<table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><span class="sapeau_box"> <p align="justify">Gọi là câu lạc bộ bia, vì nơi gặp mặt là ở quán bia, nhưng có hôm chúng tôi nhìn những cốc nước trước mặt mà cười phá lên: phân nửa số cốc là nước cam vàng khè, nhiều người không uống được bia. </span></p> <p align="justify"><span class="time_zone" id="lbContinue"></span><span class="text_box" id="lbBody"> <p><font face="Times New Roman" size="3">Đó là một câu lạc bộ không có tên, cũng chả có chủ đề trong mỗi buổi sinh hoạt. Bạn bè gọi là nhóm bia Xứ Đoài, dẫu thành viên là người tứ xứ. Sở dĩ gọi như vậy, vì có hai ông chủ nhiệm, phó chủ nhiệm câu lạc bộ Văn nghệ Xứ Đoài là Phan Kế An và Ngô Quân Miện thường xuyên có mặt. </p> <p> <table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/ThuyDT/40lar-nghesi.jpg" border="0" /></td></tr> <tr> <td> <p align="right">Minh họa của Lê Tâm</p></td></tr></tbody></table></p></font> <p><font face="Times New Roman" size="3">Gọi là câu lạc bộ bia, vì nơi gặp mặt là ở quán bia, nhưng có hôm chúng tôi nhìn những cốc nước trước mặt mà cười phá lên: phân nửa số cốc là nước cam vàng khè, nhiều người không uống được bia. Hóa ra uống bia chỉ là cái cớ, những bạn vong niên hợp chuyện nhau, thích và cần nơi gặp gỡ nhau để giao lưu tình cảm, trao đổi mọi thông tin (chủ yếu là văn nghệ) thì đến với nhau, mà ở nơi quán xá này là tiện nhất, muốn ngồi đến lúc nào thì tùy, không làm phiền đến sinh hoạt nhà ai, ứng tác thơ vui thì như… cơm bữa.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Một lần đi dã ngoại, lên thăm đền Thượng Ba Vì. Hôm ấy là chủ nhật, người nước ngoài leo núi cũng nhiều, váy áo các màu phấp phới… Phan Kế An đứng ở mỏm Một ngàn ngước lên, ngắm… không đi nổi. Nhà thơ Vân Long trêu: “Sao ông An lại cứ đứng ì ra thế, ngắm gì mà kỹ vậy?”. Phan Kế An chữa ngượng bằng cách thách đố: “Các cậu toàn nhà thơ cả, tớ thách các cậu nối tiếp được câu này: "Ngước mắt trông lên thấy váy xòe".</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Họa sĩ mà gieo vần "oe", cũng ác đấy chứ! Nhà thơ Vân Long tủm tỉm, tìm một chữ đa nghĩa để trêu “chàng công tử” con quan thượng thư triều Nguyễn (tức cụ Phan Kế Toại):</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">- Khó gì! Này nhé: Làm “con cụ thượng” cứ ngo ngoe.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Phan Kế An cười, gật gù: “À! Thằng này đểu! Thế còn hai tướng kia, làm gì mà chặt đẽo lắm thế? Tiếp đi xem nào!”.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Hóa ra hai nhà thơ Trần Lê Văn và Ngô Quân Miện mượn được bà hàng mía con dao, đang chặt cây gậy leo núi. Trần Lê Văn như chẳng phải nghĩ ngợi gì: “À, thì gậy dài,<span> </span>gậy ngắn đua nhau chọc!”.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Ngô Quân Miện vốn bị trêu là Miện "nháy" do mắt ông bị chứng loạn thị, có gậy mà chống cũng không chuẩn, bật ra lời than: "Chọc mãi mà không trúng cái … khe!".</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Một tràng cười vang vách núi của cả nhóm thanh niên tình cờ nghe lỏm chuyện đối đáp của mấy ông già. Một “bà đầm” đòi cô phiên dịch dịch cho nghe câu chuyện. Cô gái loay hoay dịch tiếng Anh đến câu thứ hai thì quay sang cầu cứu các nhà thơ, cô đỏ mặt, không biết dịch “con cụ thượng” đa nghĩa thì dịch thế nào? Các nhà thơ lại chỉ biết tiếng Pháp… Mà có thứ tiếng nào dịch nổi! Vậy là do ngẫu hứng mà các vị có được một bài tứ tuyệt khá chỉnh:</font></p> <blockquote dir="ltr" style="MARGIN-RIGHT: 0px"> <p><font face="Times New Roman" size="3"><em>Ngước mắt trông lên thấy váy xòe<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Làm “con cụ thượng” cứ ngo ngoe<br /></em></font><em><font face="Times New Roman" size="3">Gậy dài gậy ngắn đua nhau chọc<br /></font><font face="Times New Roman" size="3">Chọc mãi mà không trúng… cái khe.</font></em></p></blockquote> <p><font face="Times New Roman" size="3">Một lần khác, nhân “bát tuần đại khánh” của họa sĩ Phan Kế An, nhà thơ Vân Long ứng khẩu vẽ chân dung họa sĩ như sau:</font></p> <blockquote dir="ltr" style="MARGIN-RIGHT: 0px"> <p><font face="Times New Roman" size="3"><em>Tuổi tám mươi rồi vẫn chẳng an<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Đi như ngựa vía, rượu bia tràn<br /></em></font><em><font face="Times New Roman" size="3">Vẽ vời chưa chán, còn thơ thẩn<br /></font><font face="Times New Roman" size="3">Văng tục mù trời… Phan Bất An!</font></em></p></blockquote> <p><font face="Times New Roman" size="3">Có cái lạ là cả bạn bè, cả chị An và con gái, con rể đều không thấy có câu nào nói ngoa cho “đương sự”!</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Còn nhà văn Thanh Châu cũng trong dịp “bát tuần”, để đáp lại lời chúc tụng của bạn bè, ông tự bạch bằng một bài thơ nổi tiếng như sau:</font></p> <blockquote dir="ltr" style="MARGIN-RIGHT: 0px"> <p><font face="Times New Roman" size="3"><em>Mình nay như mít chín<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Tụt nõ lúc nào đây?<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Vẫn thích nhìn hoa hậu<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Như thế vẫn còn… cay<br /></em></font><em><font face="Times New Roman" size="3">Em ơi! Đừng chúc thọ<br /></font><font face="Times New Roman" size="3">Tôi vẫn “đạp” hàng ngày!</font></em></p></blockquote> <p><font face="Times New Roman" size="3">Chữ “đạp” thật nghịch ngợm! Tuổi 80 mà còn hóm được như vậy, thảo nào cụ thọ đến năm nay với tuổi 93, vẫn đang viết hồi ký ở một phòng văn tĩnh lặng giữa Sài Gòn ồn ã.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Cũng dáng người nhỏ thó như Thanh Châu và hóm không chịu kém là nhà thơ Ngô Quân Miện, người đã đối được dễ dàng câu đối hóc hiểm của ông Lưu Quang Thuận: "Miệng cười lấp lánh… răng nhà nước" (chả là hồi ấy muốn lắp răng giả phải đủ tiêu chuẩn chuyên viên 4). Ông Miện đối ngay: "Mắt liếc mơ màng… kính quốc doanh".</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Một buổi đi dã ngoại, nhóm nhà văn Hà Nội có Ngô Quân Miện, gặp nhóm cán bộ Viện Sử phần đông là nữ ở nhà nghỉ Suối Hai. </font><font face="Times New Roman" size="3">Hai bên đối đáp đùa vui. Tất nhiên những câu không hay thì bị quên đi rất nhanh, còn bài thơ này thì cả nhóm văn lẫn nhóm sử đều thích thú bởi nhà thơ họ Ngô đã cố tình dùng chữ Hán Việt một cách… bát nháo.</font></p> <blockquote dir="ltr" style="MARGIN-RIGHT: 0px"> <p><font face="Times New Roman" size="3"><em>Suối Hai đêm vắng lại trời trong<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Cảnh đẹp người tươi dễ chạnh lòng<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Bên ấy say sưa nàng sử… nữ<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Bên này ngấp nghé khách văn… phong<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Canh khuya suối lạnh tuôn ri rỉ<br /></em></font><font face="Times New Roman" size="3"><em>Cành muộn sương buồn rớt tỏng tong<br /></em></font><em><font face="Times New Roman" size="3">Gian kín muốn thông, thông chẳng được<br /></font><font face="Times New Roman" size="3">Cất lẻn mò sang sợ động… phòng.</font></em></p></blockquote> <p><font face="Times New Roman" size="3">Phần lớn họ là những văn nghệ sĩ cao tuổi, đã có sau lưng một cuộc đời hoạt động phong phú sôi nổi, nay đang sống “thư giãn một cách tích cực”…</font></p></span><br /> <p></p></td></tr> <tr> <td align="right"> <span class="source" id="lbAuthor2">Vân Long<br />

cand.com.vn)</span></td></tr></tbody></table>