Tư Vấn HIV
»
Tuổi trẻ & lối sống
»
Lên án & Cảnh tỉnh
»
Phụ nữ Đông Âu trong cạm bẫy của bọn buôn người.
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-01-2005(UTC) Bài viết: 113
Được cảm ơn: 16 lần trong 3 bài viết
|
<p><strong><font color="#808080">Những nỗ lực mới nhằm trừng trị bọn buôn người làm chúng ẩn sâu hơn vào thế giới ngầm, khiến cảnh sát khó phát hiện hơn.</font></strong></p> <p> <p> <table style="BORDER-COLLAPSE: collapse" cellpadding="0" width="167" border="0"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.nld.com.vn/img/3296/15-chot.jpg" width="167" border="0" /></td></tr> <tr> <td> <p class="comment"><em>Một nạn nhân của bọn buôn người châu Âu</em></p></td></tr></tbody></table></p> <p align="justify"><br />Tiền lương mà Rosa kiếm được tại một xưởng đóng giày ở Thổ Nhĩ Kỳ không đủ cho cô nuôi 3 đứa con ở quê nhà Ukraine. Một người bạn mới quen Katerina nói với Rosa rằng cô có thể kiếm được một chân phục vụ tại sòng bạc ở Bosnia với lương tháng 700 USD. Sau đó, Rosa đi theo về quê của bạn ở Moldova. Tại nhà ga, Rosa được giới thiệu với một người đàn ông Romania. Viện cớ có rắc rối về hộ chiếu, Katerina ở lại và hẹn gặp Rosa sau tại Bosnia. Về phần mình, Rosa bắt đầu cảm thấy có chuyện đáng lo khi cô bạn biến mất. Cô đã trả cho Katerina 300 USD tiền chỉ dẫn tìm việc trong khi bọn buôn người trả cho Katerina 700 USD tiền bán con mồi. Sau đó Rosa bị đưa lén đi xuyên châu Âu bằng xe hơi hoặc có lần trên ghế xếp của xe lửa, bị bán đi bán lại nhiều lần, bị đánh đập, hãm hiếp, buộc làm nô lệ tình dục và mại dâm trong các nhà chứa. Rosa sợ không dám bỏ trốn vì bọn chủ chứa đã giữ hộ chiếu, biết rõ nhà cửa và có cả hình ảnh các con của cô. Nhiều tháng sau, Rosa được cảnh sát giải thoát khi họ tìm thấy cô làm việc trong một cửa hiệu tắm hơi ở Anh. Tuy nhiên bọn chủ chứa vẫn chưa bị bắt. </p> <p align="justify">Nghèo khó, chiến tranh, mở cửa biên giới và bạo động trong nước thúc đẩy ngày càng nhiều người từ các nước Đông Âu sang tìm việc ở các nước Tây Âu thịnh vượng hơn. Nhưng việc hạn chế vấn đề nhập cư ở Tây Âu khiến những phụ nữ muốn làm việc tại quán rượu, cửa hàng, khách sạn... phải dựa vào những tổ chức móc nối làm giấy tờ giả để đến được các nước này tạo cơ hội cho bọn buôn người thao túng. Theo các chuyên gia, giao dịch trong công nghiệp buôn người để buộc mại dâm đang nở rộ ngang tầm với buôn lậu ma túy và vũ khí. Mặt khác, hoạt động này rất kín đáo, khó phát hiện vì các cô bị nhốt trong phòng, chỉ được phép đi lại trong vòng bí mật và vì vậy số lượng nạn nhân cũng khó được xác định rõ. Cách đây 5 năm, chính quyền Anh cho rằng ít nhất có khoảng 140 phụ nữ bị đưa vào nước Anh buộc mại dâm và nhiều nhất là khoảng 1.400 người. Bà Anna Johansson thuộc một tổ chức vận động giúp phụ nữ bỏ mại dâm có trụ sở tại London cho rằng hiện có nhiều phụ nữ bị buộc mại dâm tại London, Birmingham, Sheffield, Liverpool và nhiều thành phố khác khắp nước Anh. Nhiều phụ nữ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục kể cả có HIV, vì không được phép tự phòng vệ, hoặc bị bệnh nặng về tâm lý. Bà Johansson nói: “Hầu hết những chị em mà chúng tôi tiếp xúc đều bị mất ngủ vì hồi tưởng về những cơn ác mộng. Họ rất sợ hãi khi gặp người lạ và lo ngại khi ra ngoài một mình”. Bà Johansson kể lại trường hợp một nạn nhân đã nhảy lầu tự tử từ cửa sổ lầu hai nhưng chỉ bị gãy xương chân. Cô này được một khách hàng mua lại từ bọn chủ chứa nhưng ông ta tiếp tục nhốt cô vào một căn hộ và đến với cô mỗi tuần 2 lần. <p align="justify">Tháng trước, 3 người đàn ông Đông Âu bị kêu án 18 tháng tù giam căn cứ theo những đạo luật mới về buôn người tại Anh. Họ đã dụ dỗ một thiếu nữ 15 tuổi người Lithuania, hứa tìm việc cho cô nhưng sau đó bán cô gái cho một hộp đêm với giá 7.586 USD. Ba tháng sau đó, cô gái trốn thoát và đến một đồn cảnh sát Anh tố cáo chủ chứa. Tuy nhiên, những nỗ lực mới nhằm dẹp tệ nạn này lại khiến nó ẩn sâu hơn vào thế giới ngầm làm cảnh sát Anh khó phát hiện hơn. Mặt khác, chính sách chống nhập cư có thể làm trình trạng tồi tệ hơn vì biện pháp trục xuất nạn nhân về nước đồng nghĩa với việc các cô sẽ không ra tòa làm chứng chống lại bọn chủ chứa. Một nạn nhân giúp chính quyền đưa bọn chủ chứa ra tòa lãnh 9 năm tù, đã nộp đơn xin tị nạn tại Anh với lý do cô có thể bị bọn buôn người trả thù tại quê nhà. Cô đã nộp hồ sơ hồi tháng 2-2004 nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời.</p> <p></p> <p class="author"><strong>Trúc Lâm (Theo Reuters)</strong><br /><br /><br /><font color="#a9a9a9">Nguồn : <strong><font face="Arial" size="2">Báo Người Lao Động Điện tử.</font></strong></font></p> |
Tôi muốn tắt nắng đi, cho màu đừng nhạt mất ... |
|
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Tuổi trẻ & lối sống
»
Lên án & Cảnh tỉnh
»
Phụ nữ Đông Âu trong cạm bẫy của bọn buôn người.
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.