Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


5 Trang<1234>»
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline phuhop1987  
#21 Đã gửi : 10/11/2009 lúc 08:18:05(UTC)
phuhop1987

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Guests
Gia nhập: 06-11-2009(UTC)
Bài viết: 114
Man
Đến từ: Thanh Hóa : Bình dương

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chào bạn mình làm quen ha bạn ở ha nội hả mình ngày trứoc củng học ở đó nhung jo chuyển vào nam học rồi rat vui lam quen voi ban


*Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Ko có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi ko cố gắng nữa.
Offline HeoDat  
#22 Đã gửi : 11/11/2009 lúc 08:03:17(UTC)
HeoDat

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 10-11-2009(UTC)
Bài viết: 5
Đến từ: Tp HCM

Mình từng đến Hà Nội một lần. Vẫn nhớ mãi....
Tết này sẽ ra một lần nữa. Hà Nội ơi, hoa sưa ơi... chờ ta nhé
Offline phuhop1987  
#23 Đã gửi : 14/11/2009 lúc 12:55:55(UTC)
phuhop1987

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Guests
Gia nhập: 06-11-2009(UTC)
Bài viết: 114
Man
Đến từ: Thanh Hóa : Bình dương

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
heoDat thế khi nào định ra hà nội vậy để tháng 10 sang năm ra ngàn năm thgang long roi bon mình tụ nhau ra đó chơi luôn ha


*Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Ko có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi ko cố gắng nữa.
Offline Believe  
#24 Đã gửi : 16/11/2009 lúc 07:18:41(UTC)
Believe

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC)
Bài viết: 990

Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết

Chào Phuhop1987 !

Mình người Hà Nội,rất vui được biết bạn,chúc bạn khỏe,vui vẻ và hạnh phúc nhé !
Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn -
Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống !


http://www.skydoor.net
http://www.mtvasia.com

...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS !
Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ?
- Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn.
- Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết.
Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn.



Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.
Nourish Compassion - I love You !
Offline baby  
#25 Đã gửi : 16/11/2009 lúc 08:13:36(UTC)
baby

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-10-2008(UTC)
Bài viết: 28

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Believe đã viết:

Chào Phuhop1987 !

Mình người Hà Nội,rất vui được biết bạn,chúc bạn khỏe,vui vẻ và hạnh phúc nhé !


Thanks Believe.

Dù hiện tại vẫn ở HN mà nghe giai điệu bài hát và xem những hình ảnh này vẫn cảm thấy bồi hồi, xao xuyến trong lòng. Nhà mình ở cái nơi mà tiếng leng keng sớm khuya hướng ra trong bài hát nên hồi nhỏ cũng nghe và được đi tàu điện, với những kỷ niệm ấu thơ. Nhớ nhất là ngày bé đến rằm Trung thu được đi tàu điện lên bờ hồ rồi ra Hàng Mã mua đồ chơi. Đèn ông sao, đèn kéo quân, con sáo bằng đất nung cho nước vào thổi, mặt nạ và đầu sư tử bằng giấy bồi... giờ có nhiều thứ chẳng còn thấy nữa mà chỉ có trong ký ức.
“Trái tim em có ước mơ.
Em vẫn nghĩ rằng lấy chồng phải lấy người như anh.
Đêm đêm ngước nhìn trăng, mơ có anh bên cạnh
Hoa trên mặt đất nở vì ai, uyên ương dưới nước thành đôi vì ai.
Thả chiếc khăn tay theo gió bay đến bên anh.”
Offline Deathmetal2  
#26 Đã gửi : 18/12/2009 lúc 08:17:59(UTC)
Deathmetal2

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 312

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết


Buồn hiu à...
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


http://www.hoikhuyenhoc.vn
http://suckhoedoisong.vn
http://www.cinet.gov.vn
http://www.lichsuvietnam.vn
Offline na74  
#27 Đã gửi : 25/01/2010 lúc 11:59:44(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

Non nước Cao Bằng

Núi non mờ ảo giữa làn mây mờ, dòng sông uốn lượn mềm
mại dưới chân núi, vẻ đẹp thiên nhiên Cao Bằng nguyên sơ, bình dị dưới con mắt bạn Chu Đức Hòa.





Núi non huyện Trùng Khánh.


Đèo Mã Phục.


Mây núi bềnh bồng.


Cảnh đẹp như tranh vẽ.


Sông Gâm


Động Ngườm Ngao.

Chu Đức Hòa

(VnExpress)


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline Deathmetal2  
#28 Đã gửi : 27/01/2010 lúc 08:02:39(UTC)
Deathmetal2

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 312

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


http://www.hoikhuyenhoc.vn
http://suckhoedoisong.vn
http://www.cinet.gov.vn
http://www.lichsuvietnam.vn
Offline Deathmetal2  
#29 Đã gửi : 03/02/2010 lúc 06:36:07(UTC)
Deathmetal2

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 312

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết

Tranh dân gian Đông Hồ

Nhắc đến nghệ thuật hội hoạ truyền thống Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới tranh sơn mài, tranh lụa và không thể bỏ qua tranh dân gian Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước không chỉ bởi chất liệu đặc biệt, phương pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung phong phú.

Chất liệu tranh Đông Hồ bắt nguồn từ các sản phẩm của thiên nhiên, gắn bó gần gũi với đời sống người Việt Nam như vỏ cây dó dùng để làm giấy, lá tre, viên sỏi, hoa hiên, bột nếp dùng làm màu, gỗ thị làm bản khắc,… Nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ, người xem không khỏi trầm trồ, thú vị trước những màu sắc phong phú, tươi tắn; những hình khối, đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực, gần gũi với đời sống của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Những người nghệ nhân Đông Hồ đã chứng tỏ sự tài hoa, sáng tạo khi làm ra những bức tranh như vậy. Mỗi bức tranh có từ bẩy đến tám màu nhưng mỗi màu phải in theo một trình tự nhất định: đầu tiên là màu đỏ, rồi xanh, tiếp đến là trắng, hồng hoặc vàng và cuối cùng là màu đen (bản nét). Mỗi một màu của bức tranh lại đi kèm với một bản khắc bằng gỗ thị. Ví dụ như bức tranh Đám cưới chuột có bốn màu đỏ, xanh, vàng và đen thì có bốn bản khắc các chi tiết khác nhau đi kèm với các màu tương ứng.

Với những màu sắc tươi sáng, các nhân vật sống động, tranh dân gian Đông Hồ chuyển tải nhiều nội dung sâu sắc về tín ngưỡng, đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Mảng đề tài tranh đời sống, sinh hoạt có rất nhiều bức tranh nổi tiếng như Hứng dừa, Đánh đu, Mục đồng thổi sáo hay Hiếu học... Tuy nhiên, tranh Đông Hồ còn có một mảng đề tài khá đặc sắc mà ít người chú ý là mảng tranh có ý nghĩa tín ngưỡng là tranh thờ. Bộ tranh hoàn chỉnh bày trên bàn thờ gia tiên gồm 8 bức, trong đó có bộ tranh chủ (5 bức) và 3 chữ đại tự (3 bức). Bộ tranh chủ là đôi câu đối Tứ thời xuân tại thủ - Ngũ phúc thọ vi tiên (Trong nhà bốn mùa là mùa xuân – Nhà có năm thế hệ cùng chung sống là có phúc). Ba chữ đại tự có thể là 3 chữ Thọ hoặc Phúc – Mãn - Đường, Tích - Thiện - Đường hoặc Đức – Lưu – Quang. Đặc biệt, các chữ này đều được vè theo kiểu long – ly – quy - phượng, bốn con vật cao qúy trong tín ngưỡng của người Việt.

Ngày xưa, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có thói quen mua tranh Đông Hồ về treo. Trong số những bức tranh ấy, không thể thiếu được là hai bức Vinh hoa – Phú quý vẽ hai em bé trai và gái hôm hai con gà vịt. Ý nghĩa của hai bức tranh tưởng chừng đơn giản này thực ra rất độc đáo: mong năm mới gia đình được bình yên, làm ăn khấm khá hơn, có con cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa.

Đám cưới chuột



+

Chuột vinh quy

Chuột rước rồng

Năm 2008 là năm Mậu Tí, năm con chuột, chúng ta hãy cùng điểm lại những bức tranh chuột của nghệ nhân Đông Hồ. Được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước - một bức tranh vừa hài hước vừa châm biếm sâu xa. Hài hước ở chỗ, chuột nào lại có chuột đi rước dâu, lấy vợ; nghệ nhân dân gian đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hoá con chuột để nó mang dáng dấp con người. Châm biếm ở chỗ chú rể chuột muốn đón dâu phải mang chim, mang cá đến cống cho mèo. Trên bức tranh có hai chữ Nghênh hôn chỉ đám cưới. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị xưa. Còn con chuột là hình ảnh của những người nông dân trong xã hội cũ. Bức tranh chuột thứ hai là bức Chuột vinh quy. Chuột tuy đỗ tiến sĩ (hai chữ này được đề trên tấm biển) vinh quy về làng (hai chữ Vinh quy trên lá cờ) vẫn phải cống nạp cho mèo (ba chữ Mưu thủ lễ). Có người cho rằng, bức tranh này nói tới việc phép vua thua lệ làng trong xã hội xưa. Hai bức tranh chuột nói trên có lẽ được biết tới nhiều hơn bức tranh thứ ba Chuột rước rồng. Hai chữ Rước rồng cũng xuất hiện trên bức tranh đi liền với hình ảnh hội hè vui vẻ. Có thể nói, chỉ với hình ảnh con chuột nhưng người nghệ nhân dân gian bằng óc tưởng tượng sáng tạo, độc đáo của mình đã vẽ nên ba bức tranh chuột với ba đề tài khác nhau hết sức đặc sắc.

So với tranh dân gian Hàng Trống, tranh Đông Hồ mộc mạc, ít cách điệu hơn, dễ hiểu, rất gần gũi với đời sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nét đẹp của tranh Đông Hồ góp một phần không nhỏ vào sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.



Bịt mắt bắt dê

Đánh đu

Đấu vật

 

CINET


"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


http://www.hoikhuyenhoc.vn
http://suckhoedoisong.vn
http://www.cinet.gov.vn
http://www.lichsuvietnam.vn
Offline Titanic  
#30 Đã gửi : 04/02/2010 lúc 12:23:12(UTC)
Titanic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Guests
Gia nhập: 11-08-2009(UTC)
Bài viết: 181
Man

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết

Mai vàng kiêu sa

(Dân trí) - Ngày Tết, người Bắc thích trưng hoa đào còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Hoa mai mang sắc vàng - màu của vinh hiển cao sang, khi để bên mâm ngũ quả thì thật đẹp và trang trọng.
 
 





 



















 



 
Vĩnh Ngọc (Tổng hợp)

Gone with the wind

http://vi.wikipedia.org
Offline Anhtu4791  
#31 Đã gửi : 04/02/2010 lúc 05:39:41(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết

Cá voi trắng thổi bong bóng hình trái tim!

TTO - Những ngày này du khách đến tham quan công viên nước Polarland ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã ngạc nhiên đến thích thú khi chứng kiến các chú cá voi trắng ở đây biểu diễn màn thổi bong bóng nước hình trái tim!

Theo Tân Hoa xã, để đạt được trình độ này, các chú cá phải trải qua một năm khổ luyện cùng các huấn luyện viên. Ban quản lý công viên nước cho biết đây là món quà họ muốn dành cho du khách dịp năm mới.

 



Một chú cá voi trắng biểu diễn màn thổi bong bóng nước hình trái tim hôm 2-2-2010

 



Màn biểu diễn không hề dễ dàng, bởi lắm khi chú thổi ra quả bóng nước hình tròn!

 



Hai chúng mình thi nào!

MINH ANH (Theo Xinhua)

Cô Thu Hiền hát dân ca vẫn hay mê hồn ! Bạn Mẹ tớ đấy.


Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Offline Titanic  
#32 Đã gửi : 20/02/2010 lúc 08:40:25(UTC)
Titanic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Guests
Gia nhập: 11-08-2009(UTC)
Bài viết: 181
Man

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết

Các thông báo lỗi 404 vui mắt và sáng tạo nhất

Thay vì dòng chữ đơn điệu, vô cảm cho biết không tìm thấy tài liệu trên máy chủ, nhiều người đã sáng tác ra những biểu báo 404 Error hài hước và ngộ nghĩnh.



Thông báo 404 Error (không tìm thấy tài liệu) vốn quen thuộc với người sử dụng web...
... được thay bằng nhiều hình ảnh sáng tạo, phù hợp với nội dung của trang như trên website Chelms Ford Library.
"Are you lost?" - Bạn đang lạc đường?
Dường như chúng tôi thất lạc mất một thứ!
Ôi thật kỳ quặc, chúng tôi cảm thấy bối rối và không thể tìm thấy trang bạn cần.
Hình ảnh trên trang Habrahabr.
Link "chết".
Link hỏng.
Ôi, không tìm thấy trang đó rồi.
Có chút rắc rối, nhưng có người đang sửa nó rồi.
Biển báo lỗi trên trang game Spore.
Một hiệp sĩ Ninja đánh cắp trang này rồi.

Các thông báo lỗi 404 vui mắt và sáng tạo nhất



Chẳng có gì ở đây cả.
Không tìm thấy và hẹn gặp lại.
Rất tiếc, chúng tôi không tài nào tìm ra.
Không tìm thấy nội dung, tôi không ăn nó đâu, thề đấy!
Oops, không thấy gì cả.
Cảm ơn Mario nhé, nhưng công chúa ở lâu đài khác rồi.
Chúng tôi tìm hoài mà không được.
Lỗi rồi!
Trang đó biến đi đâu rồi nhỉ?
Không thể hiểu nổi vì sao không thấy tài liệu!

Các thông báo lỗi 404 vui mắt và sáng tạo nhất



Chẳng có gì ở đây cả.
Không tìm thấy và hẹn gặp lại.
Rất tiếc, chúng tôi không tài nào tìm ra.
Không tìm thấy nội dung, tôi không ăn nó đâu, thề đấy!
Oops, không thấy gì cả.
Cảm ơn Mario nhé, nhưng công chúa ở lâu đài khác rồi.
Chúng tôi tìm hoài mà không được.
Lỗi rồi!
Trang đó biến đi đâu rồi nhỉ?
Không thể hiểu nổi vì sao không thấy tài liệu!


Gone with the wind

http://vi.wikipedia.org
Offline Titanic  
#33 Đã gửi : 20/02/2010 lúc 09:12:18(UTC)
Titanic

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Guests
Gia nhập: 11-08-2009(UTC)
Bài viết: 181
Man

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết

Phút giây ngộ nghĩnh của bé yêu

(Dân trí) - Với làn da trắng như tuyết, đôi môi đỏ và những ngón tay, ngón chân xinh xắn, những em bé sơ sinh được ví như thiên thần.
Hai chị em Tracy Raver và Kelley Ryden cùng đồng nghiệp Stephanie Robin, thực hiện bộ ảnh tuyệt đẹp về các bé tại studio ở Nebraska, Mỹ.  Họ vừa có buổi giới thiệu bộ sưu tập ảnh những em bé ngộ nghĩnh khi chúng mới chỉ hơn vài ngày tuổi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
DK
Theo DM

Nhân chi sơ,tính bản thiện !
Những bức ảnh tinh khiết nhất,tuyệt diệu,mang tính chân thực cao nhất người ta có thể nhìn thấy.


Gone with the wind

http://vi.wikipedia.org
Offline Tình_ca  
#34 Đã gửi : 15/03/2010 lúc 03:24:14(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết

Thăm vườn thượng uyển xưa

Trong hơn 140 năm trị vì, triều Nguyễn đã xây dựng ở kinh đô Huế rất nhiều vườn thượng uyển. Cho đến nay, một số vườn chỉ còn lại dấu tích, nhưng vẫn còn một nơi tồn tại nguyên vẹn dù đã có phần hoang phế.

Đó là Hồ Tịnh Tâm, thuộc phường Thuận Thành, từ cửa Thượng Tứ đi thẳng vào, nay vẫn còn nguyên diện tích và hình hài kiến trúc. Hồ do ngăn sông Kim Long mà thành. Vua Thiệu Trị đã xếp Tịnh Tâm vào đệ tam cảnh đẹp kinh đô Huế. Tiếc là theo thời gian và không được bảo tồn tốt nên hiện nay hồ đang trong tình trạng phế tích.

Trên hồ có hai hòn đảo có nhà kho chứa thuốc súng của triều đình. Năm 1839, vua Minh Mạng cho sửa sang, xây dựng thành vườn ngự uyển lớn và đẹp nhất Hoàng gia. 8.000 binh lính tham gia xây dựng công trình. Xây xong, vua đặt tên là Tịnh Tâm Hồ. Chu vi hồ rộng 1.450 m. Trên hồ có ba đảo. Hai đảo lớn phía nam gọi là Bồng Lai, bắc là Phương Trượng. Hồ Tịnh Tâm cũng đi vào sử sách nhờ câu chuyện về Trần Cao Vân và Thái Phiên đã lén tới liên lạc với Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương chống Pháp.



Hồ Tịnh Tâm ngày nay.
Cây cầu gỗ đơn sơ dẫn ra Đảo Phương Trượng
Cầu Hồng Cừ đẫn đến đảo Bồng Lai ở Hồ Tịnh Tâm. Cầu được xây mới cùng với ngôi đền Bát Giác năm 1960.
Bốn góc trên đảo Bồng lai được trang trí bằng những hòn giả sơn này, đây cũng là di tích còn sót lại nguyên vẹn nhất trên đảo.
Đảo Bồng Lai ở phía nam hồ, chính giữa có điện Bồng Doanh. Điện có kiến trúc 3 gian 2 chái, lợp ngói Hoàng lưu li, điện xoay mặt về hướng nam, có lan can gạch bao quanh. Từ cuối thế kỷ XIX, do không được chăm sóc, các kiến trúc ở khu vực Hồ Tịnh Tâm bị hư hỏng dần. Năm 1960, trên nền điện Bồng Doanh cũ có dựng một ngôi đình Bát Giác nhỏ để kỷ niệm, nhưng trận bão năm 1985 đã làm sập hoàn toàn ngôi đền này.
Những gốc cột đá nằm trơ gan cùng tuế nguyệt

Theo các tài liệu tìm được thì nơi đây ngày xưa chỉ trồng sen trắng. Bây giờ, bèo lục bình và rau muống thả đầy hồ, chỉ còn chút hoa súng như một "ngậm ngùi" cho một nơi từng được xem là thắng cảnh.

Hương Vũ



Một số vườn thượng uyển được xây dựng tại Huế từ thời triều Nguyễn:

-Vườn Thiệu Phương, xây dựng năm 1828 (Minh Mạng) ở trong Tử Cấm Thành.

 

-Vườn Thư Quang, xây dựng vào năm 1836 (Minh Mạng) ở phía bắc Hoàng Thành (thuộc phường Thuận Thành bây giờ).

-Vườn Ngự Viên, xây dựng năm 1821, ở góc đông bắc Tử Cấm Thành. Dấu vết hiện vẫn còn là Hồ Ngọc Dịch, Tiểu Ngự Hà và một số hòn giả sơn ở khu nhà lầu Ngự Tiền Văn phòng (thời Bảo Đại) .

-Vào năm 1840, vua Nguyễn còn cho làm một vườn thượng uyển nổi tiếng ở gần khu ruộng vua cày khi làm lễ Tịch Điền (phường Tây Lộc bây giờ) gọi là vườn Thượng Mậu.


Nhớ Huế !
Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Offline Anhtu4791  
#35 Đã gửi : 25/03/2010 lúc 10:39:53(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết

Hồn nhiên ánh mắt trẻ thơ giữa đại ngàn

(Dân trí) - Là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cái nghèo vẫn còn khiến những đứa trẻ trên miền rẻo cao A Lưới chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn. Nhiều em không được đến trường học hành đến nơi đến chốn.
Nhưng dường như cái nghèo đói không làm nhạt mờ tuổi thơ của các em. Mỗi lần đi qua đây sẽ gặp những ánh mắt ngây thơ và nụ cười trẻ thơ hồn hậu. Ngoài thời gian đi học, giúp đỡ cha mẹ những đứa trẻ lại cùng nhau vui chơi với những trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy lò cò…Tiếng hát trẻ thơ vang vọng giữa đại ngàn như mong ước của các em về một tương lai tươi sáng hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh về những đứa trẻ trên huyện vùng cao A Lưới:
 

Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhiều em nhỏ vùng cao A Lưới phải hàng ngày đi mò cua, bắt cá trên các cánh đồng về cải thiện bữa ăn


Em Hồ Lư (5 tuổi) vui vẻ khoe mớ cá vừa bắt được


Dòng nước mương được những đứa trẻ ở thôn Chai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới sử dụng làm nước nấu ăn và tắm giặt.


Hồ Cu, học lớp 7, một buổi đi học một buổi đi chăn dê




Hồ Cu, học lớp 7, một buổi đi học một buổi đi chăn dê


Tình nghĩa anh em


Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tuổi thơ vẫn là khoảng thời gian ngọt ngào nhất với mỗi đứa trẻ trên miền rẻo cao A Lưới


Tiếng hát trong veo của các em ngân vang giữa núi rừng


Nụ cười giòn tan của bé Hồng Anh (4 tuổi), ở xã Đông Sơn, huyện A Lưới.

 

Nguyễn Thành Chung


Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Offline solohugo  
#36 Đã gửi : 26/03/2010 lúc 06:02:34(UTC)
solohugo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-11-2009(UTC)
Bài viết: 783
Man
Đến từ: việt nam quê hương tôi

Thanks: 5 times
Được cảm ơn: 32 lần trong 25 bài viết

Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang

(Zing) - Lễ hội hoa anh đào đã bắt đầu ở Nhật Bản, sắc hoa phủ trắng tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Tháng 4 luôn có một ý nghĩa đặc biệt đối với người Nhật, đó là mùa hoa anh đào nở. Mặc dù sắc hoa anh đào đã có ngay từ tháng 1 ở Okinawa nhưng phải đến đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, đó mới là lúc hoa đào khoe sắc, đẹp nhất và quyến rũ nhất, tạo nên một Nhật Bản lãng mạn trong tiết xuân sang.

Hoa anh đào vốn là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Có hơn 400 loại hoa anh đào ở quốc gia này. Chẳng thế mà, ngoài cái tên "mặt trời mọc", Nhật Bản còn được gọi bằng cái tên đầy chất thơ là "xứ sở hoa anh đào".

Những hình ảnh hoa anh đào trên đất nước Nhật Bản trong những ngày tháng 3/2010:



Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang


Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang
Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang Ngắm sắc hoa anh đào rực rỡ xứ Phù Tang

Hãy là chính mình và sống với những gì mình có
Hãy sống hết mình, mình sẽ đón nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc của cuộc sống


Ya: helinhother

Offline solohugo  
#37 Đã gửi : 31/03/2010 lúc 03:10:30(UTC)
solohugo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-11-2009(UTC)
Bài viết: 783
Man
Đến từ: việt nam quê hương tôi

Thanks: 5 times
Được cảm ơn: 32 lần trong 25 bài viết

Zing News: Tin tức 24h - Tin nhanh, mới & nóng - Tin tức Việt Nam & thế giớiNhững đám mây lạ trên bầu trời

(Zing) - Cùng ngắm hình ảnh những đám mây với hình dạng và màu sắc đa dạng trên bầu trời.



Những đám mây lạ trên bầu trời

Đám mây hình cánh chim rất lớn.

Những đám mây lạ trên bầu trời

Vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu.

Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời

Giống như một đám mây dày đặc.

Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời

Rực sáng một góc trời.

Những đám mây lạ trên bầu trời

Tròn như trái bóng.

Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời
Những đám mây lạ trên bầu trời

http://www.zing.vn/news/chuyen-la/nhung-dam-may-la-tren-bau-troi/a80441.html
Hãy là chính mình và sống với những gì mình có
Hãy sống hết mình, mình sẽ đón nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc của cuộc sống


Ya: helinhother

Offline Tình_ca  
#38 Đã gửi : 13/04/2010 lúc 04:45:11(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết


















Dân tộc Khơ me




Tên gọi khác

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
Hơn 1.000.000 người.

Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.
Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.

Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc.

Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng).


Nhà cửa
Người Khơ me vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khơ me là nơi hội họp sư sãi và tín đồ... Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản

Nay số đông người Khơ me ở nhà đất. Bộ khung nhà đất được làm khá chắc chắn. Nhiều nơi làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương. Trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc.

Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách. Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.

Trang phục
Trang phục cổ truyền có cá tính ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.

Trang phục nam

Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc 'xà rông' kẻ sọc.

Trang phục nữ
Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khơ Me Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy). Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín). Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc người khác cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân. Đó là cách mang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành như chiếc quần ngắn và rộng.

Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa văn trên váy có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này có thể xem là đặc trưng độc đáo của Khơ Me Nam Bộ. Họ thường mặc váy trong những ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó. Đó là loại xăm pốt pha muông.

Ngày nay các loại trên ít thấy, có khả chăng chỉ trên sân khấu cổ truyền mà thôi. Người Khơ Me có kỹ thuật nhuộm vải đen tuyền bóng lâu phai từ quả mặc lưa để may trang phục. Thường nhật hiện nay người Khơ Me ảnh hưởng văn hóa Kinh qua trang phục.

Trong lễ, Tết lại mặc loại áo dài giống người Chăm. Ngoài ra phụ nữ Khơ Me còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng. Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi.


 

Lễ - Hội Chol ChNam ThMây của người Khơme

 

Ngày mở hội: 13/4 (dương lịch)
Thời gian tổ chức: 3 ngày
Địa điểm tổ chức: Chùa và ở các gia đình

Truyền thuyết: Lễ hội từ 1 đến 3 tháng chot của người Khmer theo lịch Phật (tức giữa tháng 4 dương lịch). Lễ Tết của người Khmer (tương tự như tết Nguyên Đán).

Nội dung: Trong hội ngoài cúng lễ, bà con thăm hỏi chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa.. ..Trai gái múa Roam Vông, hát Dù Kê...

Ghi chú: Lễ hội tổ chức từ 1 đến 3 tháng chét của người Khmer vùng dân tộc Khmer Nam Bộ.

Hội nước của đồng bào Khơ Me

Dân tộc: Khơme Nam Bộ
Đối tượng suy tôn: Lễ Tết của người Khơme Nam Bộ
Địa điểm: Ở chùa và ở gia đình
Thời gian: Từ mồng 1 - 3 đầu tháng Chét của người Khơme (theo Phật lịch)
Đặc điểm: Lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm, sau đó tắm các vị sư cao niên ở chùa nhằm "rửa sạch cái cũ và những bụi bặm trần thế" để đón cái mới.

Đạo Phật Tiểu thừa là tôn giáo chính của người Khơme Nam Bộ, đã thâm nhập khá lâu vào trong sinh hoạt đời sống của quần chúng, nên những lễ hội của họ, dù bắt nguồn từ đâu, vẫn mang màu sắc tôn giáo và không thoát khỏi cổng chùa. Trong quá trình phát triển lịch sử, các lễ hội còn chịu sự pha tạp của những yếu tố tôn giáo khác như đạo Bà La môn, song ở đây cũng tồn tại khá rõ nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước. Điều đó cũng dễ nhận biết qua các lễ hội tiêu biểu, dù đó là lễ Chôl Chnam Thmây (lễ vào năm mới), lễ Đônta (lễ cúng ông bà), hay lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) lại diễn ra vào thời điểm giữa mùa mưa và mùa nắng, lễ Chôl Chnam Thmây còn có ý nghĩa đón mừng năm mới, lễ Chôl Chnam Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sáng thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ làm mùa mới.
Theo lệ thường hằng năm, hễ gần đến lễ Chôl Chnam Thmây, bà con Khơme lo chuẩn bị rất chu đáo, mà trước hết tập trung ở việc ăn, mặc, ở. Để chuẩn bị cho việc ăn uống, đãi khách, dâng cho nhà chùa, gia đình nào cũng lo chà gạo để sẵn, làm bánh, chuẩn bị thịt heo, gà, vịt... Nước sinh hoạt cũng được gánh đổ đầy ghè, đầy chum. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào...
Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại, ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian một năm, hết nhiệm kỳ sẽ có vị khác xuống thay thế.
Sáng ngày thứ nhất (Sangkran) lễ rước "Maha Sangkran mới". Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới.
Ngày thứ hai (Wonbót), mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi. Buổi chiều, người ta làm lễ "Đắp núi cát" (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa. Ngày thứ ba (Lơn Sắk), sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ hoàn toàn mới.
Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl). Các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong linh hồn họ được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn.
Trong ba ngày hội Chôl Chnam Thmây, bà con Khơme còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông...

Sưu tầm


Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Offline Tình_ca  
#39 Đã gửi : 14/04/2010 lúc 08:17:55(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết



Hôm nay khai hội Đền Hùng

Hội tụ nghĩa đồng bào

TP - Phú Thọ đã sẵn sàng cho lễ hội Đền Hùng khai mạc tối nay, nơi hội tụ tình anh em, nghĩa đồng bào và tinh thần đoàn kết dân tộc. Trước đó, khắp thành phố Việt Trì và hai huyện Lâm Thao, Phù Ninh rộn ràng với hoạt động dựng trại và lễ hội đường phố.

Lễ hội Đền Hùng và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ bảy khai mạc tối nay tại khu di tích lịch sử Đền Hùng với chủ đề Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1.

Tám tỉnh góp giỗ với Phú Thọ, cùng 9 tỉnh vùng Đông Bắc dựng trại tại khu vực Đền Hùng, mỗi trại bày ra sản vật ẩm thực cùng những màn diễn xướng dân gian, trình diễn lễ hội đặc sắc của từng địa phương.

Tại Việt Trì, lễ hội đường phố mở ra trên bốn tuyến: Đại lộ Hùng Vương, sân vận động, khu Bảo Đà - Trần Phú, đường sông Thao, tất cả đều hội tụ về Bảo tàng Hùng Vương được khai trương sáng nay, nơi sẽ trưng bày nhiều hiện vật thời Lý - Trần và giới thiệu văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó đáng chú ý có hai ngôi mộ cổ khai quật tại Phú Thọ được giám định niên đại hơn 4.000 năm.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, hai ngôi mộ cổ là bằng chứng xác thực về thời Hùng Vương và là sự khai mở về tín ngưỡng Hùng Vương.



Bà Nguyễn Thị Kim Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nói với PV Tiền Phong: “Quyết tâm của tỉnh Phú Thọ và Bộ VH-TT&DL là đến ngày 31- 8 tới sẽ cơ bản hoàn chỉnh hồ sơ Tín ngưỡng Hùng Vương trình UNESCO công nhận là di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân loại”.

Hồ sơ do UBND tỉnh Phú Thọ và Bộ VH-TT&DL thực hiện, giao cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Viện Văn hóa - Nghệ thuật triển khai. Theo bà Kim Hải, bước đầu tiên, tổ công tác sẽ điều tra, khảo sát, điền dã để khẳng định và tôn vinh tín ngưỡng, lễ hội Hùng Vương.

Riêng di sản hát xoan đã được Phú Thọ và Bộ VH-TT&DL gửi hồ sơ sang Paris ngày 31- 3 vừa qua. “Nếu nói đến sự đậm đà bản sắc của chúng tôi, thì đó chính là hát xoan. Hát xoan sẽ được trình diễn trong lễ khai mạc giỗ tổ Hùng Vương, được trình diễn và phô diễn trong mọi tụ điểm, mọi hoạt động suốt 10 ngày lễ hội, nhằm đưa hát xoan đi vào lòng người” - bà Kim Hải nói.

Trước quốc lễ giỗ Tổ năm nay, các công trình kiến trúc thờ tự vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh đã được đầu tư tôn tạo.

Đền Thượng trở nên khang trang bề thế, sân vườn mở rộng để hàng ngàn con dân đất Việt có thể xếp hàng chờ thắp nhang. Từ cổng đền nhìn xuống phía tây là sân trung tâm lễ hội có sức chứa hàng vạn người. Đường dạo quanh núi Nghĩa Lĩnh cũng được nâng cấp, uốn khúc giữa bạt ngàn cây xanh bản địa.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của đồng bào cả nước, các công trình mới thờ tự bậc tiền nhân đã được xây dựng thêm, đó là đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn và đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân trên núi Sim trong quần thể di tích Đền Hùng.

Quỹ Tu bổ Đền Hùng cũng đã ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nơi hội tụ những tấm lòng góp giỗ của đồng bào.

Lễ hội năm nay khâu dịch vụ được cải thiện đáng kể. Khu vực ngã năm đền Giếng tập trung các cửa hàng sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ hơn mọi năm.

Ông Nguyễn Tiến Khôi - Giám đốc BQL di tích lịch sử Đền Hùng (UBND tỉnh Phú Thọ) nói: “Tôi và công an từng bị người dân bao vây vì việc quy hoạch lại hàng quán động chạm quyền lợi của họ. Nhưng bằng mọi giá, chúng tôi không để cảnh nhốn nháo tiếp tục diễn ra ở Đền Hùng”.

Cũng theo ông Khôi, lễ dâng hương năm nay diễn ra gọn gàng nhưng trang trọng và đầy đủ. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước làm chủ tế, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Tiến Thọ đọc chúc văn.

Bài chúc văn của GS Vũ Khiêu đã được Bộ VH-TT&DL sửa lại theo hướng cô đọng hơn, và gắn với Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Đây cũng là một tài liệu sẽ được đưa vào hồ sơ Tín ngưỡng Hùng Vương trình UNESCO. 



Tại Đền Hùng:

Mùng 9 - 3 âm lịch: Dâng hương đền Lạc Long Quân và đền Mẫu Âu Cơ.

Mùng 10 - 3: Dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương.

Mùng 6 - 3: Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dày.

Mùng 1 đến 10- 3:

- Triển lãm ảnh ngoài trời Các vùng kinh đô Việt Nam ven hồ Khuôn Muồi.

- Trưng bày hiện vật thời đại Hùng Vương tại Bảo tàng Hùng Vương (đền Hùng).

- Hội trại văn hóa các tỉnh vùng Đông Bắc, hội trại các tỉnh tham gia góp giỗ với chương trình giới thiệu ẩm thực dân gian, diễn xướng văn hóa dân gian, trình diễn lễ hội truyền thống.

Mùng 6 đến 10 - 3: Đánh trống đồng, đâm đuống, hát xoan tại nhà công quán.

Tại TP Việt Trì:

Mùng 1 - 3: Lễ hội đường phố.

Mùng 1 đến 10 - 3: Trưng bày hiện vật thời Lý- Trần và giới thiệu văn hóa các dân dộc vùng Đông Bắc tại Bảo tàng Hùng Vương (Việt Trì).

Tối mùng 8 - 3: Lễ hội hoa đưng tại chùa Đại Bi.

Sáng mùng 9 - 3: Hội thi bơi chải trên sông Lô.

Tối mùng 9 - 3: Bắn pháo hoa.

 Trần Thanh






Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Offline Anhtu4791  
#40 Đã gửi : 17/04/2010 lúc 03:15:37(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết
Hành hương về Phủ Tây Hồ.

Ngày 3/3 Âm lịch hàng năm là ngày Hội chính : HỘI PHỦ TÂY HỒ (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội)



Trong chuyến hành hương cuối Xuân về Phủ Tây Hồ. Gặp bác Trương Công Đức - Trưởng tiểu ban Quản lý di tích lịch sử được nghe bác giới thiệu về ngôi đền một cách tỉ mỉ.

Nội qui ở đây là cấm những du khách đến vãn cảnh thắp nhang ăn mặc thiếu lịch sự (áo sát nách, quần đùi hoặc có thái độ đùa cợt) trước chốn linh thiêng.

Ban quản lý gồm trên dưới 10 người, đa phần là các vị lớn tuổi hoặc có thời gian nhàn rỗi tự quản, trực thuộc UBND Quận Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ toạ lạc tại 71 Ngõ 50 Đường Đặng Thai Mai Quận Tây Hồ. Bắt đầu từ đường Thanh niên (Cổ Ngư cũ) tôi lên dốc Yên Phụ và chạy thẳng xuống Nghi Tàm -> Âu Cơ -> Xuân Diệu -> Đặng Thai Mai. Đến đây, đường nhỏ dần và khó đi hơn.



Tuy không xa thành phố nhưng nếu không thuộc đường thì việc tìm ra một địa danh cũng vất vả, tôi nhờ một người bạn dẫn đường và chị cũng làm hướng dẫn viên không chuyên một cách nhiệt tình không kém chuyên nghiệp. Dọc đường đi, chị kể tôi nghe về mảnh đất này giờ đây đã trở thành điểm nóng đô thị, những ngôi biệt thự liên kế, biệt thự song lập được mọc lên san sát tạo nên một vùng đô thị mới khang trang, đẹp đẽ và văn minh, đang thay da đổi thịt trước một vùng xưa kia toàn đầm, ao trồng sen, trồng muống...

Phủ Tây Hồ đã được xây dựng ngót 400 năm (428 năm), qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu nên vẫn giữ được nét văn hoá dân gian.

Phủ Tây Hồ

Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh con gái Ngọc Hoàng Thượng đế vì lỗi lầm đánh vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian triều Lê. Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Triều Nguyễn bà được nhà vua phong “Mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần tứ bất tử của Việt Nam.
 


Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ 2 của công chúa Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, cuộc em ngộ thơ văn giữa quan trạng với tiên nữ đã để lại cho làng Tây Hồ ngôi Phủ.

Phủ Tây Hồ không cầu kỳ về kiến trúc, với chiều dọc chừng 20m, rộng chừng 8m nhưng với kiến tạo trình bày các cung bậc thơ đã mang đầy ý tâm linh. Từ thẳm sâu trong cung, tượng Mẫu ở trên cao nét mặt rạng rỡ, đôi mắt anh linh như vui với những điều lành, như quở trách điều ác.

Các công trình kiến trúc của Phủ bao gồm cổng làm kiểu Tam Quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam toà Thánh Mẫu): Phương đình, Tiền tế, Hậu cung; điện Sơn Trang, khu nhà khách, Lầu Cô, Lầu Cậu.

Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú và mang giá trị lịch sử, văn hoá nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 30 pho, hoành phi, câu đối… đặc sắc là bức Đại tự ghi: “Thiên Tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm phép mẹ cho cả thiên hạ)

Ngày Xuân du khách đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, và nhớ về “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh, nhớ về bài thơ nôm của Tiến sĩ triều Lê Lương Hữu Khánh vinh cảnh đẹp Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn Hoá cấp bằng “Di tích lịch sử văn hoá” ngày 13-02-1996.



Trích dẫn:
Trong tứ bất tử gồm:
 
1- Thánh Gióng (Đền thờ Xã Phù Đổng-Gia Lâm-Hà Nội)- Thánh Gióng, còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Truyền thuyết mô tả Thánh Gióng, là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ lên ba, không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có giăc ngoại xâm phương Bắc (giặc Ân tức là nhà Ân hay nhà Thương bên Trung Hoa) tràn xuống cướp nước, thì Ngài bỗng chốc lớn vụt lên thành vị Thiên tướng, đánh thắng giặc, rồi bay vê trời. Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.

2- Tản viên sơn thần : Tản Viên, còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử). Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản (đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.

3- Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Tây Hồ, ngoài ra còn một nơi thờ tại Làng An Thái,Vụ Bản, Nam Hà)

4- Chử Đồng Tử : - Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh trong tín ngưỡng Việt Nam. Chử Đồng Tử được coi là người đầu tiên tu đắc đạo thành Phật và là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam. Trong truyện cổ tích Chử Đồng Tử-Tiên Dung, Chử Đồng Tử còn được coi là ông tổ của ngành ngoại thương Việt Nam, mang đến cho người dân sự phồn vinh hạnh phúc, và đó là lý do mà được xem là một trong tứ bất tử.

diendan.nguoihanoi.net


Quần thể di tích và lễ hội Phủ Giày








Biểu diễn hoa trượng hội trong lễ hội Phủ Giầy
ND- Phủ Giày, quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, là một trong "Tứ bất tử" được dân gian suy tôn ở nước ta. Cụm di tích này thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh, bao gồm 21 di tích phủ, đền, lăng trong đó có các công trình lớn như: Phủ Tiên Hương xây dựng từ năm 1578, phủ Vân Cát, lăng Mẫu Liễu Hạnh.

 

Trong đó, phủ chính Tiên Hương có kiến trúc tương đối quy mô với ba tòa dàn hàng ngang gọi là Phương Du, có nhà bia, phía trước là hồ bán nguyệt. Bên trong điện thờ chính có tượng Bà Chúa sơn son thếp vàng, đặt ở hậu cung.

Lăng Bà Chúa Liễu Hạnh được xây bằng đá xanh, gồm nhiều lớp trên một diện tích 600 m2, cổng mở theo các hướng đông-tây-nam-bắc. Trên mỗi trụ cổng có đặt một bông sen hồng. Toàn bộ lăng Bà Chúa có 60 búp sen hồng, trông xa như một hồ sen cạn. Theo cụ Trần Thị Duyên, người trông coi Phủ Tiên Hương, từ nhiều năm qua, hàng chục hạng mục công trình trong khu di tích Phủ Giày đã được chỉnh trang, nâng cấp như: Phủ cổ, Ba tòa, Phương du, Cung Tam đề... Gần đây nhất là Cung Ðệ nhất được tôn tạo theo đúng nguyên mẫu với các chạm khắc tinh xảo. Thông qua tuyên truyền, vận động, nhân dân địa phương đã sưu tầm và đóng góp công đức nhiều đồ thờ tự cổ, các văn bia, bằng sắc di tích để bổ sung thay thế những đồ thờ tự bị mất và hư hỏng. Các công trình phụ trợ cũng từng bước được đầu tư, xây dựng đồng bộ, khang trang, tạo nên diện mạo bề thế cho quần thể Phủ Giày.  Lễ hội Phủ Giày hiện nay tổ chức trong năm ngày, từ mồng ba đến mồng 8-3 âm lịch. Vào chính hội 3-3 âm lịch, du khách thập phương nô nức hành hương về với hội Phủ Giày. Hội Phủ Giày thật sự hấp dẫn du khách bởi sự đan xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng cùng những hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Giày là nghi lễ rước Mẫu Thỉnh Kinh từ phủ chính Tiên Hương vào ngày 6-3 âm lịch. Bên cạnh đó là lễ rước đuốc vào tối mồng 5-3 âm lịch, có thả ba "ông" rồng bay. Ðến ngày 8-3 âm lịch là sinh hoạt văn hóa "Hoa trượng hội" với sự tham gia của 100 thanh niên chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng hai mét, người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc, chủ lễ xin Mẫu "ra chữ", sau đó theo nhịp trống, chiêng rộn rã, 100 thanh niên sẽ xếp hình thành dòng chữ nho đầy ý nghĩa.



Hòa  trong không khí lễ hội văn hóa dân gian, du khách còn được xem rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên đỉnh núi Kim Thai, xem đấu vật, kéo co, đánh cờ... Hội Phủ Giày còn là hội chợ, người ta đem bày bán các sản phẩm địa phương để khách dự hội có dịp mua sắm và được đắm mình trong những điệu chầu văn ngả nghiêng, say đắm.

Ngọc Thủy

Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
5 Trang<1234>»
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.