Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


10 Trang«<23456>»
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#61 Đã gửi : 19/08/2008 lúc 02:41:12(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Ảnh hưởng của thuốc lá với phụ nữ trẻ

Thường đột quỵ xảy ra ở những người trung tuổi nhưng một cuộc khảo sát quy mô mới đây cho thấy ngay cả những phụ nữ trẻ, cũng có rất nhiều người bị độ

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ này gặp nhiều ở nhóm phụ nữ từ 15 - 49 tuổi với tỉ lệ người hút thuốc bị bệnh cao gấp 2,6 lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. John Cole, ĐH Y Maryland (Baltimore) cho biết: Những phụ nữ hút thuốc nhiều nhất sẽ luôn phải đối với mặt với nguy cơ cao nhất”. Tức là, nếu hút 21 - 39 điếu thuốc mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn nhóm không hút thuốc là 4,3 lần; trong khi ở nhóm hút từ 40 điếu trở lên/ngày, nguy cơ sẽ cao hơn tới 9,1 lần.

 

Hút thuốc trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc nhiều căn bệnh mãn tính, nguy hiểm khác như ung thư phổi và các loại ung thư khác, bệnh về phổi và bệnh về tim.

 

“Bạn càng hút thuốc, bạn càng dễ bị đột quỵ. Bỏ thuốc là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ này”, TS Cole nhấn mạnh.

 

Minh Thu

Theo China Daily

Offline lolanghiv  
#62 Đã gửi : 19/08/2008 lúc 05:08:02(UTC)
lolanghiv

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-08-2008(UTC)
Bài viết: 153

đọc chuyện cho nó mau hết thời gian rồi buốn ngủ thôi mấy anh chị ơi
cứ nghĩ tới con H là em muốn trốn vô rứng U minh ở một mình luôn cho rồi
đúng là sai lầm khủng khiếp quá
chưa bao giờ biết GMD,chỉ có matxa và đánh răng thôi mà như bị ung thư giai đoạn 3 rồi
huhuhuhuhuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu
Tu-an  
#63 Đã gửi : 20/08/2008 lúc 03:27:53(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
7 triệu chứng thường gặp khi cai thuốc lá
 

Khi bạn từ bỏ và muốn cai thuốc lá, bạn sẽ phải đối mặt và trải qua vài triệu chứng cụ thể, được gọi là “những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc”.

 

Điều này khá tự nhiên vì cơ thể sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng và quen với tác hại của thuốc lá cũng như tiếp nhận chất độc nicôtin vào người thường xuyên.

 

Khi bỏ thuốc, cơ thể ngừng chịu tác động của những chất độc đó vào máu; đồng thời máu bạn cũng tự nhiên sản sinh ra một quá trình “tẩy rửa” chất độc. Điều này gây ra những bất thường trong cơ thể, gọi là những triệu chứng xuất hiện khi bạn bỏ thuốc.

 

Những triệu chứng bạn phải đối mặt có thể khá khác nhau giữa người này so với người khác, nhưng điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đối mặt với một “trận chiến” diễn ra bên trong cơ thể mình. Đa số những triệu chứng này gây tác động mạnh mẽ và phản biện lại ý chí của chính bạn, nó bắt bạn phải bắt đầu hút thuốc trở lại. Vì vậy, bạn phải đấu tranh lại quá trình tiêu cực này và có một quyết tâm từ bỏ thuốc lá kì được.

 

Có một điều quan trọng bạn nên nhớ nếu muốn đọc tiếp là, bài đọc này sẽ liệt kê ra những triệu chứng thừơng gặp khi bạn bỏ thuốc; và bạn có thể dễ dàng nhận ra một hoặc vài dấu hiệu nào đó trong số chúng mà bạn đang mắc phải; nhưng đừng lo lắng vì nó khá bình thường và tự nhiên.

 

1. Triệu chứng thường gặp nhất là cơ thể bạn nung nấu một ý nghĩ không thể cưỡng lại được việc hút thuốc lá trở lại, cả cơ thể như muốn “gào thét” đòi chất nicôtin ; và những suy nghĩ của bạn sẽ bị chia đôi ra làm hai, nửa muốn thoả mãn và thoát khỏi cơn nghiện bằng cách hút lại; nửa lại muốn từ bỏ những triệu chứng khó chịu đó.

 

Triệu chứng này thực sự không quá khó để vượt qua; với một chút lòng kiên định và nỗ lực, bạn sẽ vượt qua cơn cám dỗ tồi tệ nhất ở lần đầu tiên, và việc đó sẽ dễ dàng hơn đối với những lần sau từ 3 tới 4 ngày

 

2. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết, những cơn ho thường xuyên và cảm lạnh ; phổi và ngực bạn chính là nơi chịu tác hại nhiều nhất từ thuốc lá, vì vậy sau khi bỏ thuốc, nó sẽ diễn ra một vài biểu hiện tiêu cực , điều này dễ hiểu bởi vì cơ thể bạn đang diễn ra một quá trình “thanh tẩy” tự nhiên trong máu và phóng thích chất độc ra ngoài để lấy lại chức năng của nó. Ngoài ra hệ thống miễn dịch của bạn cũng đang hoạt động cật lực để tống chất độc ra khỏi cơ thể. .

 

3. Vùng bụng, bao tử của bạn sẽ phát ra vài âm thanh khó nghe, cũng là một triệu chứng của việc bỏ thuốc, bạn có thể cảm thấy như bị táo bón. Nhưng bạn nên nhớ rằng việc hút thuốc của bạn đã gây ra nhiều tác hại đến nhiều bộ phận trên cơ thể, việc thải và tống chất độc ra khỏi cơ thể, đồng nghĩa với việc loại bỏ nhiều năng lượng thay vì dùng nó để nuôi cơ thể , vì vậy có thể nói rằng, không chỉ phổi và vùng ngực là nơi duy nhất chịu tác động từ việc hút thuốc, cả bao tử của bạn cũng đã bị tác động.

 

4. Triệu chứng tiếp theo phải kể đến là bạn sẽ gia tăng sự thèm ăn và dường như muốn ăn ngấu nghiến. Nếu mắc phải trường hợp này, bánh mì, thịt nạc, các loại đậu, rau củ và trái cây sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho bạn. Và nên nhớ rằng khi đang trong quá trình cai thuốc lá, bạn hãy uống thật nhiều nước, điều này sẽ giúp bạn thanh tẩy hiệu quả hơn những chất độc tồn đọng trong người và khắc phục nhiều triệu chứng của việc cai thuốc.

 

5. Chứng nhức đầu cũng là một triệu chứng nữa khi bạn cai thuốc, nó có thể gây ra sự mất thăng bằng và thiếu tập trung trong công việc của bạn, khiến bạn có cảm giác như dễ dàng bị nổi cáu.

 

Các chuyên gia cho rằng chứng nhức đầu gây ra bởi sự thay đổi tỷ lệ oxy có trong máu cùng lúc với lượng đường huyết trong máu bị thay đổi, bị gây ra bởi việc thiếu chất nicôtin vào máu khi bỏ thuốc. Điều này làm thay đổi môi trường trong vỏ não. Nhưng đến một lúc nào đó, tất cả sẽ trở lại bình thường , vì vậy với một chút nỗ lực và kiên nhẫn, hãy uống nhiều nước và dùng một ít thuốc giảm đau, mọi việc sẽ qua dễ dàng thôi.

 

6. Chất nicôtin là một chất kích thích, nó có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của não bộ. Khi bạn ngừng hút, nó có thể gây ra nhiều sự thay đổi trong hành vị cũng như tâm trạng , thái độ cũng như cách cư xử của bạn.

 

Chứng mất ngủ cũng là một hệ quả khác của việc ngừng hút, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và ủ rũ cả ngày.

 

7. Sự buồn chán, uể oải, mất tập trung, dễ giận dữ, mất ngủ, dễ nỗi cáu và sự khó chịu trong người là tất cả những triệu chứng tiềm tàng mà bạn có thể phải trải qua. Nhưng tin tốt là bạn chỉ chịu đựng nó trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi, khoảng một đến hai tháng.

 

Nhìn chung, nếu bạn bỏ thuốc, những triệu chứng sau đó sẽ xuất hiện và chi phối bạn thường xuyên, khiến bạn dễ dàng hút thuốc trở lại. Bạn nên nhớ rằng, việc bỏ thuốc chính là bước tiến lớn nhất để đi đến việc có được một sức khoẻ tốt hơn, hãy làm vì sức khoẻ của chính mình. Bạn không phải là mất đi một người bạn khi quyết định bỏ thuốc, nói đúng hơn là tiêu diệt đi một kẻ thù. Cho dù bạn cảm thấy sự hụt hẫng lớn lao và đánh mất gì đó trong thời gian đầu bỏ thuốc, nhưng nhớ là bạn đang tự gỉai thoát mình khỏi một kẻ thù nguy hiểm và độc hại.

 

Kẻ thù này tuy chậm chạp nhưng chắc chắn sẽ đưa bạn vào huyệt mộ một ngày không xa…Hãy nhớ điều đó và giữ lòng kiên định, sự quyết tâm của mình trong việc bỏ thuốc, bất chấp những triệu chứng tiêu cực có thể xảy đến.

Tu-an  
#64 Đã gửi : 20/08/2008 lúc 12:23:06(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hút thuốc lá: Tự giết mình, giết luôn cả con.

 

 

Vừa hoàn hồn sau khi con trai được cấp cứu qua cơn hen cấp, Toàn (39 tuổi, Hải Phòng) sửng sốt khi bác sĩ bảo chính anh đã gây bệnh cho con. Và "nếu cậu còn hút, thằng bé sẽ còn mắc nhiều bệnh chết người nữa".


Thuốc lá vẫn quảng cáo dù bị cấm. Cấm hút nơi công cộng cũng bằng không.

 

Cậu con trai 6 tuổi của Toàn rất hay bị viêm phế quản. Trong đợt bệnh gần đây nhất, cháu ho dồn dập từng cơn không dừng lại được. Thấy con đỏ mặt tía tai, mắt trợn lên, thở gấp, vợ chồng Toàn hoảng hồn mang đến bệnh viện. Sau khi đã qua cơn nguy cấp, anh vào gặp bác sĩ và được biết bé bị viêm phế quản dạng hen. Nhìn điếu thuốc đang cháy trong mấy ngón tay móng vàng khè của Toàn, bác sĩ hỏi: "Cậu hút mỗi ngày mấy bao?". "Dạ hai". "Thảo nào, nó bị thế này là do cậu".

 

Những khi vợ ngăn hút thuốc, Toàn thường bảo: "Có bị ung thư phổi thì tôi chịu, không phiền đến ai". Vợ bảo khói thuốc có hại cho con, anh cũng cho là nói quá, cho đến khi con trai phải cấp cứu.

 

Không chỉ Toàn mà vô số ông bố khác vẫn đang từng ngày, từng giờ hủy hoại sức khỏe người nhà, nhất là con trẻ, bằng việc hút thuốc lá. Họ không cai vì cho rằng tác hại của thuốc lá đến rất chậm, và cũng chỉ có hại cho bản thân họ. Thực ra, các nghiên cứu đã chứng minh, việc hít khói thuốc của người khác cũng nguy hiểm không kém tự mình hút.

 

"Hút thuốc thụ động thậm chí còn nguy hiểm hơn vì chỉ có hít vào mà không thở ra" - bác sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định.

 

Trong 200 chất độc có trong khói thuốc lá, có đến 69 loại gây ung thư. Và tất cả chúng đều xâm nhập cơ thể những người hút thụ động. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày.

 

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen. Chỉ cần nửa giờ phơi nhiễm khói thuốc, tiểu cầu đã kết dính lại dưới thành mạch máu, hệ miễn dịch đã bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

 

Những chất độc trong thuốc lá của người khác khiến cho trẻ nhỏ bị hen, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm tai giữa, trẻ sơ sinh có thể đột tử. Nếu phơi nhiễm lâu dài, trẻ cũng có thể chết vì ung thư và các bệnh do thuốc lá khác, hoặc bị vô sinh trong tương lai. Thai phụ hít nhiều khói thuốc sẽ có thể sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc chậm phát triển.

 

Do đó, khi hút thuốc, người đàn ông đã hủy hoại sức khỏe của vợ con mình. Còn ông Olivier, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho rằng hút thuốc lá là "giết người vô tội, khiến người khác mắc bệnh và chết một cách oan uổng".

 

Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy mà tuy chỉ có 2% phụ nữ Việt Nam hút thuốc nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở họ vẫn đứng hàng thứ tư, chỉ sau ung thư vú, tử cung và dạ dày.

 

Mỗi năm ở Việt Nam có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Trong số đó có những người chết oan vì hít phải khói thuốc của người khác.

 

Để hạn chế nguy cơ hít khói thuốc thụ động cho người dân, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc qua một dự án do tổ chức Healthbidge Canada hỗ trợ. Mục đích của dự án kéo dài 2 năm này là tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng tại các điểm như bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, cơ sở văn hóa, công sở... Healthbidge cũng sẽ thí điểm mô hình khu phố không khói thuốc.

 

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện đã nhiều quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và công sở, Nghị định 45 đưa ra chế tài phạt 50.000-100.000 đồng cho vi phạm này. Tuy nhiên, việc xử phạt trên thực tế vẫn rất khó thực hiện. 


(Theo VnExpress

Tu-an  
#65 Đã gửi : 10/09/2008 lúc 02:22:52(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Trong thuốc lá có phóng xạ

Chất phóng xạ trong thuốc lá sẽ gây ung thư. Ảnh: Corbis.com.

Chất phóng xạ có trong thuốc lá là Polonium 210, đọng lại ở các nhánh phế quản và gây ung thư. Các công ty sản xuất thuốc lá lớn của Mỹ biết điều đó nhưng họ đã che giấu hơn 40 năm qua.
> Thuốc lá chứa phóng xạ gấp 1.000 lần ở Chernobyl

Các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic ở Rochester, Mỹ, đã nghiên cứu hơn 1.500 tài liệu thu thập từ các công ty lớn sản xuất thuốc lá của nước này và phát hiện: Các công ty, trong đó có Phillip Morris (sở hữu thương hiệu Marlboro), RJ Reynolds (sở hữu Camel), British American Tobacco (sở hữu State Express 555 và Dunhill), đã che giấu việc trong điếu thuốc họ sản xuất có chất Polonium 210.

Thông tin này được công bố trên số tháng 9 của tờ American Journal of Public Health, tờ báo uy tín nhất trong lĩnh vực y tế của Mỹ và được các báo Pháp L'Express và Le Figaro đăng lại.

Theo phân tích của tờ Le Figaro, Polonium 210 là một chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm và không ổn định, đến mức người ta cấm sử dụng nó trong các hoạt động y tế. Nó đọng lại ở các nhánh phế quản và từ đó gây ra ung thư. Tại Mỹ, nó là nguyên nhân của 1% các ca ung thư phổi. Năm 2006, người ta đã dùng một liều nặng Polonium 210 để giết Alexander Livitnenko, một cựu điệp viên KGB, ở London.

Sở dĩ Polonium 210 hiện diện trong khói thuốc là do người ta sử dụng phân bón giàu phốt phát khi trồng thuốc lá. Loại phân bón này được lấy từ các mỏ apatít, một thứ đá có chứa radium và polonium. Chính loại phân bón này góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lá thuốc.

Báo cáo nói trên cũng cho thấy ngay từ những năm 1960, các nhà sản xuất như Phillip Morris đã biết lá thuốc của họ bị nhiễm polonium. Từ năm 1970, họ đã thử dùng dung môi để tẩy các chất phóng xạ khỏi lá thuốc và cách này có vẻ hiệu quả khi giảm được 10 - 40% tỷ lệ phóng xạ. Tuy vậy, loại dung môi này cũng sẽ tẩy luôn cả các chất tạo mùi thơm khác của lá thuốc và nó sẽ làm cho thuốc mất đi hương vị đặc biệt.

Vào đầu những năm 1980, Philip Morris cũng thành lập một phòng thí nghiệm để đo mức độ phóng xạ chứa trong các điếu thuốc.Thế nhưng chỉ sau một thời gian, dưới sự tác động của các luật sư, phòng thí nghiệm này đã bị đóng cửa, các nhà nghiên cứu bị cấm công bố các kết quả. Họ sợ nếu chúng bị tiết lộ, tập đoàn có thể bị kiện vì đã "có những cách để sản xuất ra một thứ thuốc sạch hơn nhưng không làm".

Các tập đoàn sản xuất thuốc lá cũng từng tìm cách hạn chế mức độ nguy hiểm của khói thuốc. Các phòng thí nghiệm của họ cho thấy có thể làm được điều đó với một loại phin lọc mới chứa tourmaline nhưng đây là một vật liệu đắt tiền nên họ đã không làm. Và vì thế tất cả hồ sơ, tài liệu bị che giấu hoặc phá hủy. Các nhà nghiên cứu của tập đoàn bị cấm tiết lộ kết quả và các vị lãnh đạo thì chối mình không biết gì hết.

Tất cả những điều nói trên cho thấy tác hại của thuốc lá và là một lời cảnh tỉnh đối với những người hút thuốc toàn cầu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Offline vinh_man  
#66 Đã gửi : 15/09/2008 lúc 03:37:19(UTC)
vinh_man

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-05-2008(UTC)
Bài viết: 1.351
Đến từ: Vinh city - Nghe An province

Được cảm ơn: 141 lần trong 35 bài viết
Cảm ơn hai người. sợ thì sợ lắm nhưng hút vẫn cứ hút, muốn bỏ cực văn kỳ nhưng không
sao bỏ nổi. Cái thân tôi đa đoan với nhiều thứ quá. Có cách nào bỏ luôn được không thì
bày cho Vinh_man này với nhé.
"Khi bạn tức giận run mình trước những bất công, thì bạn là ĐỒNG CHÍ của tôi" - Ernesto Che Guevara
Tu-an  
#67 Đã gửi : 04/10/2008 lúc 03:22:59(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Sáu, 03/10/2008, 16:14

Hút thuốc lá có thể gây rụng tóc

Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng hút thuốc lá có thể gia tăng sớm rụng tóc và bạc tóc. Mối liên quan này được cho là do những độc tố trong thuốc lá gây hại đến nang tóc và ảnh hưởng đến hócmôn.


 Theo nhiều nghiên cứu dịch tễ học, dường như ý kiến trên đây là đúng.

Một báo cáo trên tạp chí BMJ khảo sát hơn 600 nam nữ, trong số đó một nửa là những người nghiện hút thuốc lá. Sau khi kiểm tra các thông số, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan “đáng lưu ý” và “chắc chắn” giữa thuốc lá và chứng bạc tóc sớm.

Năm ngoái, một nhóm khác nghiên cứu mối liên quan này trong một nhóm người gồm 740 đàn ông Đài Loan, tuổi từ 40 đến 91 vì trước đó, có người cho rằng đàn ông Châu Á nhìn chung có tỷ lệ di truyền rụng tóc thấp.

Sau khi điều chỉnh về tuổi tác và lịch sử di truyền gia đình, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ rụng tóc cao hơn trong những người nghiện hút thuốc lá, nguy cơ này sẽ gia tăng nếu nghiện hút gia tăng.

Một câu hỏi đặt ra là liệu hậu quả do các độc tố của thuốc lá trực tiếp ảnh hưởng đến chứng rụng tóc hay là kết quả do bệnh nặng nghiêm trọng do thuốc lá gây ra làm gia tăng lão hóa.

Nhìn chung, một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể khiến sớm rụng tóc và bạc tóc.

Theo Quynh Thi
Khoahocdoisong

Tu-an  
#68 Đã gửi : 08/10/2008 lúc 06:55:14(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Hội chứng cai thuốc lá

08-10-2008 00:52:23 GMT +7

Để được cai thuốc lá thành công nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn. Ảnh: N.PHƯƠNG
Người cai thuốc lá nên giải thích cho bạn bè và người thân về hội chứng cai thuốc lá để họ không quá ngạc nhiên khi bắt gặp những “biểu hiện bất thường” của hội chứng này

Hiện nay, tại VN có 56,1% dân số nam giới và 1,8% dân số nữ giới hút thuốc lá. Hút thuốc lá đã được chứng minh là gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm thậm chí gây chết người. Tuy nhiên, tỉ lệ người nghiện thuốc lá muốn cai bao giờ cũng dưới 100% và tỉ lệ thành công cai thuốc lá trong lần đầu bao giờ cũng dưới 10%. Hội chứng cai thuốc lá chính là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ thành công trong việc cai thuốc lá và làm nhiều người nghiện thuốc lá có ý định cai đã quay trở lại đường cũ.

Bứt rứt chỉ sau một ngày cai thuốc

Khi hút thuốc lá, nicotin kích thích tế bào thần kinh gây ra các tác động hưng phấn hệ thần kinh như là an tâm, thư giãn, sảng khoái, yêu đời, tăng mức độ thức tỉnh, tăng mức độ tập trung, tăng hiệu quả hoạt động trí óc, giảm cân nặng. Do quá trình tiếp xúc lâu dài với nicotin làm hoạt động của não bộ bị lệ thuộc vào nicotin, khi cai thuốc lá, nicotin trong máu mất đi làm cơ thể biểu hiện thành hội chứng cai thuốc lá. Đó là tập hợp các biểu hiện tâm thần kinh và thể chất, bao gồm: rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ - có thể mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn, rối loạn khí chất – cảm thấy bứt rứt, hay cáu gắt, nổi giận; cảm giác lo âu, bất an; mất tập trung vào các công việc làm thường ngày; cảm giác sốt ớn lạnh hay rùng mình, nổi da gà; thèm ăn và ăn nhiều hơn – có thể làm tăng cân nhanh và nhiều.

Hội chứng cai thuốc lá thông thường xuất hiện nhanh chóng trong vòng 24 giờ sau cai thuốc lá, tăng đến tối đa trong 7 ngày rồi giảm dần 4 đến 6 tuần. Độ nặng, diễn tiến, triệu chứng nổi bật của hội chứng cai thuốc lá tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiện của người hút thuốc lá nặng hay nhẹ, thời gian người nghiện thuốc lá tiếp xúc với thuốc lá dài hay ngắn, đặc điểm tâm thần kinh - thể chất của từng cá nhân.

Cần chuẩn bị tinh thần

Hội chứng cai thuốc lá được xem là một trong những rào cản quan trọng mà người cai thuốc lá phải vượt qua để đạt đến thành công cai thuốc lá. Người cai thuốc lá phải được giải thích rõ về hội chứng cai thuốc lá sẽ xảy ra trong quá trình cai thuốc lá gồm đặc điểm các triệu chứng, diễn tiến các triệu chứng, giúp người cai thuốc lá có được cảm giác an tâm và làm chủ tình hình khi các triệu chứng xảy ra. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị về các kế hoạch ứng phó trong từng tình huống cụ thể như rối loạn khí chất lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa (táo bón), thay đổi cân nặng (tăng cân). Người có quyết tâm cai thuốc lá cần chuẩn bị môi trường sống và làm việc phù hợp, sử dụng kèm thuốc chống trầm cảm và chống lo âu trước và trong khi cai thuốc lá, tư vấn tâm thần kinh nếu cần. Nên tránh xa các môi trường có nguy cơ cao làm gián đoạn việc cai thuốc và gây kích phát các triệu chứng trầm cảm lo âu như: tránh gần gũi nhiều người hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác, tránh làm các công việc căng thẳng, áp lực cao, hạn chế trải qua những chấn động tâm lý tình cảm như chia tay, xung đột tình cảm. Ngay cả những hoàn cảnh tâm lý thật thuận lợi, thật hạnh phúc thoải mái, thư giãn cũng dễ làm cho người nghiện thấy thèm thuốc trở lại.

Người cai thuốc lá được khuyên nên tăng tiêu thụ năng lượng, với điều kiện là tập thể dục đủ dài, đủ cường độ. Thời gian được khuyên ít nhất là 30 phút và thực hiện mỗi ngày trong tuần. Thể dục còn giúp cân bằng về tâm lý, cải thiện rối loạn trầm cảm và lo âu, giúp tìm một thú vui khác thay thế cho thú vui hút thuốc lá.

Dễ tăng cân khi cai thuốc lá

Ngoài những thay đổi trong thói quen ăn uống cũng thường thấy khi cai thuốc lá, một số người cai thuốc lá có thể bị rối loạn cả hành vi ăn uống, có những cơn thèm ăn mãnh liệt, đặc biệt thèm ngọt, ngay cả những người trước nay chưa từng có thói quen ăn ngọt; nguyên nhân do tăng tiết insuline gây hạ đường huyết, xuất hiện cơn thèm ngọt, triệu chứng trầm cảm điển hình hay không điển hình dưới dạng rối loạn hành vi ăn uống và tăng ngủ.

Khi cai thuốc lá sẽ dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng, ăn uống nhiều hơn bù trừ cho việc dự trữ mỡ và giảm đường huyết, nguyên nhân là do cảm giác no đến muộn và cảm giác đói xuất hiện sớm khi ăn, ngoài ra người cai thuốc lá, do các đầu dây thần kinh vị giác và khứu giác nhạy cảm hơn nhiều, sẽ cảm thấy thức ăn ngon hơn nhiều. Đối với người nghiện thuốc lá nặng, chỉ cần vài tuần sau cai thuốc lá cân nặng sẽ tăng dễ dàng 2-3 kg.

Thạc sĩ – bác sĩ Lê Khắc Bảo (Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM)

Offline ngoi_hanhphuc  
#69 Đã gửi : 15/10/2008 lúc 05:22:28(UTC)
ngoi_hanhphuc

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-05-2008(UTC)
Bài viết: 476

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
cảm ơn bác mec nhé em đang bỏ thuốc lá nên vào đây đọc để tìm hiểu.hic hai ngày nay ko hút điếu nào khó chịu quá bác ah,nước bọt nó cứ tứa ra rồi nổi cáu với mọi người quanh em hic.ngày trước bỏ ma tuý em cũng ko có cảm giác này,mà thói quen hút thuốc của em có từ hơn chục năm rồi nên bây giờ đấu tranh tư tưởng cũng vất vả.may mà mình có lý do để bỏ ko có thì ko biết sao nữa.ah quên cảm ơn cả bà thông gia nhé,bà lập ra cái topic này bổ ích thật đấy.
Hãy nghĩ tới còn bao người đói lạnh...
Đau đớn dày vò thể xác mong manh
Bệnh tật triền miên khổ thấu trời xanh
Từng phút từng giây đấu tranh cùng thần chết...
Xin hãy để cho cõi lòng tan hết...
Những thị kỳ... để đoàn kết với nhau
Tu-an  
#70 Đã gửi : 25/11/2008 lúc 12:25:08(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Gia tăng số người chết liên quan đến thuốc lá
Theo Nguyễn Sơn (VTC) (24/11/08)
 

Mỗi năm, nước ta có từ 30.000 đến 40.000 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, điều đáng báo động là con số này đang có dấu hiệu gia tăng.

 

Chương trình quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn đầu (2000-2010) đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc hút thuốc lá, làm giảm sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc tại nơi công cộng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người hút thuốc cao trong khu vực.

 

Những người hút thuốc nơi công cộng sẽ bị phạt từ 50.000 đến 100.000 đồng. Thế nhưng, cũng ít ai bị phạt khi vi phạm quy định này. Nhiều người vẫn phải hút thuốc lá một cách thụ động, họ đang bị ảnh hưởng sức khỏe bởi những người thiếu ý thức...

 

Ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, Phó Trưởng ban điều hành chương trình PC THTL Quốc gia: "Ở Việt Nam, giá bán thuốc lá không do nhà nước quản lý, mà do doanh nghiệp tự quyết định. Nghị quyết 12 cấm bán thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng quy định này vẫn chưa được thực hiện. Theo Tổ chức Y tế thế giới, chương trình quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá còn rất nhiều việc phải làm mới đạt được kết quả mong muốn".

 

Ông Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá cao và ngày càng tăng. Khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 loại hoá chất, trong đó hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư phổi và các bệnh tim mạch.

 

Để thực hiện chương trình Quốc gia phòng chống THTL hiệu quả hơn, cần tiếp tục phát triển Nghị quyết 12 của Chính phủ lên thành Luật, làm cơ sở pháp lý để thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá. Đồng thời, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc nơi công cộng để thực thi môi trường hoàn toàn không khói thuốc.

Tu-an  
#71 Đã gửi : 01/12/2008 lúc 12:41:42(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Hai, 01/12/2008, 04:20 (GMT+7)
Lăng kính

Lỡ hút thuốc lá nhớ ăn nhiều bông cải xanh

TT - Những người đã “lỡ” hút thuốc lá nên cố gắng ăn nhiều hơn những loại bông rau cải (như bông cải xanh, súplơ, cải bắp, cải xoăn…) bởi chúng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cho biết điều này không khuyến khích chúng ta vừa hút thuốc vừa ăn rau cải xanh để ngừa ung thư, mà vấn đề trước tiên vẫn phải ngưng hút thuốc lá.

Đây là kết quả của một nghiên cứu quan sát do các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Roswell Park (New York, Mỹ) thực hiện. Họ đã phân tích số liệu về tiền sử hút thuốc lá và lượng trái cây, rau củ tiêu thụ của 948 người bị ung thư phổi và 1.743 người không bị ung thư để so sánh. Kết quả cho thấy những người có hút thuốc lá ăn nhiều các loại bông rau cải ít có nguy cơ bị ung thư phổi hơn những người không ăn các loại bông rau này.

Giải thích vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết có thể hợp chất chống oxy hóa isothiocyanate có nhiều trong các loại bông rau cải (nhất là bông cải xanh), trước đây đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa ung thư bàng quang và tuyến tiền liệt, đã đóng vai trò chính trong tác dụng nói trên.

BS NGUYỄN TẤT BÌNH
(Theo 7th Annual International Conference on Frontiers in Cancer Prevention Research)

Tu-an  
#72 Đã gửi : 06/12/2008 lúc 08:04:50(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Bẩy, 06/12/2008 - 9:10 AM

Hít phải khói thuốc, tăng nguy cơ vô sinh và sẩy thai

Các nhà nghiên cứu, trưởng nhóm Luke Peppone, ĐH Rochester (New York) đã phỏng vấn 4.800 phụ nữ đang điều trị ở Viện Ung thư Roswell Park (New York) về việc họ có hút thuốc và hít phải khói thuốc không. Tất cả đều đã từng cố gắng để có thai hoặc bị sẩy thai.

 

11% phụ nữ cho biết họ đã từng rất khó khăn để có con và khoảng 1/3 đã từng sẩy thai 1 hay nhiều lần. 40% gặp trục trặc trước khi sinh, bị sẩy thai hay phải hết sức giữ gìn trong giai đoạn đầu tiên.

 

26% phụ nữ có cha mẹ hút thuốc đã rất khó khăn mới có được con còn những phụ nữ bị buộc phải hít nhiều khói thuốc lá thì 39% bị sẩy thai.

 

4/5 phụ nữ cho biết họ đã từng sống “ngập” trong khói thuốc lá ở 1 thời điểm nào đó và một nửa lớn lên trong gia đình mà bố mẹ hay hút thuốc.

 

Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy mối liên hệ giữa khói thuốc với sẩy thai, dị tật thai nhi và chứng đột tử khi ngủ ở trẻ nhỏ.

 

Các chất độc trong thuốc lá có thể gây tổn hại lâu dài cho cơ thể người phụ nữ như gây rối loạn hormon, ảnh hưởng tới cổ tử cung, dạ con, thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật sau này. Và như vậy việc hạn chế hút thuốc cần được tăng cường hơn nữa, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

 

N.T.P

Theo Dailymail

Tu-an  
#73 Đã gửi : 22/12/2008 lúc 02:49:17(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hít khói thuốc khó thụ thai 
21/12/2008 3:31 
Đó là kết luận được nhóm khoa học gia thuộc Đại học Rochester (Mỹ) rút ra sau khi phân tích các cuộc khảo sát với sự tham gia của ít nhất 4.800 phụ nữ từ năm 1982 đến 1998.

Theo thông tin do Reuters dẫn lại, các chuyên gia phát hiện nhiều người lớn lên trong gia đình có cha, mẹ hút thuốc cho biết họ khó có con dù cố gắng thụ thai trong hơn 1 năm.

Bên cạnh đó, phụ nữ hút thuốc thụ động khi còn nhỏ và lúc trưởng thành thường bị sẩy thai hoặc thai lưu, với nguy cơ cao hơn 39% so với người sống trong môi trường không khói thuốc, trong khi 68% gặp vấn đề khó khăn khi mang thai. 

H.G

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200851/20081221033113.aspx

Tu-an  
#74 Đã gửi : 02/01/2009 lúc 12:35:18(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
10 lý do nên bỏ thuốc trong năm mới
01/01/2009 10:57

preloadImages('/images/original/2009/01/200901011057092_NoSmoking.jpg');
Bỏ thói quen hút thuốc lâu ngày thật không dễ với những người đã quen hút thuốc. Tuy nhiên những lợi ích của việc không hút thuốc lá sau sẽ giúp bạn có thêm động lực để “cai” thói quen có hại này.

 

1. Giảm nguy cơ ung thư phổi 

Theo báo cáo của Liên minh Ung thư phổi, căn bệnh nguy hiểm này chiếm 26% số ca tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mặc dù hút thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư phổi nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

 

Theo Hiệp hội các bệnh phổi Mỹ, hút thuốc là nguyên nhân trực tiếp gây 87% các ca mắc ung thư phổi.

 

2. Bảo vệ cơ thể khỏi HPV 

Trong quyển sách nói về vắc xin HPV, tác giả Shobha Skrishnan đã cảnh báo về việc hút thuốc sẽ khiến vi rút HPV tồn tại lâu trong cơ thể và gây ra các bệnh liên quan đến HPV. Nguyên nhân là do hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

 

3. Bảo vệ mắt 

Bác sĩ Edward Paul, một trong những người có uy tín trên thế giới chuyên nghiên cứu về sự thoái hoá điểm vàng ở mắt nói rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hoá ở mắt và là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở những người Mỹ trên 65 tuổi.

 

4. Tốt cho tim 

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ. Thậm chí việc giảm lượng thuốc hút mỗi ngày cũng giúp cơ thể bảo vệ tim. Nghiên cứu về nicotine và thuốc lá cho thấy hút ít thuốc lá làm giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt và cải thiện khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các bộ phận của cơ thể

 

5. Tốt cho răng 

Nghiên cứu tại TT Sức khoẻ cộng đồng BMC vào đầu năm nay cho thấy những người hút thuốc trong độ tuổi khá trẻ từ 20 - 38 dễ “rụng” răng hơn những người không hút thuốc. Hơn nữa, chất nicotine trong thuốc lá để lại màu ngả vàng trên răng nên rất mất thẩm mỹ.

 

6. Sống lâu hơn 

Bỏ hút thuốc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khoẻ. Nghiên cứu tháng 5/2008 trên tạp chí Dược phẩm Mỹ đã chỉ ra rằng 61% thấy được lợi ích của việc bỏ thuốc lá với bệnh tim mạch và 42% với các bệnh về não - mạch, sau 5 năm không hút thuốc.

 

7. Tăng khả năng sinh sản 

Bỏ hút thuốc là điều đầu tiên nên làm để tăng khả năng sinh sản. BS Bea Lintsen, nhà nghiên cứu hàng đầu tại TT Dược phẩm Nijmegen thuộc ĐH Radboud nói nằng: “Chắc chắn rằng những phụ nữ đang phải điều trị IVF sẽ tăng khả năng thành công nếu từ bỏ hút thuốc”.

 

8. Đẹp hơn 

Theo Kori Elis, tác giả của Những bí quyết chăm sóc da khoẻ mạnh thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng da của những người hút thuốc lão hoá nhanh gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.

 

Hút thuốc gây khử nước ở da và làm suy yếu những dưỡng chất cần thiết cho da. Vậy nên cách giải độc cho da là ngừng hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc cũng như môi trường ô nhiễm, khói bụi.

 

9. Tốt cho hệ tiêu hoá 

Hút thuốc làm gia tăng mắc các bệnh về hệ tiêu hoá. Theo Viện Quốc gia các bệnh về thận, tiêu hoá và tiểu đường cảnh báo rằng hút thuốc làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá gây ra một số rối loạn như chứng ợ nóng và loét Hệ tiêu hoá. Hút thuốc cũng có hại cho gan.

 

10. Là hình tượng tốt cho những người trong gia đình 

Thành viên trong gia đình không hút thuốc sẽ là tấm gương sáng cho những người khác vì hút thuốc không những có hại cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người thân xung quanh .

 

Vậy nên việc bỏ hút thuốc rất quan trọng với sức khoẻ của bạn và gia đình giúp luôn có một sức khoẻ dồi dào để hoàn thành tốt những kế hoạch đã đặt ra trong năm mới sắp tới.

 

Theo Dântrí

Tu-an  
#75 Đã gửi : 12/02/2009 lúc 07:27:30(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bất lực vì… thuốc lá
Giadinh.net - Ngày càng nhiều quý ông âm thầm tìm đến các phòng khám, Trung tâm Nam học vì chứng “trên bảo dưới không nghe”! Tuy nhiên, một thủ phạm hằng ngày vẫn “thân thiết” bên cạnh các quý ông mà không mấy ai ngờ tới chính là… thuốc lá.
Theo các chuyên gia y tế: Thuốc lá có thể làm giảm sản xuất, làm dị dạng “tinh binh”, gây sảy thai, thậm chí “góp sức” làm giảm dòng máu dẫn  đến “cậu nhỏ” gây liệt dương...

Bất ngờ từ khói thuốc

Thuốc lá có thể gây "bất lực". (Ảnh minh họa)

Trung bình mỗi ngày các Trung tâm Nam khoa Ánh Sáng - Hà Nội, Trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội, Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức... tiếp đón trên dưới 10 bệnh nhân đến khám về chứng “trên bảo dưới không nghe”. Phần lớn các đấng anh râu đều mong muốn bác sĩ cho biết căn nguyên chính gây nên căn bệnh đầy phiền muộn này. Lời giải thích của bác sĩ chuyên khoa khiến không ít quý ông phải thon thót giật mình!

Anh Vũ Trung H, phố Nguyễn Du, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tâm sự: “Bác sĩ giải thích thuốc lá có thể làm hỏng hẳn cả “thằng nhỏ” khiến tôi giật mình. Tôi không nghĩ thuốc lá lại có tác hại đa chiều đến vậy?! Tôi nghiện thuốc lá khá nặng. Cách đây 10 năm, tôi đã từng phải giam chân trong nhà hàng tháng trời để cai thuốc lá vì không muốn vợ đang mang bầu hít phải khói thuốc của mình. Nhưng sau khi bà xã đã sinh được hai con một trai, một gái, tôi nghĩ mình không cần phải “kìm hãm cái sự sung sướng” này nữa và hút lại. Khi hút thuốc tôi tránh xa vợ con, thậm chí có phòng riêng với nhiều cửa sổ để hút cho thỏa thích. Điều tôi không thể ngờ được là khói thuốc lại có khả năng tiêu diệt “sức mạnh bản năng” của nam giới. Bây giờ vợ chồng có chuyện rất  khó hòa giải trong khi trước đây “thượng sách” của tôi khi muốn lấy lại nụ cười của vợ là “chuyện đó””.

Còn anh Triệu Anh T, thị trấn Xuân Mai, huyện Thường Tín, Hà Nội ngả hai bàn tay vàng khè vì khói thuốc bộc bạch: “Không có cái dại nào bằng cái dại nào, tất cả các bao thuốc bao giờ cũng đề dòng chữ to tướng: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi thế mà nhiều người vẫn phì phèo đỏ cả môi. Ung thư phổi vì thuốc ai cũng biết nhưng không sợ. Tôi nghĩ, nếu thay dòng chữ đó bằng hút thuốc lá có thể gây liệt dương thì may ra nam giới mới thấy sợ. Vợ tôi ghét cay ghét đắng mùi thuốc, thậm chí có những hôm yếu người ngửi thấy mùi thuốc, cô ấy thấy khó thở nhưng nói mấy tôi cũng không bỏ được. Nhưng bây giờ thì tôi sợ, muốn cai thật thì đã muộn rồi”.

Tác hại khôn lường cho “thằng nhỏ”

TS. Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Phần lớn những nam giới đến trung tâm vì chứng “trên bảo dưới không nghe” có đến quá nửa số người nghiện thuốc lá. Nói đến vật bất ly thân này của nhiều quý ông đã giật mình. Vì tất cả những bệnh nhân này đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe như không tốt cho tim, phổi, buồng trứng của phụ nữ nhưng ảnh hưởng đến “sức mạnh” của nam giới thì phần lớn họ không biết”.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất có trong khói thuốc được tìm thấy trong tinh dịch. Những chất đó có thể kìm hãm sự hoạt động của “tinh binh”. Người hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ testosterone -  chất cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng -  rất thấp. Điều này có thể làm tăng phát triển hormone nữ ở nam giới nghiện thuốc lá.
 

Khói thuốc ảnh hưởng tới xấu tới thai nhi. (Ảnh minh họa)


BS chuyên gia tư vấn Nguyễn Trọng Thích, Trung tâm tư vấn BS. Lê Quang Hồng, Hà Nội còn cho biết: “Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần so với người bình thường, do gây xơ vữa động mạch ở “thằng nhỏ” làm giảm tối đa lượng máu về “thằng nhỏ”. Trong khi đó, “thằng nhỏ” muốn thể hiện được sự “dũng mãnh” của mình cần một lượng lớn máu dồn về nó khi cần thiết.
 
Đã có nghiên cứu về tác hại của thuốc lá chỉ ra rằng, có đến 80 - 95% số nam giới bị liệt dương do mạch máu có hút thuốc. Với những người nghiện nặng, nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn rất nhiều. Hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do dòng chảy ở động mạch bị co hẹp lại. Do đó, trong trường hợp bị nghiện nặng, sức khỏe lại đang yếu chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể dẫn đến co thắt động mạch “thằng nhỏ” cấp. Không được đưa đến trung tâm chuyên khoa cấp cứu, người bệnh có thể tử vong”.

Ngoài ra, thuốc lá còn gây ung thư bàng quang. Dù chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng các bác sĩ chuyên khoa đã tìm thấy ở người ung thư tiền liệt tuyến có hút thuốc thì sự xâm nhập và di căn của ung thư phát triển nhanh hơn những người không hút thuốc.

Nam khó sinh quý tử, nữ mãn kinh sớm vì khói thuốc...

 
Theo TS. Lê Vương Văn Vệ: Nam giới hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh trùng, làm thay đổi hình dạng tinh trùng. Tuy nhiên, giảm ít hay giảm nhiều phụ thuộc vào mức độ nghiện nặng hay nhẹ.
 
Còn với nữ giới, hút thuốc gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, trong thời gian mang thai nếu phụ nữ hút thuốc lá có thể bị sảy thai, gây dị tật bẩm sinh.
Người hút thuốc phần lớn là nam giới nhưng các “tinh binh” hình thành nên nhiễm sắc thể Y (nhiễm sắc thể quy định giới tính nam) của họ lại rất kỵ thuốc lá. BS. Nguyễn Trọng Thích cho biết: “Một nghiên cứu trên diện rộng trong nhiều năm ở Anh đã cho biết nam giới nghiện thuốc lá rất khó sinh con. Còn trong trường hợp có thể sinh con thì rất khó có con trai. Do chất nicotin có trong thuốc lá gây ức chế khả năng thụ thai của “tinh binh” mang nhiễm sắc thể Y.
 
Thậm chí, ngay cả khi đã thụ thai nhưng bị ảnh hưởng của nicotin, phôi nam giới sẽ phát triển chậm và có thể sảy thai hoặc sinh non. Phụ nữ thường xuyên ngửi thấy mùi thuốc lá thì khả năng sinh con trai cũng bị giảm đi đáng kể. Do đó, nếu muốn bảo toàn “lực lượng” quý ông nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa ý thích cá nhân hút thuốc lá của mình.

Theo các chuyên gia, thường xuyên hít khói thuốc lá có thể khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn khoảng 2 năm so với phụ nữ không thường xuyên hít khói thuốc. Nguyên nhân chủ yếu là do nicotin có trong thuốc lá tác dụng vào hệ thống thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến bài tiết các hormone có liên quan đến mãn kinh. Hút thuốc có thể làm tăng tần xuất của các cơn nóng bừng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, điều này đặc biệt đúng ở phụ nữ gầy. Thuốc lá tác động đến gan làm giải phóng ra các hormone làm tăng phân huỷ estrogen, làm tăng hoạt động của tuyến thượng thận. Trong khi đó, tuyến này sản xuất ra nhiều hơn hormone nam làm cho mãn kinh đến sớm.
 
Món ăn tăng cường  sinh lực:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với nam giới bị suy giảm sức mạnh có thể ăn những món giúp họ lấy lại phong độ, tăng cường sinh lực như: Câu kỷ tử vị ngọt có khả năng tăng cường miễn dịch, nâng cao chuyển hóa, có tính kích thích mang tính bản năng; Ăn canh rau hẹ, hoa hẹ có khả năng ôn thận trợ dương, có nhiều vitamin, caroten riboflavin, protid, giúp điều hòa chuyển hóa và tăng khả năng miễn dịch; Gan động vật: Nhiều người rất kỵ món này do sợ động vật bị bệnh, chất độc dồn về gan nhiều nhất.
 
Tuy nhiên, nếu chọn được gan con vật khoẻ như gan lợn hoặc gan gà để chế biến món ăn thì rất tốt. Trong gan có chứa các chất cần thiết trong quá trình tổng hợp các axít amin và men gan. Ba món ăn này rất tốt cho sức khoẻ. Thậm chí, canh hẹ còn có khả năng giải cảm, cúm... Nếu biết chế biến có thể kết hợp nấu món có sử dụng cả ba loại thực phẩm này sẽ giúp tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực, tăng cường sức khỏe nhờ sự chuyển hóa tốt các dưỡng chất trong cơ thể.

Mai Hạnh
Tu-an  
#76 Đã gửi : 17/04/2009 lúc 07:20:53(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

7 tác hại của thuốc lá với sắc đẹp

(Dân trí) - Ai cũng biết rằng thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Vậy còn “nhan sắc” bị ảnh hưởng ra sao?


1. Da xấu đi

 

Hút thuốc đẩy nhanh quá trình lão hoá da. Nếu là người nghiện thuốc lá thì da sẽ được cộng thêm 10 năm tuổi nữa so với tuổi thực. Nó cũng là nguyên nhân của sự biến đổi màu da và đẩy nhanh những tế bào da dị thường phát triển. Da mặt bạn sẽ trông vàng bủng, ủ rũ, mất hết sức sống.

 

2. Thêm nhiều vết chân chim quanh mắt

 

Vì mắt luôn phải “né tránh” khói thuốc lá (nheo mắt) nên sẽ tạo thành những nếp nhăn hằn sâu xung quanh mắt. Ánh mắt cũng dần mất đi vẻ sáng đẹp và những thâm quầng quanh mắt sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ.

 

3. Những nếp nhăn quanh miệng

 

Hút thuốc nhiều khiến vô số những nếp nhăn quanh miệng hằn sâu, môi trở nên khô, nhăn nheo và khi những nếp gấp ở môi hiện rõ thì dù bạn tô loại son “xịn” đến đâu cũng không thể che đi được.

 

4. Răng bị hư hại

 

Thuốc lá làm cho răng bị xỉn màu và những người nghiện thuốc thường bị mảng bám chân răng nhiều hơn, răng yếu hơn.

 

5. Tóc trở nên dễ gẫy mất đi vẻ bóng mượt

 

Các chất hoá học trong thuốc lá là nguyên nhân gây ra tình trạng oxy hoá tóc, làm tóc mất đi vẻ bóng mượt, dễ gẫy và thiếu sức sống. Tóc yếu, mỏng, dễ rụng và dễ gây nên hói đầu.

 

6. Bàn tay chai sần

 

Thuốc là khiến da xung quanh ngón tay có màu vàng, chai sạn chỗ cầm thuốc gây mất thẩm.

 

7. Mùi hôi

 

Mùi hôi của thuốc lá sẽ bám trên tóc, quần áo, thân thể, cả trong ngôi nhà và đồ đạc... thậm chí kể cả loại nước hoa tốt nhất cũng không thể át được mùi. Cho dù bạn luôn tắm rửa sạch sẽ thì mùi khói thuốc cũng không thể hết được và nó luôn gây phản cảm với người đối diện.

 

Minh Anh

Theo AWT

Tu-an  
#77 Đã gửi : 24/04/2009 lúc 02:04:53(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hóa học
Thứ sáu, 24/04/2009, 02:59 (GMT+7)

(SGGP). – Đây là một trong những con số về tác hại của thuốc lá được công bố tại hội thảo Xây dựng mô hình bệnh viện không thuốc lá do Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh) và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp tổ chức ngày 23-4.

Theo tài liệu do Vinacosh cung cấp, thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hóa học, trong đó có 50 chất gây ung thư; thuốc lá là thủ phạm gây nên cái chết cho 100 triệu người sử dụng nó trong thế kỷ 20 và nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu, con số này sẽ tăng 10 lần vào thế kỷ 21.

Mặc dù độc hại như thế nhưng chi phí cho thuốc lá, đặc biệt ở những gia đình nghèo chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 42% tổng chi tiêu lương thực theo đầu người trong hộ gia đình, tương ứng 2,2 lần chỉ tiêu cho giáo dục và 1,6 lần chi phí y tế. 

K.Liên

Tu-an  
#78 Đã gửi : 01/05/2009 lúc 12:43:49(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Điều trị bệnh do thuốc lá: 1.161 tỉ đồng/năm

(NLĐ) - Đó là thông tin được các bác sĩ đưa ra tại hội thảo “Bệnh viện không thuốc lá” vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức

Theo nghiên cứu, VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ nam hút thuốc lá cao nhất thế giới với 56%, chủ yếu ở độ tuổi 25-54. Ngoài tác hại đối với sức khỏe, thuốc lá còn gây cho xã hội tổn thất về kinh tế rất lớn. Tại VN, chỉ riêng năm 2005, ước tính tổng chi phí điều trị cho ba loại bệnh trong tổng số 25 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra là ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính và thiếu máu cơ tim là 1.161 tỉ đồng.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hóa học, trong đó hơn 50 chất gây ung thư. Vào năm 2020, tỉ lệ tử vong do thuốc lá sẽ cao hơn số tử vong do HIV/AIDS, bệnh lao phổi, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại. 

Offline na74  
#79 Đã gửi : 01/05/2009 lúc 03:40:42(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Đại ca biết có biết thuốc gì hỗ trợ không ?Mua ở đâu ? Chỉ em với ?
Em muốn bỏ thuốc quá rồi,còi quá,ảnh hưởng sk nhưng ở nhà làm việc,buồn mồm cứ tiện tay..hút,hihi..
Em biết hại lắm,ho suốt mà chưa bỏ nổi bác ạ.
Thứ gì cũng "cai "được,kể cả cái khoản...em út,vậy mà...hix
Chúc bác ngày ngỉ vui vẻ nhé !
Em Na.
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Tu-an  
#80 Đã gửi : 02/05/2009 lúc 02:10:36(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Trích dẫn bài viết của na74 đã viết:
Đại ca biết có biết thuốc gì hỗ trợ không ?Mua ở đâu ? Chỉ em với ?
Em muốn bỏ thuốc quá rồi,còi quá,ảnh hưởng sk nhưng ở nhà làm việc,buồn mồm cứ tiện tay..hút,hihi..
Em biết hại lắm,ho suốt mà chưa bỏ nổi bác ạ.
Thứ gì cũng "cai "được,kể cả cái khoản...em út,vậy mà...hix
Chúc bác ngày ngỉ vui vẻ nhé !
Em Na.


 

thật ra  bỏ thuốc lá không có ý chí , lý chí thì dù có dùng thuốc gì hổ trợ cũng bằng không.
             chỉ có ý chí và lý chí thì mới thắng được nicotine
thật ra hành  trình bỏ thuốc lá là cả 1 vấn đề không đơn giản , nhưng cố lên Na nhé , chúc Na và các bạn  thành công.
    
  P/S : 1 ngày 2 bao con Mèo chưa tính thuốc mời đấy nhé, hôm nay đã được 2 tháng nói không với khói thuốc .Sau khi post những  thông tin tác hại của thuốc thì quyết định bỏ hút thuốc lá.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
10 Trang«<23456>»
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.