Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline muonmang36  
#1 Đã gửi : 08/05/2008 lúc 04:39:47(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết


Luồng gió đen” tấn công trường học:

Con đường phạm tội của những sinh viên ham chơi



Nơi “đốt” thời gian của sinh viên mê chơi game.

Theo thống kê của cơ quan công an, mỗi năm ở các trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự. Tại sao con số sinh viên phạm tội gia tăng?

Phải chăng lâu nay nhà trường chỉ chú trọng đến kiến thức cho nên việc giáo dục nhân cách sinh viên (SV) đang bị “mờ nhạt”? Hay việc quản lý thiếu chặt chẽ, xa rời gia đình, do nhận thức của từng cá nhân SV. Họ phạm tội do đua đòi, phạm tội do ấu trĩ hay phạm tội từ việc thích chơi ngông?!

Tự đánh mất tương lai

24h đêm 24/4/2008, “nhập” với nhóm SV “nghiền” bi a, bi lắc do Nguyễn Trường Giang, SV ĐH KTQD Hà Nội giới thiệu, chúng tôi đến quán bi a trên phố Nguyễn Khuyến. Lúc này, trong quán chỉ còn duy nhất bàn trống do Giang là khách “ruột” đặt trước, 9 bàn kia đông kín người chơi.

Người chơi ở đây, chủ yếu là những SV sẵn tiền bởi “mỗi ván ít nhất phải có 5 chục nghìn đồng” - anh Đặng Tuấn Hùng, SV cùng nhóm Giang cho biết. Không quản ngại xa hay gần miễn điểm nào không bị công an “lùa” trong đêm thì sẽ là điểm đến của đông đảo SV.

Ở điểm chơi bi a trên phố Nguyễn Khuyến, nhóm của Hùng và các nhóm khác đều quen biết nhau... tuy nhiên trong cuộc chơi, nhất là động đến tiền bạc khó tránh xích mích, nhẹ thì văng tục, chửi bậy, nặng thì tiện tay cầm “cơ” bi a nện thẳng vào đầu nhau. Chuyện đánh lộn ở những điểm chơi như vậy là bình thường.

Cái thú nhậu đêm của SV lâu nay đã trở thành vấn đề bức xúc. Có nhiều SV sau vài năm học đã là “đệ tử lưu linh”. Tiền đóng học phí rót hết vào… rượu. Có tiền là rủ bạn bè đi uống rượu, hết tiền gọi bàn bè đi uống rượu… cắm.

Nguyễn Quang Hạnh, quê ở Thái Nguyên đã học đến 7 năm trong trường mà chưa tốt nghiệp vì vi phạm về đạo đức và học tập. Vừa qua, Ban Giám hiệu nhà trường đã đình chỉ học vĩnh viễn SV này vì… say xỉn.

SV Đỗ Trường Sơn học trường ĐH KTQD tỉnh bơ nói: “Chơi gấp không hết mất đời SV ông anh ạ”. Sơn cho biết, nhóm của Sơn có Nguyễn Quang Khương đang học năm cuối ở ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn vừa rồi đã phải bỏ học để chạy trốn sự truy tìm của chủ lô đề. Khương nợ đến 70 triệu đồng.

Con ngõ Tự Do thuộc phường Đồng Tâm (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) nằm ngay cạnh trường ĐH KTQD được giới SV gọi là “nơi giết thời gian” của những SV ham chơi. Nơi đây, mỗi cửa hàng có đến hàng trăm máy điện tử phục vụ khách. Qua tìm hiểu được biết, những quán bi a, điện tử này không bao giờ vắng khách kể cả ngày lẫn đêm.

Với nhiều SV ngoại tỉnh, thường thì, năm đầu nhập học ít biết đến tệ nạn như đánh bạc, rượu chè, độ bóng… nhưng sang những năm sau thì tất cả những tệ nạn đó dường như họ thuộc làu. Lô đề, nghiện ngập, rượu chè... đã chui vào tận ngõ ngách nơi có SV thuê trọ.

Con phố Lương Thế Vinh (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) dài chưa đầy 200 mét nhưng có tới 60 hiệu cầm đồ. “Khách thân” của những hiệu này chủ yếu là SV chơi bời, cờ bạc. Nhiều hàng cầm đồ câu… SV bằng cách ghi “cầm thẻ SV”, và chủ hiệu cầm đồ cho rằng đó là cách “cứu thế” SV nợ nần. Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói, nếu có cuộc điều tra cụ thể thì tình trạng còn khủng khiếp hơn nhiều.

Sự thật phũ phàng

Trần Văn T (tức T… thuốc lào) đang được người mẹ chăm sóc tại một bệnh viên trên địa bàn Hà Nội. T là SV khóa 51, một trường đại học trên đường Nguyễn Trãi (Q. Thanh Xuân, HàNội). Cái tin Trần Văn T đỗ đại học cách đây 2 năm khiến cả dòng họ không khỏi phấn khởi, mừng rỡ.

Gia đình T vì muốn tạo điều kiện để con mình được học hành đã mua một căn nhà ở phố Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân cho T ở. T sẽ phải chấm dứt sự học hành sau 2 năm dang dở vì “dính” AIDS. Cách đây gần một tháng, T bị sốc do chích “quá liều” tại gầm cầu thang khu chung cư gần đường Nguyễn Quý Đức (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) và được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện.

Thật bàng hoàng, người mẹ như chết đứng khi biết T “dính” AIDS. Không thể thế được, có lẽ nhầm rồi, “cậu ấm” nhà tôi ngoan ngoãn lắm, nó học đại học chứ có phải lêu lổng đâu. Không thể tin nổi sự thật phũ phàng bà mẹ thảng thốt rồi ngất lịm bên hành lang bệnh viên.

Theo An Ninh Thủ Đô

 


Sửa bởi quản trị viên 25/03/2010 lúc 11:28:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Quảng cáo
Offline muonmang36  
#2 Đã gửi : 08/05/2008 lúc 06:09:04(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết

Sinh viên “dính” tệ nạn: Đâu là nguyên nhân?

Quán game và hiệu cầm đồ xuất hiện nhiều ở gần các trường đại học.

Thiếu giáo dục toàn diện có chiều sâu sẽ dẫn đến việc sinh viên (SV) sa sút về phẩm chất và lối sống và vi phạm pháp luật.

SV phạm tội ngày càng gia tăng

Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV - Bộ GD-ĐT nhận xét: “Thời gian gần đây không chỉ SV mà còn có cả người đứng trên bục giảng phạm tội. Điều đó đã ảnh hưởng đến không chỉ ngành giáo dục mà còn tác động xấu đến xã hội. Câu “Kính thầy yêu bạn” dường như đang bị lãng quên.

Trước đây, ít khi xảy ra chuyện học trò xúc phạm thầy hay thầy xúc phạm học trò thì nay xuất hiện khá phổ biến. Điều đó nói lên phẩm chất và lối sống của bộ phận thầy và trò đang bị sa sút. Ở đây tôi không phải muốn đề cao giáo dục nhân cách hơn kiến thức mà phải song song, nhưng nền tảng của tri thức, kiến thức vẫn phải là nhân cách”.

Lâu nay, thiết chế văn hóa trong nhà trường còn thiếu. Cơ sở vật chất, ký túc xá, sân chơi... cho SV còn thiếu trầm trọng. Một thực tế hiện nay, nhu cầu giao lưu của học sinh, SV là cần thiết nhưng cách thức tổ chức văn hóa này lại ít được quan tâm.

Từ việc thiếu chỗ cho SV tham gia, sinh hoạt lành mạnh, SV sẽ tìm đến những điểm chơi game, bi-a... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc SV phạm tội, nhưng, nguyên nhân nào thì cũng không thể chấp nhận được. Bởi vì, SV được cho là giới tri thức tương lai, chú trọng kiến thức hơn sẽ dẫn đến nhận thức ấu trĩ của một bộ phận SV.

Những năm gần đây, số vụ SV phạm pháp hoặc bị kỷ luật mỗi năm một tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT, giai đoạn từ năm 2003-2007, số SV phạm tội hình sự là 27 SV, bị bắt giữ liên quan đến vụ việc khác 77 SV, 126 SV bị buộc thôi học và 2.533 SV vi phạm quy chế nhà trường.

Tại sao SV vấp ngã?

Giáo dục toàn diện có chiều sâu không chỉ ở các môn học, giờ học trong trường mà gồm cả cách ứng xử của thầy, trò. Nhân cách của học trò phát triển theo hướng tích cực hay không tích cực có sự đóng góp của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Sự xuất hiện hình ảnh SV vi phạm, thầy cô vi phạm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh, SV. Nhiều người cho rằng, những hoạt động phong trào của SV chỉ rầm rộ ở thời điểm nhất định, rồi lại lắng xuống.

Việc tham gia hoạt động xã hội của SV tình nguyện được duy trì chủ yếu vẫn do phái nữ hăng hái hơn. Sự thiếu đóng góp hoạt động phong trào lành mạnh như vậy chủ yếu diễn ra ở những SV ham chơi, học hành chểnh mảng.

Từ năm 2002, Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh, SV qua rèn luyện phẩm chất, đạo đức, đương nhiên có cả rèn luyện học tập. Trong đó quy định nếu kém về ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân sẽ bị “đúp” một năm và sẽ bị buộc thôi học nếu trong hai năm liên tiếp vi phạm điều này.

Thời gian gần đây, SV phạm tội như luồng gió đen gây ảnh hưởng đến môi trường sư phạm. Năm 2007, Bộ GD-ĐT ban hành quy định công tác đảm bảo về ANCT và TTATXH.

Quy định ghi rõ chú trọng về tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị và lối sống HS SV. Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT đưa ra những tồn tại cần khắc phục trong công tác phòng chống tội phạm ở trường học.

Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo các trường về nguy cơ của tội phạm đối với SV, cán bộ giảng viên chưa sâu sắc. Hơn nữa, việc triển khai hiệu quả chưa cao, chủ yếu mang tính hình thức. Đặc biệt, cán bộ này nhấn mạnh, lâu nay việc phối kết hợp giữa các ngành thiếu sự kết nối “đủ độ”.

Hạn chế và ngăn chặn SV phạm tội phải là sự vào cuộc của tổng thể xã hội. Bộ GD-T đã kiến nghị Chính phủ cho xây dựng thêm ký túc xá cho SV để tạo điều kiện cho SV có nơi ở ổn định học hành, hơn nữa thuận tiện cho công tác quản lý, giáo dục SV.

Theo Nguyễn Đức Tuấn
An Ninh Thủ Đô

- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.