Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo
 
 

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Chờ đầu thai  
#1 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 07:19:31(UTC)
Chờ đầu thai

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-11-2009(UTC)
Bài viết: 542

Cảm ơn: 251 lần
Được cảm ơn: 57 lần trong 41 bài viết
Các sư phụ cho hỏi có cách nào giảm tác dụng phụ khi uống ARV không ??
Bây giờ nó vật tôi quá mà tôi chẳng biết làm cách nào để giảm thiểu cái tác dụng phụ của nó.
Giờ nhìn viên thuốc là muốn trốn luôn.
Ói ... nhức đầu ..... tinh thần sa sút ..... không làm gì là thế nào cũng nghĩ tiêu cực.
Các sư phụ làm ơn chỉ bảo dùm
Thanks

Cảm ơn anh chị, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã cho em post bài này
Quảng cáo
Offline DeltaForce  
#2 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 10:44:29(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết

6.3. Xử trí các độc tính của các thuốc ARV

Bảng 12: Xử trí tác dụng phụ theo mức độ nặng



·        Độ 1 (nhẹ): Không cần thiết phải dừng/thay đổi thuốc ARV. Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục tuân thủ điều trị

·        Độ 2 (trung bình): Cân nhắc tiếp tục phác đồ ARV đang dùng, kết hợp với điều trị triệu chứng và hỗ trợ khác; nếu người bệnh không tiến triển tốt hơn, xem xét thay loại thuốc gây độc tính.

·        Độ 3 (nặng): Không ngừng điều trị ARV mà chỉ thay thế thuốc ARV có nhiều khả năng gây độc tính bằng một loại thuốc khác, kết hợp với điều trị triệu chứng và các hỗ trợ khác..

·        Độ 4 (nặng đe dọa tính mạng): Ngừng ngay tất cả các thuốc ARV, xử trí tình trạng nhiễm độc bằng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Khi bệnh nhân đã ổn định, điều trị ARVlại bằng một phác đồ đã thay thuốc gây độc tính bằng một thuốc khác.


Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline DeltaForce  
#3 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 10:46:40(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết

6.3.1. Những tác dụng phụ nhẹ của thuốc ARV: thông thường xuất hiện sớm và có thể tự khỏi theo thời gian.

Bảng 13: Những tác dụng phụ nhẹ của các thuốc ARV và xử trí



Các triệu chứng

Cách xử trí

Buồn nôn

Nên uống thuốc cùng với thức ăn

Tiêu chảy

Bù nước và điện giải. Thuốc chống đi ngoài như loperamid có thể đỡ tạm thời.

Đau đầu

Dùng paracetamol. Nếu liên tục trong 2 tuần cần khám lại

Mệt mỏi

Thường chỉ kéo dài 4-6 tuần, nếu lâu hơn cần thăm khám lại

Khó chịu ở bụng

Nếu xuất hiện liên tục cần khám lại

Nổi mẩn nhẹ

Điều trị bằng thuốc kháng histamine. Nếu nặng xem xét khả năng có phản ứng quá mẫn với thuốc

Buồn ngủ

Uống thuốc trước khi đi ngủ

Mất ngủ

Có thể dùng thuốc hỗ trợ. Nếu người bệnh mất ngủ nhiều do EFV, có thể chuyển EFV sang uống buổi sáng nhưng không nên sử dụng máy móc hoặc lái xe

Ác mộng, chóng mặt

Thường xảy ra khi uống EFV, thường kéo dài không quá 3 tuần

 


Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline DeltaForce  
#4 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 10:53:48(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết

6.3.2. Xử trí một số tác dụng phụ chủ yếu trong điều trị ARV bậc 1:


Bảng 14: Một số độc tính nghiêm trọng của các thuốc ARV và xử trí



Độc tính

Các thuốc liên quan

Biểu hiện

Xử trí

Phát ban dị ứng

NVP và EFV (ít hơn)

Phát ban từ nhẹ đến nặng, có thể có hội chứng Stevens Johnson hoặc hoại tử niêm mạc

Đánh giá mức độ phát ban (phụ lục 7). Phát ban mức độ 1, 2: điều trị kháng histamin, không ngừng ARV, theo dõi chặt chẽ; nếu tiến triển tốt lên, tiếp tục điều trị ARV. Thời gian sử dung nửa liều NVP có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 1 tuần. Phát ban mức độ 3: cân nhắc thay NVP bằng EFV; mức độ 4: ngừng điều trị ARV, điều trị hỗ trợ, sau khi hồi phục điều trị lại ARV với 3 NRTI hoặc 2 NRTI + PI

Quá mẫn với ABC

ABC (xuất hiện ở 4-5% số bệnh nhân điều trị ABC, thường trong 6 tuần đầu)

Phát ban rải rác (có thể không có ban); sốt; mệt mỏi; buồn nôn, nôn, tiêu chảy; khó thở, ho, đau họng; tăng men gan, phosphatasa kiềm, LDH

Ngừng vĩnh viễn ABC và không điều trị lại bằng ABC (điều trị lại ABC gây truỵ mạch và tử vong). Điều trị triệu chứng

Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt

AZT

Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt

Đánh giá mức độ (phụ lục 7). Mức độ 3, 4 (Hgb < 70g/l và hoặc tổng số bạch cầu trung tính < 500 TB/mm3) - thay một thuốc ARV khác ít độc với tuỷ xuơng hơn (d4T, TDF hoặc ABC) và cân nhắc truyền máu

Viêm gan

Tất cả các thuốc ARV, đặc biệt là NVP và PI/r

Tăng men gan, có hoặc không kèm theo biểu hiện lâm sàng; ATV làm tăng bilirubin trong máu, thường không đi kèm với tăng men gan

Đánh giá mức độ tăng men gan (phụ lục 7). Tăng mức độ 1, 2: tiếp tục phác đồ và theo dõi; tăng mức độ 3: thay NVP bằng EFV (nếu có); tăng mức độ 4: ngừng ARV và theo dõi; khi hồi phục có thể bắt đầu lại ARV, thay NVP bằng EFV hoặc bằng một thuốc PI hoặc phác đồ 3NRTI

Viêm tuỵ cấp

d4T và ddI

Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt; tăng amylase máu

Ngừng điều trị ARV, điều trị hỗ trợ và theo dõi xét nghiệm. Điều trị ARV lại với thuốc ít nguy cơ gây viêm tuỵ cấp như AZT, TDF, ABC.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

các thuốc NRTI: d4T, ddI

Thường bắt đầu sau vài tháng điều trị. Biểu hiện: giảm cảm giác, sau đó là cảm giác bị kim châm, bỏng rát, thường bắt đầu từ chân, kèm đau, giảm vận động.

Phát hiện sớm bằng cách hỏi bệnh nhân về các triệu chứng thay đổi cảm giác ngoại vi. Cân nhắc thay 1 NRTI khác ít độc tính với thần kinh ngoại biên hơn (AZT, TDF hoặc ABC). Các triệu chứng có thể tiếp tục tăng trong vòng 4-8 tuần sau khi dừng thuốc và có thể tồn tại đến hơn 12 tháng. Điều trị triệu chứng. Các thuốc giảm đau thường không có hiệu quả; amitriptyline 25-50mg trước khi đi ngủ có thể có hiệu quả

 



Rối loạn chuyển hoá mỡ

Teo mô mỡ: d4T, có thể do AZT, ddI

Tích tụ mỡ, tăng lipid máu: PI, có thể do d4T, ddI, AZT)

Rối loạn chuyển hoá glucose: PI, d4T, ddI, AZT khi teo mô mỡ nặng.

Teo mô mỡ: mất mô mỡ dưới da ở chân, mông, tay và mặt

Tích tụ mỡ trung tâm (nội tạng, vú, cổ) và tại chỗ (u mỡ dưới da, bướu trâu); tăng cholesterol và triglyceride,

Rối lọan chuyển hóa glucose: tiểu đường kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm tuỵ.

Teo mỡ thường tồn tại vĩnh viễn. Cần tư vấn cho bệnh nhân và thay thuốc sớm nếu nghi ngờ (thay d4T bằng AZT, TDF hoặc ABC). Tăng cholesterol và triglyceride mức độ 1 hoặc 2 - áp dụng chế độ ăn kiêng, tập luyện, theo dõi; tăng mức độ 3 hoặc 4 - cho dùng các thuốc fibrate (fenofibrate 600mg 1-2 lần/ngày); điều trị tăng cholesterol bằng các thuốc statin (tránh dùng simvastatin và lovastatin do có tương tác với các thuốc PI).

Toan lactic

d4T, ddI; ít hơn - AZT, ABC, 3TC;

Xuất hiện từ từ: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, đau bụng, gầy sút, khó thở; xét nghiệm máu có tăng lactat, ± toan chuyển hoá; tăng CPK, LDH, lipase, amylase và khoảng thiếu hụt anion, giảm bicarbonate; siêu âm: thoái hoá mỡ gan. Toan lactic nặng có thể dẫn tới tử vong.

Nếu nồng độ lactate trong khoảng 2-5 mmol/l - theo dõi chặt chẽ, điều trị vitamin (thiamin và riboflavin), thay d4T/ddI sang ABC, AZT hoặc TDF; nếu lactate trên 5 mmol/l - ngừng điều trị ARV, cho điều trị hỗ trợ. Toan lactic thường hồi phục chậm (1-2 tháng). Sau khi hồi phục tiếp tục điều trị ARV, thay thuốc gây độc tính bằng một thuốc khác

Độc tính với thận

TDF (bệnh lý ống thận); IDV có thể gây sỏi thận

Bệnh lý ống thận do TDF thường xuất hiện một vài tháng sau khi bắt đầu điều trị, biểu hiện: toan đầu ống thận, tiểu đường không kèm tăng đường huyết, protein và aminoacid niệu; giảm phosphate, uric, và kali trong máu; có thể xảy ra suy thận cấp, hội chứng Fanconi, đái tháo nhạt do thận, và thoái hoá xương do thiếu phosphate.

Sỏi thận do IDV (không phát hiện được trên phim X-quang), cơn đau quặn thận;

Thận trọng khi sử dụng TDF ở bệnh nhân có bệnh lý thận hoặc cân nặng thấp. Trong trường hợp bệnh lý ống thận do TDF - ngừng TDF và điều trị hỗ trợ. Sau khi hồi phục, điều trị ART lại, thay TDF bằng thuốc khác ít độc tính hơn.

Uống nhiều nước khi sử dụng IDV (>1,5 lít/ngày), theo dõi xét nghiệm và điều trị triệu chứng. Cân nhắc thay IDV bằng PI khác.


Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline Chờ đầu thai  
#5 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 11:13:50(UTC)
Chờ đầu thai

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-11-2009(UTC)
Bài viết: 542

Cảm ơn: 251 lần
Được cảm ơn: 57 lần trong 41 bài viết
Ôi trời quí hóa quá.
Cám ơn bác DeltaForce
Cảm ơn anh chị, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã cho em post bài này
Offline DeltaForce  
#6 Đã gửi : 26/12/2009 lúc 11:27:40(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
Bạn có thể đọc nhiều thông tin chi tiết hơn bằng cách tải file có sẵn tại topic : Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS (năm 2009) (box Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS)
Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline please_bless_me  
#7 Đã gửi : 27/12/2009 lúc 08:29:44(UTC)
please_bless_me

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 02-10-2009(UTC)
Bài viết: 554
Man
Đến từ: Vùng Trời Bình Yên...

Được cảm ơn: 47 lần trong 44 bài viết
Bác CHỜ ĐẦU THAI ráng vượt qua nhé bác. Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi mà. Cố lên bác !
. Skype: phuong.lamlove213
. Các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn hãy gọi/nhắn tin: 0928973419
Offline thangdien_74  
#8 Đã gửi : 27/12/2009 lúc 08:37:19(UTC)
thangdien_74

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-03-2009(UTC)
Bài viết: 7

Anh bạn phải cố gắng duy trì uống thuốc nhé, tôi cũng đã dùng rồi và phải mất gần 4 tháng trời mới quen thuốc đấy. Cũng qua nhiều phen thập tử nhất sinh nhưng bây giờ thì ngon rồi, lại trở về với cuộc sống tươi đẹp cùng vợ con và gia đình.
Chúc thành công.
Offline quynhdt  
#9 Đã gửi : 28/12/2009 lúc 03:50:06(UTC)
quynhdt

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-03-2008(UTC)
Bài viết: 857

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 14 lần trong 8 bài viết
Chờ đầu thai đã viết:
Các sư phụ cho hỏi có cách nào giảm tác dụng phụ khi uống ARV không ??
Bây giờ nó vật tôi quá mà tôi chẳng biết làm cách nào để giảm thiểu cái tác dụng phụ của nó.
Giờ nhìn viên thuốc là muốn trốn luôn.
Ói ... nhức đầu ..... tinh thần sa sút ..... không làm gì là thế nào cũng nghĩ tiêu cực.
Các sư phụ làm ơn chỉ bảo dùm
Thanks



Cố lên bạn nhé!

Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.