<table id="table1" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr style="font-weight: bold;"><td class="title"><span id="NewsContentDetail1_MsgSubject">Thuốc tây tăng giá theo xăng, vàng!</span></td> </tr> <tr> <td class="datePublish" height="25" valign="top"> Thứ hai, 19/5/2008, 11:23 GMT+7 </td> </tr> <tr> <td style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" valign="top"> <div id="VietAd"> <div align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Một số quan chức ngành y tế chất vấn nhà báo: Sao không khảo sát giá vàng (?). Giá vàng tăng lên thì giá thuốc cũng tăng. </font></b></div> <div align="justify"><strong></strong> </div> <div align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#0000ff">>> </font><a href="http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/200628/" target="_blank"><font color="#0000ff">Dù bị "ghìm" nhưng giá thuốc vẫn sẽ tăng(?) </font></a><br /><font color="#0000ff">>> </font><a href="http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/200298/" target="_blank"><font color="#0000ff">Giá thuốc leo thang, phớt lờ khuyến cáo </font></a><br /><font color="#0000ff">>> </font><a href="http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/199696/" target="_blank"><font color="#0000ff">Giá thuốc sẽ tăng trong tháng 5 </font></a><br /><font color="#0000ff">>> </font><a href="http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/199422/" target="_blank"><font color="#0000ff">Kìm hãm giá thuốc: Quá khó! </font></a><br /><font color="#0000ff">>> </font><a href="http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/194223/" target="_blank"><font color="#0000ff">Không tăng giá thuốc đến hết tháng 6 </font></a></font></div> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong khi ngành y tế lo kìm giá đầu ra tại các công ty dược phẩm, doanh nghiệp thuốc thì nhiều nhà thuốc bán lẻ đã đẩy giá thuốc lên cao ngất ngưởng do không bị khống chế giá bán. Có cả hiện tượng thuốc bị cắt xén hạn sử dụng để bán. </font></p> <p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Thuốc tăng theo giá xăng? </font></b></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tối 16-5, chúng tôi mua hai loại thuốc tại một quầy thuốc trên đường Bắc Hải (quận 10, TP.HCM). khi nhân viên nhà thuốc tính tiền 13.000 đồng, chúng tôi thắc mắc “hôm trước thuốc này chỉ có sáu ngàn đồng” thì nhận câu trả lời “thuốc ngoại nên giá cao”. Hai loại thuốc trị dị ứng mà chúng tôi mua là Célzil 10 mg, giá 1.000 đồng/viên (thuốc nội khoảng 300-400 đồng/viên), thuốc Choay R là 1.800 đồng/viên (thuốc nội không quá 1.000 đồng/viên). Loại Choay R thực tế cao nhất cũng chỉ bán với giá 1.500 đồng/viên. Tuy nhiên, thuốc Choay R bị người bán cắt nhỏ nên không thể biết còn hạn sử dụng hay không. </font></p> <div align="center"> <table id="table1" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" height="3" width="225"> <tbody> <tr> <td style="font-weight: normal; font-size: 8pt; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-family: verdana,geneva,lucida,'lucida grande',arial,helvetica,sans-serif; font-variant: normal;" align="center"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="antheo.jpg" src="http://www.tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/13/2008/05/19/antheo.jpg" border="1" height="228" hspace="3" vspace="3" width="350" /></td></tr> <tr> <td style="font-weight: normal; font-size: 8pt; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-family: verdana,geneva,lucida,'lucida grande',arial,helvetica,sans-serif; font-variant: normal;" align="center"><font color="#000080" face="Verdana" size="1">Nhà thuốc bán lẻ mỗi nơi một giá. (<i>Ảnh: HTD)</i></font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chúng tôi tỏ vẻ khó chịu nói: “Sở Y tế chỉ đạo không được tăng giá thuốc, tại sao ở đây bán cao vậy?”. Cô nhân viên trả lời thẳng rằng các công ty dược phẩm cho tiền để nhà thuốc bán với giá cao, theo họ lý giải là giá xăng lên, nhân viên giao thuốc không chịu đi, vì vậy phải tăng giá bán bù lại (?). </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Qua tìm hiểu tại một số nhà thuốc bán lẻ xung quanh khu vực Bệnh viện Đại học Y dược, chúng tôi nhận thấy thuốc Panadol Extra (hộp 100 viên) tăng lên 90.000 đồng/hộp nhưng giá mua vào chỉ 78.000 đồng/hộp (tăng khoảng 10%). Nhưng ngay từ đầu năm, các nhà thuốc bán lẻ đã tự tăng lên 86.000 đồng/hộp. Tương tự, Panadol 500 mg tăng từ 60.000 đồng/hộp lên 80.000 đồng/hộp. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhằm lừa dối khách hàng, bảng niêm yết giá của nhà thuốc đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy ghi là Panadol Extra 800 đồng/viên, Panadol 500 mg 600 đồng/viên. Người bán thuốc cho biết đây là giá cũ chứ bán là phải theo giá mới. Thuốc Paracetamol viên nén loại 500 mg sản xuất trong nước cũng được đẩy lên với giá 300-500 đồng/viên, tăng 200%-400%. Trên thực tế, thuốc Paracetamol trong nước chỉ có 120 đồng/viên. </font></p> <p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Phải bán thuốc theo giá niêm yết </font></b></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trước hiện tượng các nhà thuốc bán lẻ đẩy giá thuốc lên cao, dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh - Trưởng phòng Quản lý dược, Sở Y tế - cho biết thuốc Paracetamol (thuốc trị cảm thông dụng) chưa được phép tăng, vẫn ở mức 120 đồng/viên. Theo ông Vĩnh, nhà nước không quy định giá bán lẻ là phải tăng bao nhiêu phần trăm. tuy không khống chế giá bán nhưng không được muốn bán sao thì bán. Nhà thuốc bán lẻ phải niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Sắp tới, Sở Y tế sẽ kiểm tra lại đầu ra thực tế ở các công ty. Ông Vĩnh cho rằng người tiêu dùng có quyền lựa chọn nơi mua thuốc, do đó nhà thuốc nào bán giá cao thì sẽ bị... ế. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thực tế, người dân chưa ý thức so sánh giá thuốc giữa nơi này với nơi khác. Mặt khác, họ có thể sử dụng thuốc nội cùng dạng bào chế, cùng hoạt chất và cùng chỉ định như thuốc ngoại nhưng giá lại rẻ hơn. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">PGS-TS Trương Văn Tuấn - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y dược TP - cho rằng nên phát triển mạnh đội ngũ giới thiệu thuốc nội để người tiêu dùng trong nước biết đến, lựa chọn. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Về vấn đề thuốc “quá đát” uống vào có an toàn không, ông Tuấn cho biết: “Người ta nghiên cứu và đưa ra hạn sử dụng thuốc trong độ an toàn cho phép. Khi các loại thuốc đã hết hạn dùng thì nó có nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát. Nếu các nhà thuốc bán thuốc hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề y dược tư nhân. Tuy nhiên, việc các nhà thuốc bán thuốc hết hạn lại rất phổ biến. Do đó, Sở Y tế cần đi thanh tra và xử lý triệt để vấn đề này”. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Khi chúng tôi nói khảo sát giá bán thuốc lẻ trên thị trường thấy có tăng, một số quan chức ngành y tế cho rằng sao không khảo sát giá vàng (!). Giá vàng tăng lên thì giá thuốc cũng tăng..! Quả là một sự so sánh thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người làm công tác quản lý y tế địa phương.</font></p> <p align="right"><font face="Arial" size="2"><i>Theo</i><b> Duy Tính</b><br /></font><font size="2"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="phapluattphcm.gif" src="http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/@logo/phapluattphcm.gif" border="0" height="15" width="57" /></font></p> </div></td></tr></tbody></table>