ta quan tâm nhiều đến bệnh này vì những lý do sau đây:


Mặc dù VGSV B có trên khắp thế giới nhưng lại có rất nhiều ở châu Phi, đông nam châu Á (trong đó có Việt Nam). Người ta ước tính khoảng 20% dân số trong vùng mang siêu vi B trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng của bệnh (ở Mỹ con số này dưới 1%) Khác với bệnh VGSV A, VGSV B diễn tiến nặng hơn, kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và đặc biệt hơn hết là một số bệnh nhân sau khi lành bệnh vẫn còn mang mầm bệnh trong người một thời gian dài, một số khác trở thành viêm gan mãn tính (kinh niên) kéo dài nhiều năm hay suốt đời, dẫn đến xơ gan hay ung thư gan. Hai loại bệnh nhân trên đều có thể truyền bệnh cho người khác. Trong khi VGSV A được lan truyền qua đường tiêu hóa do ăn uống phải đồ ăn thức uống nhiễm VGSV A thì VGSV B lây bệnh qua tiếp xúc với máu, các dịch cơ thể (nước miếng, tinh dịch, dịch âm đạo), qua đường tình dục, từ mẹ lây sang con trong lúc sanh, và người cùng nhà cũng có thể lây bệnh cho nhau (bằng cách nào chưa rõ).


Muốn trút đi mối lo âu trên, chỉ có một cách đi khám bác sĩ và thử máu để biết rõ tình trạng của mình đối với VGSV B. Sau khi thử máu, bác sĩ cho biết bạn đang ở trong trường hợp nào trong 4 trường hợp sau:


• Chưa hề bị siêu vi B xâm nhập (phải chích ngừa)


• Đã bị bệnh hay đã bị nhiễm SVB nhưng đã lành, và được miễn nhiễm đối với bệnh (không còn lo gì nữa)


• Mang mầm bệnh VGSV B, mặc dù không có triệu chứng (phải được theo dõi và có biện pháp ngăn ngừa không để lan truyền cho người khác)


• Bệnh đang tiến triển hay ở dạng VGSV B mãn tính (phải được theo dõi điều trị chặc chẽ)


Đối với tất cả trường hợp trên, bác sĩ đều có hướng giải quyết, hoặc chích ngừa, hoặc theo dõi điều trị và cho bạn những lời khuyên về ăn uống, về vệ sinh cá nhân và các biện pháp chống lây bệnh cho người khác. (Xin trả lời chi tiết hơn ở các câu hỏi sau).


2. Triệu chứng của bệnh VGSV B ra sao?


Vài tuần đến vài tháng (thời gian ủ bệnh) sau khi nhiễm VSB thì gan sưng lên (viêm gan) và có thể có những triệu chứng của bệnh gan như sau:


• Mệt mỏi


• Buồn nôn


• Chán ăn


• Đau bụng


• Ói Mửa


• Sốt nhẹ


• Phân có màu vàng lợt (bạc màu)


• Nước tiểu có màu đậm


• Vàng mắt, vàng da


• Ngứa ngáy, nổi mận (rash)


• Đau khớp xương


Bác sĩ chẩn đoán bệnh VGSV B qua các triệu chứng và thử máu bệnh nhân - Thử máu giúp xác định loại SV nào, và đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh.


3. Bệnh VGSV B lây lan bằng cách nào?


Siêu vi VG được tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, và nước miếng của người bệnh (nước miến”g không phải là cách truyền bệnh đáng kể, trừ phi có máu trong đó).


Từ đó, bệnh lây truyền bằng nhiều cách:


Tiếp xúc với máu hay các sản phẩm của máu bị nhiễm khuẩn: Sự lan truyền có thể xảy ra do truyền máu (ở Mỹ, truyền bệnh qua tiếp máu rất hiếm thấy vì máu luôn luôn được xét nghiệm vi khuẩn trước khi sử dụng) do tiếp xúc với máu người bệnh (trường hợp các nhân viên y tế) bị máu văng vào miệng, vào mắt, qua chỗ trầy sướt trên da. Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và kim chích (người dùng ma túy) có thể lây bệnh VGSV B.


Siêu vi B có trong tinh dịch, dịch âm đạo, do đó bệnh có thể lan truyền qua tiếp xúc sinh lý. Khi mang thai, người mẹ bị bệnh có thể truyền siêu vi B cho con nhất là trong lúc sanh. Bệnh cũng có thể lây lan cho những người ở chung nhà với người bệnh, bằng cách nào người ta chưa rõ.


4. Có thuốc hay phương pháp nào để chữa được bệnh VGSV B hay không?


Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị. Trong thời kỳ bộc phát của bệnh, nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ dưỡng và quân bình. Hỏi ý kiến bác sĩ về các thức ăn gây tác hại đến gan như rượu, dầu mỡ và một số thuốc men. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho các loại thuốc nhằm nâng cao thể trạng, điều hòa chức gan và làm giảm độc tính của tác nhân gây bệnh.


5. Người mang mầm bệnh VGSV B là gì? Nếu tôi là người mang mầm bệnh, tôi phải làm gì?


Khoảng 6-10% bệnh nhân bị VGSV B. siêu vi B vẫn ở lại trong cơ thể trong một thời gian dài, có khi suốt đời. Sáu tháng sau khi bắt đầu bị bệnh, nếu siêu vi B vẫn còn hiện diện trong máu bạn thì bạn được xem như là người mang mầm bệnh VGSV B nghĩa là bạn có thể truyền bệnh cho người khác mặc dù bên ngoài bạn có vẻ bình thường. Một số người bị nhiễm SV B mà không có triệu chứng, họ có thể trở thành người người mang mầm bệnh mà không hề hay biết.


Một số vùng trên thế giới như châu Á, Nam Phi, các đảo Thái Bình Dương, Alaska, một phần Trung Đông, lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) có nhiều người mang mầm bệnh VGSV B.


Nếu chẳng may bạn là người mang mầm bệnh, bạn phải đi khám bác sĩ định kỳ để được theo dõi tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách ăn uống, sinh hoạt và điều trị thuốc men nếu thấy cần thiết. Ngày nào bạn còn là người mang mầm bệnh, bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa lây bệnh cho người xung quanh. Những người cùng nhà với bạn phải được thử máu và bác sĩ sẽ thẩm định xem họ có cần phải chích ngừa VGSV B không.


6. Nếu tôi mang thai mà lại bị VGSV B thì phải làm sao?


Nếu bạn là người mang mang mầm bệnh hay bị VGSV B vào 3 tháng cuối của thai kỳ, con bạn cần được chích ngừa từ khi mới sinh cho đến khi được 6 tháng. Việc chính ngừa này rất cần thiết và có hiệu quả tránh cho trẻ sơ sinh khỏi trở thành người mang mầm bệnh - Trẻ sơ sinh bị lây bệnh lúc mới ra đời thường không có bác sĩ nhưng có nhiều nguy cơ mang mầm bệnh VGSV B.


7. Nếu tôi bị VGSV B, tôi có thể nuôi con tôi bằng sữa mẹ không?


Nếu em bé được chích ngừa đúng cách như đã nói ở trên, thì việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng nên thảo luận với bác sĩ của bạn về việc này.


8. Nếu tôi đang mắc bệnh VGSV B hay là người mang mầm bệnh, tôi phải làm gì để tránh lây cho người khác?


Sau đây là những biện pháp giúp bạn đề phòng sự lan truyền bệnh VGSV B:


• Đừng hiến máu, các bộ phận trong cơ thể.


• Không nên dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải răng, đồ dùng làm móng tay, móng chân.


• Nếu bị các vết thương hay vết cắt trên da, nên băng bó hay che kín lại.


• Đừng để máu của mình dính vào miệng, vào mắt, các vết thương trên da của người khác.


• Nếu bạn có khuynh hướng chảy máu nướu răng, bạn không nên dùng chung chén đũa, ly tách với người chung nhà.


• Gặp trường hợp máu của bạn vấy vào một chỗ nào đó, dùng thuốc tẩy (bleach) pha với nước với tỷ lệ 1/10 để rửa lại chỗ đó, rồi để cho khô.


• Giặt riêng quần áo bị dính máu với thuốc tẩy - Những đồ dính máu hoặc các dịch cơ thể (khăn giấy, băng vệ sinh) nên bỏ vào bao plastic, cột kín lại, trước khi bỏ vào thùng rác.


• Khi khám bệnh hoặc khám răng, bạn nên cho bác sĩ hay nha sĩ biết tình trạng nhiễm bệnh của bạn.


• Đối với người phối ngẫu hay người bạn tình, nên có những biện pháp phòng ngừa khi giao tiếp sinh lý (như dùng bao cao su).


• Khuyên những người ở chung nhà đi thử máu để biết tình trạng của họ đối với VGSV B để được chích ngừa hay điều trị. Nếu bạn sinh con, con bạn phải được chích ngừa VGSV B sau khi sanh (chích 3 lần: khi mới sanh, tháng thứ 2, và tháng thứ 6).


9. Có biện pháp nào phòng ngừa bệnh VGSV B không?


Đối với người chưa hề bị nhiễm SV B, cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là chích ngừa. Thuốc chích ngừa hiện hành có hiệu quả trên 90%. Thuốc chích 3 lần, mũi thứ 2 và mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất 1 tháng và 6 tháng. Ở Mỹ, thuốc ngừa viêm gan được khuyến cáo nên dùng cho tất cả trẻ sơ sinh. Những người sau đây có nhiều nguy cơ lây bệnh, nên chích ngừa VGSV B:


• Những người ở chung nhà với người bệnh hay người mang mầm bệnh.


• Nhân viên y tế


• Bệnh nhân suy thận phải làm thẩm phân máu (hemodialysis) thường xuyên.


• Người có giao tiếp sinh lý với người mang mầm bệnh


• Người đồng tính luyến ái


• Người chích ma túy.


Nếu bạn giao tiếp sinh lý hay tiếp xúc với máu của người bệnh VGSV B hay người mang mầm bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thẩm định sự lây bệnh và quyết định có nên dùng HBI G (hepatitis B immune globulin) để ngừa bệnh hay không. Thuốc này có công hiệu khi được chích trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc.)


Trung tâm y tế Nhân Hòa – CA Hoa Kỳ

Sống,học tập và làm việc theo pháp luật !!
nick YM: abcd_efgh1004
Tư vấn của bác sĩ nước ngoài :
http://forum.hiv.com.vn/...ID=86099&PageIndex=3
Độ chính xác của xét nghiệm 6 tuần:
http://forum.hiv.com.vn/ShowPost.aspx?PostID=95296
Offline hichic  
#3 Đã gửi : 29/04/2008 lúc 05:08:03(UTC)
hichic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2008(UTC)
Bài viết: 1.496
Đến từ: VietNam

Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết

Viêm gan B vẫn còn là mối quan tâm của mọi người.


Lý do là tỷ lệ mắc bệnh của người Việt tại Hoa Kỳ cao hơn so với các sắc dân khác. Cứ 10 người Mỹ gốc Á châu là có 1 người bị viêm gan B kinh niên.


tại Việt Nam, có từ 15% tới 20% dân chúng bị viêm gan B kinh niên. Những người này có thể truyền bệnh cho người khác mà đôi bên đều không hề hay biết.


Theo thống kê dịch tễ, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm viêm gan B, trong số đó gần 500 triệu người ở trong tình trạng viêm gan mãn tính. Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 200,000 trường hợp bệnh này và trên 4000 tử vong vì các biến chứng của bệnh.


Bệnh viêm gan loại B (Hepatitis B) trước đây được gọi là viêm gan huyết thanh vì nhiều người cho rằng bệnh chỉ lây truyền khi tiếp nhận máu có nhiễm virus. Kết qủa các nghiên cứu trong những năm vừa qua chứng minh rằng virus viêm gan B còn có ở trong nước miếng, nước mắt, tinh dịch, nước tiểu, mồ hôi... của người bệnh. Bệnh cũng có thể lan truyền qua hoạt động tình dục
Virus gây bệnh có rất nhiều trong máu. Ra khỏi cơ thể, virus có thể sống 6 tháng trong không khí có nhiệt độ bình thường, và nhiều năm trong môi trường đóng băng. Tia cực tím, cồn, ether không đủ mạnh để tiêu diệt virus viêm gan B.cho nên viêm gan B dễ lan truyền hơn virus bệnh HIV- AIDS. Nhiệt độ 100ºC sẽ tiêu hủy virus trong vòng năm phút.

Sống,học tập và làm việc theo pháp luật !!
nick YM: abcd_efgh1004
Tư vấn của bác sĩ nước ngoài :
http://forum.hiv.com.vn/...ID=86099&PageIndex=3
Độ chính xác của xét nghiệm 6 tuần:
http://forum.hiv.com.vn/ShowPost.aspx?PostID=95296
Offline hichic  
#4 Đã gửi : 29/04/2008 lúc 05:10:02(UTC)
hichic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2008(UTC)
Bài viết: 1.496
Đến từ: VietNam

Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết

Tại sao viêm gan loại B lại nguy hiểm đến thế?


Viêm gan loại B nguy hiểm là vì đây là một "căn bệnh thầm lặng" có thể nhiễm mà không ai biết. Ða số những người bị nhiễm viêm gan loại B đều không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác qua máu của họ. Ðối với những người bị nhiễm kinh niên, tức là siêu vi khuẩn này có thể tồn tại trong gan họ lâu hơn 6 tháng, thì có nhiều nguy cơ hơn là sẽ bị bệnh gan hiểm nghèo sau này trong đời. Siêu vi khuẩn này có thể thầm lặng tấn công gan liên tục trong nhiều năm mà không bị phát hiện. Ðể giúp chận đứng viêm gan loại B trong cộng đồng người Việt, quý vị nên đi thử nghiệm, chủng ngừa hoặc điều trị.


Viêm Gan Loại B và Ung Thư Gan


Ung thư gan là mối đe dọa lớn về sức khỏe đối với người Á Châu và thường có thể làm chết người vì có thể khi thấy được các triệu chứng thì đã quá muộn. Trong số người Mỹ gốc Việt, ung thư gan là loại ung thư đứng hàng thứ 2. Vì 80% tất cả những trường hợp ung thư gan trên thế giới là do HBV kinh niên gây ra, điều tối quan trọng là tất cả người Á Châu nên đi thử nghiệm tìm viêm gan loại B. Ngay cả trong những giai đoạn đầu của ung thư gan, người bệnh có thể vẫn không thấy triệu chứng gì nghiêm trọng cho đến khi quá muộn mà không điều trị được hiệu quả nữa.


Chẩn đoán và điều trị sớm thật thiết yếu để cứu mạng!


Tôi bị nhiễm viêm gan loại B như thế nào?


Viêm gan loại B là một căn bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lan truyền qua máu gây ra. Bệnh này không lan truyền khi tiếp xúc bình thường. Quý vị không thể bị nhiễm viêm gan loại B trong không khí, ôm nhau, đụng chạm, nhảy mũi, ho, ghế bồn cầu hoặc nắm đấm cửa. Dưới đây là những cách thông thường nhất để viêm gan loại B lây sang người khác:


- Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm


- Làm tình không bảo vệ với người bạn tình bị nhiễm


- Dùng chung hoặc dùng lại kim chích (chẳng hạn như dùng chung kim chích các loại ma túy bất hợp pháp hoặc dùng lại kim không được khử trùng đúng mức để châm cứu, xâm mình, hoặc xuyên tai/thân thể)


- Từ người mẹ bị nhiễm lây sang cho con khi sinh (đây là cách lây thông thường nhất ở những người Á Châu)

Sống,học tập và làm việc theo pháp luật !!
nick YM: abcd_efgh1004
Tư vấn của bác sĩ nước ngoài :
http://forum.hiv.com.vn/...ID=86099&PageIndex=3
Độ chính xác của xét nghiệm 6 tuần:
http://forum.hiv.com.vn/ShowPost.aspx?PostID=95296
Offline kẻ bất hiếu  
#5 Đã gửi : 29/04/2008 lúc 06:36:37(UTC)
Kẻ bất hiếu

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 28-04-2008(UTC)
Bài viết: 16

Nhưng bệnh này không bị kỳ thị bác ạ,mà không bị kỳ thị đến ung thư em cũng chẳng sợ
Offline ngap  
#6 Đã gửi : 30/04/2008 lúc 12:53:04(UTC)
ngap

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 28-04-2008(UTC)
Bài viết: 9

Bệnh này không nguy hiểm lắm đâu, theo mình biết nếu như bị nhiễm Virus viem gan loại B thì không uống rượu bia, không thuốc lá, có chế độ ăn uống đều độ, và đi xét nghiệm 6 tháng một lần để theo dõi men gan là không sao cả. Nếu trị số men gan ở dưới mức quy định thì không phải uống thuốc, người bị nhiễm virus B hoàn toàn không nguy hiểm.

Mình có biết nhiều người bị viêm gan B thuộc loại nặng, nhờ uống thuốc và có chế độ ăn uống tốt nên bây giờ họ đã khỏe, mình chưa nghe nói có trường hợp tử vong do virus viêm gan B cả. 

Nói tóm lại, ai chưa chích ngừa viêm gan B thì nên đi xét nghiệm để rối chích ngừa. Còn những ai đang bị nhiễm virus viêm gan B thì nên bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia, có chế độ ăn uống đều độ, không ăn những thức ăn có hại cho gan là hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng. Người bi nhiễm virus viêm gan B vẫn có chồng và sinh con đuợc mà nên có nguy hiểm như HIV đâu, hehe...





Offline xinloidoi  
#7 Đã gửi : 30/04/2008 lúc 01:08:30(UTC)
xinloidoi

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-02-2008(UTC)
Bài viết: 17

viem gan B co noi hach ko vay ba?
Offline kẻ bất hiếu  
#8 Đã gửi : 30/04/2008 lúc 02:14:34(UTC)
Kẻ bất hiếu

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 28-04-2008(UTC)
Bài viết: 16

Đang nổi mấy cục hạch đây,lai còn phát ban nữa.Chắc toi rồi...Chưa làm lính đã hy sinh.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.