  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2008(UTC) Bài viết: 88 Đến từ: C:\WINDOWS\system32
Cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 8 lần trong 8 bài viết
|
8 biện pháp để cai thuốc lá Để có thể bỏ được thuốc lá, ngoài sự quyết tâm cao của bản thân, một vài những bí quyết nhỏ nhưng rất hữu dụng dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cân và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, hình thành thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ giấc là những tiêu chí đầu tiên để bạn có thể bỏ thuốc. Hạn chế những thói quen khiến bạn nhớ đến thuốc lá. Chẳng hạn trước đây, bạn thường hút thuốc lá khi uống nước chè, cà phê... thay vào đó thời gian này bạn nên uống nước cam hay sinh tố. Lúc thèm thuốc, bạn hãy uống một cốc nước trắng hoặc thở thật sâu cho cảm giác khó chịu này qua đi. Trong thời gian đầu bỏ thuốc, vào ban đêm, việc thiếu nicotin - một chất có hại trong thuốc lá - sẽ kích thích não bộ, khiến bạn thấy khó ngủ. Một ly sữa nóng hoặc một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu hơn. Nhai kẹo cao su vừa có tác dụng tốt cho răng lại giúp bạn quên đi cảm giác thèm thuốc. Bạn cũng nên có sẵn các đồ ăn vặt như: bánh, kẹo, trái cây... để "đền bù" cho thói quen hút thuốc. Chơi thể thao thường xuyên để giải phóng năng lượng cho cơ thể đồng thời giúp phổi hoạt động tích cực đủ làm quên đi cảm giác thèm thuốc. Nhờ người thân giúp đỡ bằng cách nhắc nhở sẽ rất cần thiết khi bạn chưa thật sự tự giác không hút thuốc Theo một nghiên cứu, ăn cà chua làm tăng mong muốn hút thuốc. Vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng: những người muốn bỏ thuốc lá hãy ngừng ăn cà chua trong vòng 8 ngày. Theo Bếp Gia đình
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Sáu, 08/05/2009, 16:13 (GMT+7) Hút thuốc là đầu độc người thân của mình TTO - Vẫn biết là trong khói thuốc lá chứa tới vài ngàn chất độc và khoảng 49 chất gây ung thư, nhưng những người ghiền thuốc lá vẫn phớt lờ điều này, và có thể đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc hút thuốc của mình. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chính họ thì làm sao có thể quan tâm đến sức khỏe của những người xung quanh. >> Hút thuốc kiểu... người Việt >> Không thể sống chung với thuốc lá! Theo tôi, những khẩu hiệu như “Hút thuốc có hại cho sức khỏe”, “Hút thuốc là kém hiểu biết”, “Hút thuốc là mất vệ sinh”, “Hút thuốc là lạc hậu"... cũng cần nhưng chưa đủ sức gây "ép phê" với họ đâu. Cần có những câu quyết liệt hơn như: "Hút thuốc là đầu độc người thân của mình"... HỒNG PHƯỢNG Tôi là con gái lại bị viêm phế quản nên rất dị ứng với khói thuốc lá, vậy mà tôi phải thường xuyên hút thuốc thụ động. Có một lần tôi vào bệnh viện chấn thương chỉnh hình thăm nguời thân, khi đứng ngoài hành lang tôi nghe mùi khói thuốc rất khó chịu và tự hỏi trong bệnh viện không lẽ cũng có người hút thuốc sao? Quả đúng như vậy. Tôi quan sát xung quanh và thấy một anh nhân viên căngtin đem đồ lên cho khách đứng ở hành lang với điếu thuốc đang hút trên tay. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy trên tường có một biển cấm hút thuốc, vậy mà lại có người vô ý thức như vậy! Tôi càng ngạc nhiên hơn khi nhắc khéo anh ở đây người ta cấm hút thuốc và đề nghị anh đừng hút nữa, anh lại trả lời: "Cấm ai thì cấm nhưng với tôi thì được, có ngon thì đi nói với giám đốc bệnh viện đó". Ngay trong biệnh viện còn như vậy thử hỏi những nơi khác như thế nào. Tôi là sinh viên và đi học bằng xe buýt, mặc dù trên xe buýt nào cũng đề biển cấm hút thuốc nhưng chính những tài xế lại hút thuốc trên xe, khiến không ít hành khách khó chịu. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG Những khẩu hiệu như “Hút thuốc là kém hiểu biết”, “Hút thuốc là mất vệ sinh”, “Hút thuốc là lạc hậu”... nên được bắt đầu gắn ngay tại cổng các nhà máy thuốc lá. Tại sao chúng ta chỉ toàn chỉ trích người hút thuốc lá, còn nguồn cung cấp thuốc lá lại được bỏ qua? Không có các nhà máy sản xuất thuốc lá, không buôn bán thuốc lá thì người hút thuốc lá lấy đâu ra thuốc mà hút? VIVU Hiện nay nhiều nước đã tích cực hơn trong việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Ngay ở Mỹ có những nơi không chấp nhận cho nhân viên hút thuốc lá dù là ngoài giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe theo quy định của công ty bảo hiểm. Hiện nay ở ta chưa thấy ai bị phạt do hút thuốc lá. Ngay cả những nơi như UBND vẫn còn nhiều cán bộ hút thuốc trong giờ làm việc và tại nơi làm việc (đặc biệt ở các vùng nông thôn). Chính sách nhà nước cũng nên chú ý nhiều đến vấn đề lợi ích công cộng của việc hút thuốc lá trong xã hội, bởi doanh thu từ thuốc là không đủ chi cho những thiệt hại do thuốc lá gây ra. NGUYỄN PHƯỚC THỌ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=314994&ChannelID=118
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thảm họa thuốc lá (Phản hồi bài “Hút thuốc kiểu... người Việt”, Tuổi Trẻ ngày 6-5-2009) TT - Nhà tôi ở một con hẻm lớn, mặt tiền khá rộng nên hàng xóm đã chiếm dụng vỉa hè trước nhà làm quán cà phê cóc. Hơn chục năm qua chúng tôi phải sống chung với khói thuốc lá. Sáng nào cũng vậy, vừa mở cửa là tiếng ồn ào và khói thuốc nồng nặc ùa vào nhà, bay cả lên lầu.  | Hút thuốc lá ngay dưới biển cấm - Ảnh: Nguyễn Mậu Trường | Tôi đã nhiều lần nói phải quấy với hàng xóm nhưng rồi đâu lại vào đấy. Để đối phó, gia đình tôi chỉ có cách duy nhất là đóng kín cửa và cam chịu sự ngột ngạt suốt ngày. Cả nhà tôi sau nhiều năm chịu đựng khói thuốc lá ai cũng bị viêm phế quản, riêng tôi và con tôi đã chuyển sang bệnh hen suyễn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống! Tôi đề nghị giới thẩm quyền nên có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc bài trừ và tiến đến triệt tiêu việc hút thuốc nơi công cộng. Trước mắt, theo tôi, nên phổ biến rộng rãi những quy định liên quan đến việc cấm hút thuốc nơi công cộng để người dân có đủ cơ sở pháp lý chiến đấu với tệ nạn này, chứ như tình cảnh gia đình tôi hiện nay quả là “bó tay”! Đặng Ngọc Lệ (Đại học Sư phạm TP.HCM) * Mỗi năm ở VN có khoảng 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Có lẽ điều này không phải ai cũng biết nên nhiều người hút thuốc thiếu ý thức một cách trầm trọng. Có lần tôi chở hai cháu bé đi học. Do kẹt xe nên mãi đến gần trưa vẫn không thể thoát khỏi dòng người. Tôi và các cháu mệt lả, mồ hôi nhễ nhại nhưng trước mặt tôi hai thanh niên tranh thủ thời gian kẹt xe để hút thuốc! Khói thuốc phả vào chúng tôi và những người xung quanh, lúc này không khí ngột ngạt đến khó thở. Tôi lên tiếng thì nhận được ánh mắt thách thức của hai thanh niên đang vô tư hút thuốc, mặc cháu tôi đang ho sặc sụa. Lúc đó tôi tự nghĩ không biết ý thức của họ ở đâu và tại sao mọi người không dám lên tiếng? Ở nước ta hiện nay không khó để bắt gặp cảnh người ta hút thuốc trong phòng máy lạnh hay trên một chuyến xe buýt đông nghẹt người, thậm chí ngay dưới bảng cấm hút thuốc trong bệnh viện. Theo tôi, phải có biện pháp chế tài rõ ràng và nặng tay mới chấn chỉnh được tình trạng này, chứ nếu đợi ý thức của người hút thuốc được “thức tỉnh” thì như một comment trong blog của Kim Thoa: “... Cần cả trăm năm nữa...” (Tuổi Trẻ ngày 6-5). Nguyễn Mậu Trường (thanhsonnp@...) *Hút thuốc lá ai cũng biết vô cùng có hại cho bản thân và những người xung quanh. Quan sát tôi thấy hút thuốc lá có hại đủ đường. 1.Hút thuốc khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Thử hỏi những người vừa hút thuốc vừa chạy xe có an toàn không? Đó là chưa kể khói thuốc, tàn thuốc làm ảnh hưởng tới những người khác đang đi trên đường, đặc biệt là lúc kẹt xe người đi đường phải vừa hít khói xe vừa hít khói thuốc. Tôi là đàn ông mà còn thấy khó chịu với khói thuốc thì phụ nữ, người già và trẻ em sẽ khó chịu đến mức nào! Có lần tôi đang chạy xe thì hứng phải tàn thuốc còn đỏ rực của người đàn ông chạy phía trước, nếu không đeo kính không biết mắt tôi sẽ như thế nào. Thiết nghĩ nên cấm hút thuốc khi đang điều khiển phương tiện giao thông. 2. Hút thuốc nơi công cộng, đặc biệt là bệnh viện. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, vậy mà nhiều người hút thuốc nơi công cộng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mình lại chẳng quan tâm đến sức khỏe người khác. Vừa qua, tôi có chở vợ đi khám thai ở Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Trong khi chờ đến lượt khám, chúng tôi ra ghế đá ở khu công viên nhỏ trong bệnh viện ngồi nghỉ ngơi. Hai vợ chồng tôi ngồi chưa được bao lâu thì phải “thưởng thức” khói thuốc của người đàn ông ngồi ghế bên cạnh. Chúng tôi di chuyển đến vị trí khác nhưng vẫn phải hít khói thuốc do xung quanh có rất nhiều người hút (mặc dù có nhiều biển cấm hút thuốc trong bệnh viện và khu vực đó). Phải “hút thuốc thụ động” trong hoàn cảnh này tôi thấy rất thương vợ mình và chị em phụ nữ đi khám thai. Họ vừa mệt mỏi vì chờ đợi, vừa mang thai nặng nề mà phải hít khói thuốc thì làm sao chịu nổi! 3. Hút thuốc rồi gạt tàn thuốc nơi công cộng. Thông thường ở nhà ai hút thuốc cũng có gạt tàn thuốc. Nhưng ở ngoài đường hay nơi công cộng, tôi thường thấy người ta hút thuốc xong là gạt tàn thuốc ngay tại chỗ hoặc ném vào gốc cây, chậu cảnh... Đó là chưa kể những người hút thuốc thường khạc nhổ bừa bãi và bị các bệnh về răng miệng... pham_hiep4@... Chống thuốc lá: chậm trễ và thụ động Tôi nghĩ chúng ta quá chậm trễ và thụ động trong việc chống thuốc lá. Và hiện nay VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ dân hút thuốc cao nhất thế giới. Như thế hệ chúng tôi, năm anh em trai thì ba người nghiện thuốc lá. Giờ đây trong đại gia đình chúng tôi, với 12 con, cháu trai từ 18 tuổi trở lên đã có mười người hút thuốc lá. Tôi thấy việc cấm quảng cáo thuốc lá cũng không mấy tác dụng khi vẫn còn đó đội ngũ tiếp thị hùng hậu có mặt khắp mọi nơi. Gần đây có một nhà máy thuốc lá ở tỉnh nọ cho xe 16 chỗ chở đầy sản phẩm của mình đến tiếp thị và bán tận các tủ thuốc lẻ từ thành thị đến nông thôn. Đã vậy việc cấm hút thuốc nơi công sở, công cộng hầu như chỉ cấm cho có chứ không có lực lượng đi kiểm tra, xử phạt. Thanh Vân (Trà Vinh) |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chủ Nhật, 10/05/2009, 04:45 (GMT+7) Tôi đoạn tuyệt với thuốc lá TT - Trước đây, ngón trỏ và ngón giữa bàn tay trái của tôi trổ màu vàng như nghệ, khói thuốc lá bám vào không tài nào tẩy nổi.  | Vừa chạy xe vừa phì phèo thuốc lá làm khổ những người xung quanh (ảnh chụp tại ngã tư Phú Nhuận, TP.HCM chiều 7-5-2009) - Ảnh: N.C.T. | Hút thuốc đã trở thành thói quen và là thú tiêu khiển của tôi vào những lúc làm việc căng thẳng; những lúc buồn, vui, bực mình, hạnh phúc, cô đơn… Điếu thuốc trở thành người bạn không thể nào rời xa được. Có lẽ mọi người hút thuốc sẽ đồng ý với tôi 100% rằng ăn cơm xong, uống tách trà ngon thì hút thuốc sẽ ngon không thể tả nổi. Trong dân gian có biết bao câu ca dao về điếu thuốc, về sự hấp dẫn của điếu thuốc đến nỗi: Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Thuốc lá hấp dẫn như vậy nên đã làm tôi say đắm tưởng chừng như không thể nào dứt ra được. Vậy mà… Năm 1980 tôi được cử đi học lớp lý luận cao cấp ở ngoài Bắc. Từ TP.HCM, công việc đầu tiên tôi chuẩn bị là thuốc lá để mang theo (chiếm gần một phần ba balô). Phòng xa, tôi còn thủ theo nửa ký thuốc rê loại thượng hạng được trồng ở Gò Vấp. Tôi học chăm chỉ, kết quả rất khá một phần vì sáng dạ, một phần vì chẳng phải lo gì, đặc biệt thuốc lá lúc nào trong túi cũng có một bao. Thế nhưng đến cuối năm 1980, mới học có bốn tháng, số thuốc lá mang theo đã hết nhẵn. Tôi ra đường chọn mua loại thuốc lá Lạng Sơn như Tam Thanh hoặc Tam Đảo, thi thoảng cũng mua bao Điện Biên. Thế rồi một hôm lên giường, tôi thò vào túi áo theo thói quen, bao thuốc lá hết từ lúc nào, chỉ còn vỏ bao! Trời rét, mưa phùn, đường đi ra phố khá xa. Khi cần hút thuốc dù xa mấy, đêm, bão, tối tôi vẫn đi nhưng mặc quần áo xong, dắt chiếc xe đạp thì bánh xe xẹp lép. Mượn xe đi trong đêm là điều khó thực hiện, chẳng ai cho mượn trong tình hình lúc đó chiếc xe đạp là cả một gia tài. Tôi bước vào nhà. Các bạn học cùng với tôi người đang đọc sách, người đang quây quần uống trà, trên tay điếu thuốc, làn khói mỏng như có phép thần ào đến mũi tôi quyến rũ. Không sao cưỡng lại nổi, tôi đến gần một người bạn hằng ngày vẫn xin tôi thuốc. Cơn thèm xé cổ, tôi nói như van: - Ông… cho mình xin điếu thuốc. Anh ta không nhìn tôi, vẫn chăm chú vào quyển sách, nhát gừng: - Thuốc hả…? Hết rồi... Cơn tức giận trào đến và tôi như rơi xuống vực sâu, nhục nhã, ê chề… chỉ vì nghiện thuốc lá. Tôi quyết định bỏ thuốc lá kể từ hôm đó. Từ lâu, tôi đã nhận ra hút thuốc chẳng mang lại lợi lộc gì, chỉ tổ tốn tiền và hại sức khỏe, nhưng tôi cứ chần chừ không bỏ được. Lần này, điều cốt lõi giúp tôi dứt khoát được với thuốc lá chính là tôi không muốn trở thành nô lệ cho một thói quen - thói quen đôi khi hành hạ mình và làm mình mất nhân cách. LÊ THÀNH CHƠN Trẻ con lên tiếng, người lớn bỏ thuốc Gia đình tôi có ba nam nhưng không ai hút thuốc. Một hôm có hai người bạn của cha tôi đến chơi, hai ông này đều nghiện thuốc lá nên đến ngồi một lát thì lấy thuốc ra hút. Hai ông bạn của cha tôi vừa hút thuốc được một lát, con gái tôi 5 tuổi từ trong phòng chạy ra thấy khói thuốc mù mịt liền dõng dạc: “Hai ông biến nhà cháu thành cái thùng rác à?”. Câu nói bột phát của trẻ con nhưng làm chúng tôi lặng người vì ngượng. Cha tôi phải vội giải thích là nhà tôi không ai hút thuốc nên cháu không quen, mong các ông thông cảm. Những tưởng hai ông khách sẽ tự ái, nhưng một trong hai ông lên tiếng: “Cháu nhà tôi mà nói thế này chắc tôi đã bỏ thuốc từ lâu”. Rồi mọi việc kết thúc, hai ông dập thuốc lá. Sau đó khoảng một tuần, khi gia đình tôi vẫn còn áy náy chuyện con tôi nói hỗn làm khách phật lòng thì một ông bạn của cha tôi (người nói câu nói trên) gọi điện báo ông ấy quyết tâm bỏ thuốc lá từ ngày ở nhà tôi về. Ông ấy còn nói mới bỏ thuốc một tuần mà thấy cơ thể khoan khoái và ăn ngon miệng hơn. Câu chuyện nhỏ trên cùng với một vài tình huống khác tôi được chứng kiến về cách phản ứng của trẻ em đối với người lớn hút thuốc khiến tôi nghĩ rằng việc giáo dục cho trẻ em cách phản ứng hợp lý đối với những hành động mà chúng không mong muốn từ người khác không chỉ có tác dụng đối với chính bản thân chúng, mà còn có tác dụng tích cực đến đối tượng bị phản ứng. Tôi tin rằng nếu được giáo dục tốt thì trong tương lai những trẻ em của chúng ta hôm nay sẽ có rất ít người phải lệ thuộc vào thuốc lá. HÀ THU (Hà Nội) |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Hút thuốc lá và bệnh nha chu Các nhà khoa học thuộc Đại học Louisville (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân vì sao những người hút thuốc lá dễ mắc bệnh nướu răng.

ANI cho biết nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại vi khuẩn gây bệnh nha chu phản ứng với khói thuốc lá bằng cách thay đổi tính năng của mình cũng như cách nó truyền bệnh ở miệng của người hay "phì phèo". Cuộc nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Porphyromonas gingivalis thường thay đổi ADN cũng như protein trong màng tế bào để phản ứng với khói thuốc lá nên nhờ đó nó có thể "qua mặt" được hệ miễn dịch của con người. Điều này có thể lý giải vì sao những người hút thuốc lá dễ có khả năng đề kháng với các liệu pháp điều trị bệnh nha chu và dễ bị bệnh răng miệng một khi nhiễm khuẩn Porphyromonas gingivalis. H.Y

|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
(Dân trí) - Trung bình “chuyện yêu” diễn ra 12 lần mỗi tháng. Nếu người chồng hút từ 10 điếu thuốc trở lên thì tần suất sẽ giảm tới một nửa.  Muốn vợ yêu, nên bỏ thuốc
Trong một cuộc điều tra ở Pháp, những cặp vợ chồng trẻ (24 - 35 tuổi) trung bình “yêu” 12 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, cặp nào có người chồng hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày chỉ “yêu” có 6 lần trong một tháng, nghĩa là tần suất “chuyện ấy” giảm tới một nửa. Cũng trong cuộc điều tra này, 9 trên 10 người không hút thuốc cảm thấy hài lòng trong “chuyện chăn gối”. Còn đối với người hút thuốc, mức độ hài lòng ấy chỉ đạt 5 trên 10 nguời. Nguyên nhân làm giảm chất lượng “yêu” là do trong khói thuốc lá có chứa một lượng đáng kể khí monôxit cácbon (CO). Khí này có tính độc hại và làm giảm nồng độ ôxy trong máu. Vì thế, trong lúc “lâm trận”, do động mạch dẫn máu tới “cậu nhỏ” không cung cấp đủ ôxy, kích thước “cậu nhỏ” sẽ bị giảm đi. “Cậu nhỏ” không thể “chào cờ” với tất cả sức mạnh của mình được và khó có thể đạt tới kích thước lớn nhất. Khi đó, “cậu nhỏ” của những ông chồng “nghiện” thuốc lá giống như sợi dây chun sử dụng lâu ngày mà mất đi khả năng đàn hồi ban đầu. Khiết Linh Theo Esanté http://dantri.com.vn/c7/s7-326095/thuoc-la-lam-giam-chat-luong-yeu.htm

|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thoải mái hút thuốc nơi công cộng vì không ai bắt phạt  | Khói thuốc lá chứa 43 chất là tác nhân gây ung thu. Ảnh: V.N. | "Ở Hong Kong, hút thuốc nơi công cộng bị phạt 5.000 đôla HK - tương đương 11 triệu đồng - thì ở VN, mức này chỉ là dưới 100.000 đồng. Chả ai buồn đi phạt vì không bõ", ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) bộc bạch. Bên lề buổi họp báo nhân Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá tổ chức sáng nay, tại Hà Nội, VnExpress.net đã có cuộc trao đổi với ông Lý Ngọc Kính về tình trạng người dân vẫn hút thuốc lá tràn lan nơi công cộng, dù lệnh cấm có từ lâu. - Nghị định 45 của Chính phủ từ năm 2005 đã quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền 50.000-100.000 đồng với hành vi hút thuốc lá, thuốc lào nơi công cộng. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn vô tư hút thuốc thậm chí ngay dưới biển cấm. Ông nghĩ sao về thực trạng này? - Nghị định 45 về xử phạt hành chính quả thật quy định thế nhưng không thực hiện được. Không phải vì chúng ta thiếu văn bản, chế tài vì từ năm 2000 nghị quyết của Chính phủ đã nêu nội dung này, sau đó Bộ Y tế cũng có chỉ thị, đến 2007 Chính phủ lại ra chỉ thị về vấn đề này nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng lĩnh vực này mà nhiều lĩnh vực khác, luật quy định cấm nhưng người dân không thực hiện. Chẳng hạn, vấn đề xử phạt vì vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đây không chỉ là quy định mà là ý thức chấp hành của người dân. Điều lạ ở Việt Nam một người đi xe máy có thể vượt đèn đỏ ở ngã tư khi không thấy cảnh sát giao thông, nhưng khi sang nước ngoài cũng là con người ấy lại không dám vượt. - Theo ông, vì sao người dân lại không tuân thủ lệnh cấm hút thuốc lá? - Thuốc lá là sản phẩm được phép lưu hành, sản xuất, lại là chất gây nghiện. Để có thể làm quyết liệt là rất khó vì không thể cấm như thuốc phiện, mà chủ yếu bằng việc khuyên để người dân hiểu thay đổi hành vi. Hơn nữa, lợi nhuận từ thuốc lá cực kỳ lớn, chỉ sau dầu khí, rượu bia. Lợi nhuận kinh khủng nên nhà sản xuất tìm mọi cách chống lại, sẵn sàng chi tiền, thậm chí lôi kéo thanh niên hút thuốc lá bằng cách cho hút miễn phí, rồi tài trợ cho một số chương trình từ thiện. Từ thiện một chút nhưng lại giết người. - Theo ông, tại sao nước ngoài cấm được mà Việt Nam lại không? Theo ước tính, ở nước ta hàng năm có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. | - Trước hết, chế tài xử phạt của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Ở Hong Kong nếu hút thuốc lá nơi công cộng có thể bị phạt 5.000 đôla Hong Kong tương ứng với 11 triệu đồng. Họ có hẳn một đội ngũ chuyên đi phạt những ai vi phạm. Trong khi đó ở nước ta, việc xử phạt được giao cho công an, bảo vệ... và phạt 50.000-100.000 đồng, nhưng chả ai làm vì không bõ. Nếu chúng ta phạt nhiều hơn và trích hoa hồng cho những người đi phạt thì có lẽ quy định cấm sẽ thực sự có hiệu quả hơn. Hơn nữa, người dân chưa quen sống và làm việc theo pháp luật. Chúng ta có luật đầy đủ nhưng nhiều người vẫn quen nếp sống cũ, khó thay đổi. - Từ năm 2007, Việt Nam đã có in những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá trên vỏ bao. Vậy cho đến nay, nhận thức của người dân đã thay đổi như thế nào? - Thực tế phần lớn người dân vẫn chỉ có quan niệm chung chung về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trong khi vẫn thiếu hiểu biết đầy đủ về những bệnh do thuốc lá gây ra. Hơn nữa, chúng ta mới chỉ có cảnh báo về tác hại của thuốc lá được in bằng chữ chiếm khoảng 30% diện tích trước và sau của bao thuốc nhưng thông điệp chưa đủ mạnh: "Hút thuốc lá có thể gây ung thư". Nếu cảnh báo bằng hình ảnh sẽ gây ấn tượng mạnh và giúp người dân hình dung được một cách rõ nhất những tác hại mà thuốc lá đem lại. - Từng có đề xuất in cảnh báo bằng hình ảnh nhưng cho đến bây giờ việc này vẫn chưa thực hiện được. Tại sao lại có sự chậm trễ như vậy? - Việc đưa một chính sách vào thực tế phải có lộ trình và chúng ta vẫn đang theo đúng lộ trình. Nhưng công việc này gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề này đã được đưa ra tại nhiều hội thảo, nhiều người cũng thấy đây là việc làm đơn giản, thông tin hữu ích nhưng do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ của các công ty thuốc lá gây cản trở, nên đã trì hoãn việc thực hiện. Khi đòi hỏi các công ty thuốc là phải in bằng hình ảnh thì họ bảo tốn kém, công nghệ cao, không làm được trong nước. Nhưng hiện nay thuốc lá của nước ta xuất khẩu sang các nước khác đều in lời quảng cáo bằng hình ảnh. Chứng tỏ đây là lời bao biện của các công ty. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện điều này vào năm 2010. Nam Phương http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/05/3BA0F5CB/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
TP HCM: Tử vong do thuốc lá sẽ cao hơn tử vong do HIV/AIDS Theo nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới (56%), chủ yếu ở độ tuổi 25 - 54. Ngoài tác hại đối với sức khỏe, thuốc lá còn gây cho xã hội tổn thất về kinh tế rất lớn. Tại Việt Nam, chỉ riêng năm 2005, ước tính tổng chi phí điều trị cho 3 loại bệnh trong tổng số 25 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra là ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính và thiếu máu cơ tim là 1.161 tỉ đồng. Các bác sĩ khuyến cáo, trong thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hóa học, trong đó hơn 50 chất gây ung thư. Vào năm 2020, tỉ lệ tử vong do thuốc lá sẽ cao hơn số tử vong do HIV/AIDS, bệnh lao phổi, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Nên tăng thuế bán lẻ thuốc lá 66%-80% 25-05-2009 22:23:13 GMT +7 TỐ NHƯ Theo Công ước khung, trên bề mặt vỏ bao thuốc lá phải in hình ảnh cảnh báo nhưng những hình ảnh như thế này vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam Cần ban hành luật kiểm soát thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 40.000 ca chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, gấp bốn lần ca chết vì tai nạn giao thông. Tại cuộc họp báo nhân Tuần lễ quốc gia không thuốc lá tổ chức ngày hôm qua (25-5), TS Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám và chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay phần lớn người dân hiện nay thiếu hiểu biết đầy đủ về những bệnh do thuốc lá gây ra. 40.000 ca chết vì thuốc lá! Ông Kính cho biết trung bình mỗi năm trên thế giới có hơn năm triệu người chết vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Riêng tại Việt Nam là nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới (hơn 56%) với hơn 40.000 ca chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (gấp bốn lần ca chết vì tai nạn giao thông đường bộ). Tổng chi phí cho ba loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá gồm ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là trên 1.000 tỷ đồng/năm. Con số này tương đương với khoảng 20% tổng chi ngân sách dành cho y tế. Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng duy nhất mà khi dùng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất sẽ gây chết người. Đặc biệt, người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 26 lần so với người không hít phải khói thuốc. Ông Lâm cho rằng nếu áp dụng cảnh báo thuốc lá bằng hình ảnh mạnh kết hợp với các chính sách khác như tăng thuế bán lẻ thuốc lá từ 66% đến 80% (so với 45% thuế hiện nay), nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, ngăn ngừa vị thành niên tiếp cận thuốc lá thì tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới nước ta năm 2033 sẽ giảm gần 40% so với năm 2002. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo Việt Nam cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp và bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá. Quốc hội nên xem xét quy định thu thêm 2% thuế sức khỏe đối với các sản phẩm thuốc lá bởi vì có nhiều nước trên thế giới đã thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe từ thuế thuốc lá và rượu. Quy định chồng chéo, thực thi chưa nghiêm Nhiều ý kiến cho rằng một trong những lý do khiến tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam có xu hướng gia tăng trong những năm qua là việc thực thi kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam chưa đủ mạnh. Mặc dù Chính phủ đã có quy định về cấm quảng cáo toàn diện đối với thuốc lá nhưng các công ty thuốc lá vẫn tìm cách lách luật và đang tăng cường quảng cáo tại các điểm bán hàng thông qua các vật dụng trưng bày. Việc thực thi môi trường không khói thuốc còn rất hạn chế, tình trạng hút thuốc tại nơi công cộng còn phổ biến. Bà Phan Thị Hải, Phó Chánh văn phòng Chương trình Phòng chống thuốc lá, nhận định hiện nay các văn bản pháp quy về phòng chống tác hại thuốc lá được ban hành khá nhiều nhưng còn tản mát, đôi khi có sự chồng chéo, mâu thuẫn và thực thi chưa nghiêm. Khâu kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chưa tiến hành thường xuyên. Vì vậy, việc ban hành luật kiểm soát thuốc lá là một bước cần thiết để thực thi Công ước khung. “Luật phòng chống tác hại thuốc lá ra đời sẽ đảm bảo tính toàn diện, thống nhất của khung pháp lý và giúp công tác thực thi tốt hơn” - bà Hải nói. Sáu biện pháp tốt nhất để kiểm soát thuốc lá một cách có hiệu quả mà các quốc gia nên áp dụng theo Công ước khung kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO 1. Thực hiện lệnh cấm toàn diện đối với việc quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi thuốc lá. 2. In cảnh báo về tác hại thuốc lá đối với sức khỏe bằng hình ảnh trên diện tích 30%-50% hoặc lớn hơn trên bề mặt trưng bày chính của vỏ bao thuốc lá và phải có nhiều mẫu cảnh báo khác nhau cho việc in quay vòng trên vỏ bao thuốc lá. 3. Cấm sử dụng các từ ngữ đánh lừa hoặc dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng như nhẹ, êm. 4. Thực hiện chính sách thuế nhằm giảm tiêu thị thuốc lá (theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, thuế thuốc lá nên ở mức 2/3 đến giá bán lẻ) và kiểm soát chặt chẽ việc buôn lậu thuốc lá. 5. Thành lập những khu vực công cộng hoặc nơi làm việc 100% không khói thuốc. 6. Không bán thuốc cho trẻ em và không sử dụng trẻ em trong việc bán thuốc lá. | Những con số do thuốc lá gây ra - 8.213 tỷ đồng là tổng số tiền những người hút thuốc chi cho thuốc lá mỗi năm. Số tiền này đủ mua 2,4 triệu tấn gạo để nuôi gần 16 triệu người trong một năm hoặc đủ để xây 20.000 trạm xá y tế với một số trang thiết bị tối thiểu. - 11,3% hộ nghèo lương thực thực phẩm có người hút thuốc lá sẽ thoát nghèo nếu tiền cho thuốc lá được dùng để mua thực phẩm. (Nguồn: Bộ Y tế) |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Hỗ trợ cai thuốc lá Có người vẫn tiếp tục hút thuốc dù biết được là mình đã có vấn đề về tâm thần hay thể chất do thuốc lá gây ra và đang làm nặng thêm Đa số người hút thuốc lá đều đã thử cai và muốn cai. Khảo sát đặc điểm hút thuốc lá của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đến khám tại đơn vị chăm sóc hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, có đến 89% bệnh nhân đã từng tự cai thuốc lá theo nghiên cứu và 91% bệnh nhân có ý muốn cai thuốc lá mạnh mẽ. Tuy nhiên, nghiên cứu khảo sát tình hình hút thuốc lá tại VN cho thấy chỉ có 15% bệnh nhân hút thuốc lá được bác sĩ khuyên bỏ hút thuốc. Tỉ lệ ấy ở Hoa Kỳ là 61%. Tìm đỉnh cao nicotin Tại VN, nam giới hút thuốc chiếm 56,l%, phụ nữ l,8%. Tỉ lệ phụ nữ hút thuốc lá tại VN hiện nay đang có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Nicotin có trong thuốc lá là một chất hướng tâm thần nhưng khả năng dễ bị lệ thuộc hay không còn ở bản thân người hút thuốc và yếu tố đặc thù của từng nền văn hóa, kinh tế, xã hội.
Nicotin trong điếu thuốc lá khi hít vào sẽ thấm qua mạch máu phổi vào máu tuần hoàn, 7 giây sau sẽ lên đến trung tâm "thưởng" ở não và gây ra các hiệu quả như: tăng cường sự chuẩn xác, độ tập trung, khả năng hoạt động trí óc, gây cảm giác sảng khoái, yêu đời, hưng phấn, giảm lo âu, tăng chuyển hóa cơ bản nên giảm cân nặng.  Bệnh nhân được làm hô hấp ký để bác sĩ đánh giá đường thở trước khi tư vấn cai thuốc lá. Ảnh: N.PHƯƠNG
| Người được xác định lệ thuộc thuốc lá có ít nhất 3 tiêu chuẩn xuất hiện trong cùng một thời gian trong vòng một năm là: ham muốn hút thuốc lá dữ dội, không cưỡng được việc hút thuốc lá, khi ngưng hút thuốc lá bị xuất hiện hội chứng cai lệ thuộc thuốc, số lượng thuốc hút mỗi ngày một nhiều hơn.
Đặc biệt họ giảm dần các ham muốn đối với các thú vui khác, phải mất nhiều thời gian để hút thuốc lá và tìm mua thuốc lá, đồng thời vẫn tiếp tục hút ngay cả khi bị các tác hại do thuốc lá gây ra. Có trường hợp cần dung nạp thuốc lá, thể hiện bằng một trong các triệu chứng như cần hút nhiều hơn trước để đạt được cùng độ “phê” như trước hay vẫn hút cùng một lượng như cũ, độ “phê” sẽ giảm đi. Khó cai thuốc lá bằng ý muốn Cai thuốc lá không dễ dàng chút nào, chỉ hiểu biết về tác hại của thuốc lá thôi chưa đủ giúp người hút từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá không phải chỉ là một hành vi đơn giản mà chỉ dùng ý muốn là có thể từ bỏ được dễ dàng. Khi nồng độ nicotin giảm xuống, ở người hút sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai thuốc rất khó chịu như thèm thuốc, mất ngủ, buồn bã hay hưng phấn quá mức, lo âu, thèm ăn, ăn nhiều, tăng cân.
Có người vẫn tiếp tục hút dù biết được là mình đã có các vấn đề về tâm thần hay thể chất do thuốc lá gây ra và đang làm nặng thêm. Hầu hết người cai thuốc lá bị thất bại do hội chứng cai thuốc, thể hiện bằng một trong các triệu chứng kích thích, bứt rứt, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Các triệu chứng trên sẽ giảm khi hút thuốc trở lại nhưng họ sẽ hút thuốc lá nhiều hơn, lâu hơn so với dự kiến ban đầu và có những mong muốn kéo dài hoặc những lần cố gắng không thành công trong việc giảm hay kiểm soát hút thuốc lá. Việc điều trị nhận thức chuyển đổi hành vi nhằm can thiệp vào các thành phần cấu thành nên hành vi hút thuốc lá để giúp người nghiện nhận biết và tìm cách chuyển đổi hành vi có hại cho sức khỏe là hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe. Cách này đỡ tốn kém và không có tác dụng phụ. Những mức độ nghiện thuốc lá Người ta đã phân ra ba loại người hút thuốc lá. Có người hút thuốc lá “không hít sâu”, lượng nicotin vào cơ thể rất thấp và như vậy họ là những người lệ thuộc thuốc lá thuần túy về mặt hành vi. Còn người hút thuốc lá “tìm đỉnh cao nicotin” thì hít thật sâu một hoặc hai điếu thuốc lá mỗi giờ để nồng độ nicotin tăng vọt đạt đỉnh rồi giảm dần. Nặng nhất là người hút thuốc lá “tìm nồng độ nicotin duy trì ổn định” vì họ hút thuốc lá thật đều đặn mỗi 30 phút đề duy trì nồng độ nicotin trong máu trên mức gây thèm thuốc. |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Rất ít người hiểu rõ tác hại thuốc lá nếu chỉ cảnh báo bằng lời "Ngay cả trong số những người biết rằng thuốc lá là có hại, thì cũng rất ít người hiểu rõ tác hại cụ thể do nó gây ra", Tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại VN nhấn mạnh lý do vì sao phải cánh báo thuốc lá bằng hình ảnh gây sốc như u phổi, hay tắc mạch máu... Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước sử dụng cảnh báo bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá để thể hiện rõ những tổn thất đáng sợ về sức khỏe do thuốc lá gây ra. Tại Việt Nam, điều này càng cần thiết vì những cảnh báo bằng lời trên bao thuốc lá hiện nay (như Hút thuốc có thể gây ung thư) không đủ làm chùn bước những người nghiện thuốc. Cũng theo WHO, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong mà hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Đây cũng là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây chết người khi được sử dụng đúng theo mục đích hay công năng của sản phẩm khi được sản xuất ra. Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá - nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi giờ có 5 ca tử vong vì thuốc lá, có nghĩa là khoảng 40,000 người chết mỗi năm, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bắt đầu hút thuốc. Việc cảnh báo bằng hình ảnh này sẽ làm giảm tính hấp dẫn của bao bì và đóng vai trò làm rào cản những người mới hút thuốc - thường là những người trẻ tuổi và thường rất chú trọng tới hình ảnh và nhãn hiệu. Chi phí phải bỏ ra cho việc này rất ít, đồng thời, nó cũng vượt qua được những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay trên thế giới đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ (Astralia, Brunei Darussalam, Hong Kong, đảo Cook, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand và Singapore) thực hiện in cảnh báo sức khỏe hoặc đã ban hành văn bản pháp luật quy định việc thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trong tương lai gần. Việt Nam nằm trong số các nước đang có kế hoạch áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trong hai năm tới. Minh Thùy http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/05/3BA0F8E3/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Nhân ngày thế giới chống hút thuốc lá 31-5-2009: | | | Thuốc lá - kẻ hủy diệt thầm lặng | | (Thứ sáu , 29/05/2009, 15:47) | (ĐSCT) Người ta tính toán rằng, trong thế kỷ 20 đã có khoảng 100 triệu cái chết liên quan đến hút thuốc lá trên khắp thế giới. Con số tử vong vì thuốc lá đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và sẽ đạt tới 150 triệu người vào 25 năm đầu tiên của thế kỷ 21. Sẽ có thêm nửa tỷ người nữa chết vì thuốc lá vào giữa thế kỷ 21, trừ phi tệ nạn hút thuốc bị hạn chế và tẩy chay trong cộng đồng loài người...
Vào ngày 31-5-1987, Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi mọi người hãy ngừng việc hút thuốc lá. Từ đó đến nay cứ vào ngày này, mọi phương tiện thông tin đại chúng cũng như tổ chức y tế trên khắp hành tinh đều đồng loạt ra lời kêu gọi, cảnh báo về mối nguy hại của việc hút thuốc lá thế nhưng thuốc lá vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Một số quốc gia mới đây đã đưa ra nhiều biện pháp kiên quyết như: Cấm quảng cáo thuốc lá dưới bất cứ mọi hình thức. Có nơi tăng thu thuế sản xuất thuốc lá lên gấp nhiều lần, nhằm hạn chế việc sản xuất, mua và tiêu thụ thuốc lá. Một số nước ở châu Âu đã đề ra biện pháp cấm triệt để việc quảng cáo thuốc lá. Còn ở nước ta tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá vẫn đang ở mức báo động đỏ. Nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có thói quen hút và nghiện thuốc lá, xem đó như là một sự thể hiện giới tính hoặc lầm tưởng hút thuốc là sành điệu...
 | | Ở nước ta thông qua các cuộc điều tra xã hội học trong những năm gần đây, đã bước đầu cho thấy tỷ lệ nghiện và hút thuốc do thói quen khá cao, từ 30 - 50%. Thậm chí có nhóm tuổi lên đến 80%. Tình hình đó cho thấy hết sức nghiêm trọng, không những ảnh hưởng về lối sống và tác phong sinh hoạt của thanh thiếu niên mà còn báo động một hệ quả nặng nề cho giống nòi, chất lượng dân số trong tương lai. Theo số liệu điều tra của ngành y tế, năm 2006 số nam giới nghiện hút thuốc lá chiếm 72,8%, phụ nữ là 4,3%. Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15 - 24 hút thuốc lá chiếm 26%. Hiện nay các cơ quan chức năng đang có biện pháp mạnh nhằm làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá xuống còn khoảng 7%. Một hướng đi đang được tán thành như: cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Người vi phạm hút thuốc nơi đông người có thể bị xử phạt đến 10 triệu đồng...
Việc chống hút thuốc lá của các nước trên thế giới lâu nay chủ yếu dựa vào hệ thống thuế, cấm quảng cáo và đưa ra những thông điệp cảnh báo với cộng đồng mối nguy cơ của thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới WHO đang xây dựng một hiệp ước quốc tế chặt chẽ hơn, nhằm kiểm soát sản xuất thuốc lá như hạn chế tiếp thị, quảng cáo và tài trợ. Có 191 quốc gia là thành viên của Tổ chức chống hút thuốc lá trên thế giới đã công bố một hiệp ước hạn chế và chống hút thuốc lá.
Hưởng ứng ngày toàn thế giới không hút thuốc lá năm nay, với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân theo chủ trương của nhà nước, tất cả chúng ta hãy động viên, cổ vũ cho bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, đoàn thể, khu dân cư cũng như bản thân của từng thành viên trong gia đình không hút thuốc lá. Cai thuốc lá một cách tự nguyện bằng ý chí và nghị lực. Các cơ sở y tế, trường phổ thông, trường dạy nghề, Đoàn, các lực lượng vũ trang cần tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện hạn chế hút thuốc lá...
| SONG THÁP | | http://www.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/20081230.85897/copy4_of_20081230.58655/20090528.87451.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
| | WHO kêu gọi tăng cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi chính phủ các nước hãy sử dụng cảnh báo hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá để thể hiện rõ những tổn thất đáng sợ về sức khỏe do thuốc lá gây ra. Ngành công nghiệp thuốc lá đầu đầu tư rất nhiều tiền để thiết kế bao bì và quảng cáo cho sản phẩm thuốc lá để làm cho sản phẩm chết người này trông hấp dẫn và có vẻ an toàn. Họ cũng chi hàng triệu đôla cho các chiến dịch quảng cáo nhằm chuyển sự chú ý ra khỏi những ảnh hưởng chết người trong sản phẩm của họ và lôi kéo những người mới sử dụng và giữ không cho họ bỏ thuốc. Để chống lại tác động này và chỉ rõ sự thật về tác hại của thuốc lá, các bao thuốc lá phải thể hiện những hình ảnh gây sốc như các khối u trong phổi, tắc nghẽn mạch máu trong não và răng bị sâu do hút thuốc. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy rằng những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút thuốc bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong mà hoàn toàn có thể ngăn chặn được, và là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây chết người khi sử dụng đúng theo đúng mục đích hay công năng của sản phẩm khi được sản xuất ra. Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá – nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Tại Việt Nam, thuốc lá phải chịu trách nhiệm cho 5 ca tử vong mỗi giờ. Có nghĩa là khoảng 40,000 người chết mỗi năm, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm. "Các nghiên cứu cho thấy ngay cả trong số những người biết rằng thuốc lá là có hại, thì cũng rất ít trong số họ hiểu rõ được những tác hại cụ thể do hút thuốc gây ra. Bất chấp thực tế này, những cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam vẫn chưa cung cấp đầy đủ thông tin cảnh báo người tiêu dùng biết về những mối đe dọa này", Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói. Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá là một chiến lược đơn giản, it tốn kém và rất hiệu quả. Nó có thể giảm đáng kể việc hút thuốc và cứu sống nhiều người. Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh diện tích lớn có thể giúp tránh được khoảng 500 ca tử vong sớm (do thuốc lá) mỗi năm vào năm 2023 và khoảng 750 ca vào năm 2033. Đây là lúc các nước cần hành động và cứu sống con người. Việt Nam là một trong 164 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO. Đây là Công ước quốc tế có số các quốc gia phê chuẩn tham gia lớn nhất trong lịch sử Liên hiệp quốc. Công ước yêu cầu các nước thành viên (các Bên) phải ban hành quy định rằng bao bì các sản phẩm thuốc lá "phải có cảnh báo sức khỏe mô tả tác hại của việc hút thuốc". Các hướng dẫn trong công ước quy định rằng các cảnh báo sức khỏe phải có kích cỡ lớn, rõ ràng, xuất hiện ở cả mặt trước và mặt sau của bao thuốc lá, mô tả cụ thể những bệnh gây ra do hút thuốc, và nên bao gồm hình ảnh. WHO hỗ trợ kỹ thuật cho các nước trong việc thành lập và đẩy mạnh các chương trình kiểm soát thuốc lá quốc gia. |  |
| | http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2009/5/113950.cand
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-01-2007(UTC) Bài viết: 182
|
Thứ sáu, 29/5/2009, 16:52 GMT+7  E-mail  Bản In Rất ít người hiểu rõ tác hại thuốc lá nếu chỉ cảnh báo bằng lời "Ngay cả trong số những người biết rằng thuốc lá là có hại, thì cũng rất ít người hiểu rõ tác hại cụ thể do nó gây ra", Tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại VN nhấn mạnh lý do vì sao phải cánh báo thuốc lá bằng hình ảnh gây sốc như u phổi, hay tắc mạch máu... Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước sử dụng cảnh báo bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá để thể hiện rõ những tổn thất đáng sợ về sức khỏe do thuốc lá gây ra. Tại Việt Nam, điều này càng cần thiết vì những cảnh báo bằng lời trên bao thuốc lá hiện nay (như Hút thuốc có thể gây ung thư) không đủ làm chùn bước những người nghiện thuốc. Cũng theo WHO, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong mà hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Đây cũng là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây chết người khi được sử dụng đúng theo mục đích hay công năng của sản phẩm khi được sản xuất ra. Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá - nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi giờ có 5 ca tử vong vì thuốc lá, có nghĩa là khoảng 40,000 người chết mỗi năm, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bắt đầu hút thuốc. Việc cảnh báo bằng hình ảnh này sẽ làm giảm tính hấp dẫn của bao bì và đóng vai trò làm rào cản những người mới hút thuốc - thường là những người trẻ tuổi và thường rất chú trọng tới hình ảnh và nhãn hiệu. Chi phí phải bỏ ra cho việc này rất ít, đồng thời, nó cũng vượt qua được những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay trên thế giới đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ (Astralia, Brunei Darussalam, Hong Kong, đảo Cook, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand và Singapore) thực hiện in cảnh báo sức khỏe hoặc đã ban hành văn bản pháp luật quy định việc thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trong tương lai gần. Việt Nam nằm trong số các nước đang có kế hoạch áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trong hai năm tới. | con song con hy vong |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chủ Nhật, 31/05/2009, 04:49 (GMT+7) Ngày thế giới không thuốc lá Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ nhất thế giới TT - Hôm nay (31-5) là Ngày thế giới không thuốc lá. Các nghiên cứu tại VN cho thấy những hậu quả do hút thuốc lá gây ra đã lên đến mức báo động: 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có ung thư phổi, nhồi máu cơ tim và phổi tắc nghẽn mãn tính. Thế mà, tại các gia đình nghèo ở VN, chi phí mua thuốc lá đã lớn hơn phần chi cho y tế và giáo dục! * Gia đình nghèo VN: Chi mua thuốc lá cao hơn chi y tế và giáo dục!  | Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM từ lâu đã cấm toàn bộ cán bộ, CNV, sinh viên hút thuốc lá trong trường học - Ảnh: MINH ĐỨC | Nghiên cứu “Chi phí khám chữa bệnh liên quan hút thuốc lá” của thạc sĩ Vũ Xuân Phú và Đặng Vũ Trung (ĐH Y tế công cộng) cho thấy tổng chi phí xã hội do ba loại bệnh phổ biến có nguyên nhân từ hút thuốc lá gồm ung thư phổi, nhồi máu cơ tim và phổi tắc nghẽn mãn tính là 1.160 tỉ đồng, trong khi thuốc lá liên quan tới 25 căn bệnh khác nhau thì chi phí còn lớn hơn nhiều. Tại các gia đình nghèo ở VN, chi phí mua thuốc lá đã lớn hơn phần chi cho y tế và giáo dục! Giá quá rẻ, mua quá dễ Ông Lý Ngọc Kính - Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá - đánh giá thuốc lá ở VN vào loại rẻ nhất thế giới khiến thanh thiếu niên mới bắt đầu hút thuốc dễ tiếp cận với thuốc lá hơn. Bà Hoàng Anh - Tổ chức Health Bridge tại Hà Nội, một tổ chức chuyên về phòng chống tác hại của thuốc lá - cho biết cùng nhãn thuốc M thì giá một gói thuốc ở VN rẻ nhất thế giới. Chưa kể VN đang có những loại thuốc lá chỉ trên 2.000 đồng/gói, mức giá không có ở bất kỳ đâu. Theo nghiên cứu “Chi phí khám chữa bệnh liên quan hút thuốc lá”, các hộ nghèo VN có người hút thuốc phải chi 5% thu nhập gia đình vào thuốc lá, bằng 1,5 lần chi phí cho y tế/người và gần bằng mức chi cho giáo dục/người. Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết qua các nghiên cứu cho thấy khu vực Nam Trung bộ và ĐBSCL có tỉ lệ người hút thuốc lá cao nhất, nhóm tuổi hút thuốc lá cao nhất là 25-44 tuổi và nghề nghiệp hút thuốc lá nhiều nhất là xây dựng và lái xe. Sản lượng thuốc lá điếu của VN đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000-2007 và đã ở mức 4 tỉ bao! Trong khi nếu không chi cho thuốc lá, sẽ có hàng triệu người nghèo được hỗ trợ để thoát nghèo. | Cũng theo bà Hoàng Anh, giá thuốc lá rẻ một phần do thuế thuốc lá ở VN vào loại thấp nhất thế giới. Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo thuế thuốc lá nên ở mức 65%/giá bán lẻ, nhưng tại VN mới đạt 46%. Trong khi đó tại Thái Lan, Chính phủ Thái đã tăng thuế thuốc lá đều đặn 9 lần trong 15 năm từ 1992-2007 và hiện ở mức 80% giá bán buôn, vì vậy lượng thuế thuốc lá thu được từ 450 triệu USD năm 1992 lên 1,2 tỉ năm 2007. Chính vì lý do này, bà Phan Thị Hải - Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá - cho hay sản lượng thuốc lá Thái Lan chỉ bằng 1/2 VN, lượng người hút thuốc lá cũng chỉ bằng 2/3 nhưng thuế thu được gấp 2-3 lần VN. Tại cuộc họp báo tổ chức đầu tuần này tại Hà Nội, ông Lý Ngọc Kính đánh giá khi tăng thuế lên 20%, giá bán lẻ tăng 10% sẽ giúp Chính phủ thu thêm thuế thuốc lá 1.500-2.000 tỉ đồng/năm. Lợi ích lớn hơn nhiều là sẽ tránh được 100.000 ca tử vong sớm do thuốc lá tính đến năm 2050. Theo bà Phan Thị Hải, năm 2008 VN thu được 7.500 tỉ đồng từ thuế thuốc lá, cao hơn 1.000 tỉ so với trước đây do thực hiện tăng thuế. Đã có những ý kiến lo ngại tăng thuế sẽ làm tăng thuốc lá nhập lậu. Tuy nhiên, ông Kính cho rằng các nhãn thuốc nhập lậu vào VN chủ yếu là thuốc lá đắt tiền như 555, Jet, Hero, Marlboro, Dunhill đều là những loại giá cao hơn thuốc lá sản xuất trong nước. “Người hút thuốc VN thường coi thuốc lá nhập lậu có chất lượng cao hơn thuốc sản xuất trong nước. Mua thuốc lá tại VN rất dễ” - ông Kính lý giải. Nửa vời, cấm cho có Theo ông Lý Ngọc Kính, hiện chưa có thống kê nào về lượng người bị phạt do vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng tại VN. “Có quy định đầy đủ về cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng tổ chức thực thi rất yếu, quy định chưa đi vào cuộc sống”, bà Phan Thị Hải cho biết. Theo Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá, quy định phòng chống tác hại của thuốc lá ở VN khá đầy đủ, ngay quy định cấm hút thuốc tại nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, phương tiện giao thông công cộng đã ban hành nhiều năm nhưng cơ quan chức năng chưa tổ chức lực lượng thanh tra, kiểm tra hay có phương án xử phạt người vi phạm! Nửa vời nên cấm cũng là cấm cho có! Một chính sách cũng rất nửa vời trong phòng chống tác hại của thuốc lá nữa là quy định cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá. Theo ông Nguyễn Tuấn Lâm (WHO tại VN), đến tháng 5-2009 đã có 23 nước cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh (50% diện tích) trên vỏ bao thuốc lá. VN cũng đã thực hiện cảnh báo sức khỏe nhưng chỉ bằng lời và trên diện tích 30%. Hiệu quả cảnh báo rõ ràng đã giảm. “Chính một số nhà máy VN sản xuất thuốc lá xuất khẩu đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh như quy định nước bạn, nhưng thực hiện tại VN thì nhà máy nào cũng kêu là khó khăn” - ông Lâm than thở. Bà Hải cho rằng mỗi năm có tới 40.000 người VN tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, gấp gần bốn lần số ca tử vong do tai nạn giao thông! Gần 10 năm nay, mỗi năm chúng ta đã dành 1 tuần từ ngày 26 đến 31-5 phòng chống tác hại của thuốc lá, nhưng lượng người hút thuốc không giảm mà có xu hướng tăng! Đã đến lúc không thể nửa vời trong chống thuốc lá. LAN ANH Nghịch lý giá sữa và thuốc lá Giá sữa ở VN đắt nhất thế giới, điều đó đã được Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN xác định tại một cuộc hội thảo về sữa cách đây hơn một tuần. Còn giá thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia làm sáu mức, VN xếp hàng thứ năm. Theo đó, các nước đẩy giá thuốc lá lên cao ngất ngưởng trên 5 USD/gói 20 điếu gồm những nước thuộc Tây Âu, Canada, Singapore. Dẫn đầu trong nhóm “đắt đỏ” này là Anh với giá một gói thuốc lá khoảng 5 bảng Anh, tức khoảng 130.000 đồng VN! Mỹ nằm trong nhóm thứ nhì với giá bán từ 4-4,99 USD/gói! Còn VN nằm ở nhóm 5/6 với mức giá từ 1-1,99 USD/gói. Xem trong bản đồ giá thuốc lá của WHO, chỉ vài quốc gia có giá thuốc lá rẻ hơn ta là Argentina, Paraguay, Kazakhstan, Indonesia với mức dưới 1 USD/gói. Kết hợp giữa bảng giá sữa và giá thuốc lá, chúng ta có một bài toán quy đổi thú vị như sau: tại VN, mức giá sữa bình quân là 1,4 USD/lít nên một gói thuốc lá gần bằng một lít sữa. Tại New York, một gói thuốc lá tương đương 10 lít sữa. Tại Ấn Độ, một quốc gia có giá bán thuốc lá tương đương VN, giá một gói thuốc lá hơn 2 lít sữa... Thật kỳ lạ, sữa - mặt hàng mang tính chiến lược đối với sức khỏe người dân, với sự phát triển của trẻ em - lại đắt nhất thế giới; trong khi thuốc lá - mặt hàng độc hại cho sức khỏe con người - lại vào loại rẻ có hạng của thế giới! Đó là một nghịch lý tại VN, mà một khi chúng ta chưa xóa bỏ được điều kỳ dị đó thì chưa thể gọi là một đất nước văn minh! Một kinh nghiệm mà tiến sĩ Bill O’Neill - tổng thư ký Hiệp hội Sức khỏe Anh - muốn chia sẻ với mọi quốc gia trên thế giới, đó là nhà nước hãy tích cực làm giàu ngân sách bằng cách đánh thuế thuốc lá thật cao. Kinh nghiệm của Chính phủ Pháp cho thấy cứ mỗi khi ngân sách thâm thủng, việc “gỡ” lại bằng thuế thuốc lá là biện pháp mà người dân hài lòng nhất. Bên cạnh đó, thống kê cũng đã cho thấy cứ tăng 10% giá thuốc lá sẽ có 4% dân ghiền bỏ thuốc. Thế thì VN tại sao không nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đó? H.T. | .................................................. Không hút thuốc vì bản thân và cộng đồng Có lẽ người dân ở Brazil, Canada, Singapore và Thái Lan may mắn hơn nhiều nơi trên thế giới, khi vỏ bao thuốc lá tiêu thụ tại những quốc gia này in các hình ảnh và thông tin cảnh báo rất lớn, rất rõ về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của bản thân những người hút thuốc, người thân của họ và cộng đồng xung quanh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30-5 cho biết các hình ảnh này đã có hiệu quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Hôm nay 31-5 là Ngày thế giới không thuốc lá. Mỗi năm ngày này có một chủ đề riêng. Chủ đề năm 2009 nhắm tới đảm bảo quyền được biết về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng: trách nhiệm của chính phủ, các nhà sản xuất thuốc lá trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực nhất về hậu quả nguy hiểm của thuốc lá. WHO nhấn mạnh tới quyền có sức khỏe, sống khỏe mạnh của con người và bảo vệ thế hệ tương lai. Với tên gọi chủ đề “Những cảnh báo sức khỏe thuốc lá”, WHO thúc giục các chính phủ, các nhà sản xuất thuốc lá chỉ cho lưu thông các loại thuốc có bao bì với đầy đủ hình ảnh và thông tin cảnh báo trên bao thuốc lá. Các hình ảnh chân thực và ghê rợn về tác hại của thuốc lá được in trên bao bì đã có những “tác dụng đặc biệt”, khiến con người hiểu rõ hơn về những nguy cơ đối với sức khỏe khi họ hút thuốc lá và thuyết phục họ từ bỏ thuốc lá. Ngày càng có nhiều nước đẩy mạnh các nỗ lực chống thuốc lá bằng cách yêu cầu vỏ bao thuốc lá phải có hình ảnh này, theo như hướng dẫn trong Hiệp định khung của WHO về kiểm soát thuốc lá. 1987: Ngày thế giới không thuốc lá ra đời. 2008: WHO kêu gọi cấm hoàn toàn quảng cáo thuốc lá khi các nghiên cứu cho thấy có liên hệ giữa quảng cáo thuốc lá và việc bắt đầu hút thuốc lá. Thuốc lá sẽ giết 6,5 triệu người vào năm 2015 và 8,3 triệu vào năm 2030, tăng cao nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Cứ 6,5 giây sẽ có một người từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc tử vong vì bệnh liên quan tới thuốc lá. 1,2 triệu người chết ở Trung Quốc do hút thuốc mỗi năm, tức là 2.000 người mỗi ngày.(Theo WHO, The Lancet) | KHỔNG LOAN http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=319104&ChannelID=3
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Trở thành Robinson để... cai thuốc lá Sau 43 năm nghiện thuốc lá, mỗi ngày 30 điếu, ông Geoff Spice (56 tuổi, người Anh) đã thử mọi cách mà không bỏ được. Cuối cùng, ông quyết định lên hoang đảo sống trong một tháng không thuốc lá, làm bạn với bầy cừu, hải cẩu và chim biển. Trước đó ông Spice đã thử nhai kẹo cao su, đọc những quyển sách về kiểm soát bản thân, sử dụng sức mạnh của ý chí để bỏ thuốc nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông quyết định sẽ lên một hòn đảo hoang của Scotland để bỏ thuốc.  | Ông Spice sẽ quyết định lên hoang đảo sống từ ngày 1/8 để bỏ thuốc. Ảnh: Dailymail. | Ông dự định sống trong một căn lều trên đảo một tháng cùng chỉ với bầy cừu làm bạn đồng hành. Ông cũng sẽ mang theo máy nghe nhạc iPod, sách, điện thoại di động, máy tính chạy bằng năng lượng mặt trời và cả cây đàn guitar để học chơi trong thời gian này. Hòn đảo không có người ở, ngoại trừ 3 căn lều đã bỏ hoang vì thế ông sẽ phải tự mình dựng trại. Ông hy vọng rằng chỉ với một tháng trên đảo sẽ giúp bỏ được thuốc để sống lâu hơn và ông có thể dành nhiều thời gian cho gia đình. Trong quãng thời gian trên hoang đảo, ông sẽ phải chuẩn bị thức ăn tích trữ. Biển luôn sẵn cá nhưng ông không nghĩ mình sẽ bắt chúng. Ngoài mấy con cừu, ông Spice sẽ phải tự xoay sở và đảm bảo rằng trên đảo không còn điếu thuốc nào.  | Hòn đảo hoang nơi ông Spice sẽ sống trong một tháng. Ảnh: Dailymail. | Giống như người bị bỏ bơ vơ trên đảo, ông sẽ phải tự tạo lửa để sửa ấm từ những mảnh gỗ trôi dạt. Ông sẽ có bếp du lịch và nước đã đun sôi. "Tôi không nghĩ rằng sẽ quá khó để sống trên hoang đảo một tháng. Tôi sẽ nhớ vợ, các con và gia đình rất nhiều nhưng tôi hiểu rằng tôi có thể nói chuyện với người thân của mình qua điện thoại", ông nói. Ngoài ra theo ông, việc sống trên hoang đảo cũng có thể giúp ông giảm cân. Ông đã đặt kế hoạch sẽ phải đi dạo quanh hòn đảo và cuối cùng là chạy quanh đảo để đổi lại sụt được vài ký. "Tôi hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ vì sự buồn chán sẽ càng tồi tệ hơn nếu tôi bị kẹt trong lều, không được ra ngoài. Nhưng nếu tôi đạt được mục đích thì điều này cũng đáng. Ngoại trừ việc bỏ thuốc và giảm cân, tôi không nghĩ rằng sự khó khăn này có thể làm tôi đổi ý", ông Spice nói. Người chủ của hòn đảo - ông Dave Hill - đã chuẩn bị mọi thứ để ông Spice có thể lên hoang đảo sống vào ngày 1/8 tới và sẽ được đón một tháng sau đó. "Nếu ông ấy gọi và nói rằng tôi không thể chịu được nếu không hút một điếu, chúng tôi sẽ lờ đi cho đến khi ông ấy gọi đến lần thứ ba. Ông ấy phải có thời gian để cân nhắc lại quyết định của chính mình. Không có thỏ trên đảo, nhưng có nhiều hải cẩu, chim biển và bầy cừu để làm bạn đồng hành với ông Spice", ông Hill nói. Nam Phương (theo Dailymail) http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/05/3BA0F968/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5: Bí quyết cai thuốc lá (TNTT>) Trong thuốc lá có chất gây nghiện nên việc từ bỏ không hề đơn giản, một vài bí quyết dưới đây giúp bạn dễ dàng cai thuốc mà không khó chịu nhiều. Hút thuốc lá dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: đau tim, tai biến mạch máu não, ung thư phổi… Bỏ thuốc lá bằng cách nào? Bỏ ngang: là ngưng đột ngột việc hút thuốc. Cách này đòi hỏi ý chí để vượt qua những phản ứng khó chịu do thiếu nicotine gây ra. Bỏ từ từ: giảm số điếu thuốc hút trong thời gian từ 5-10 ngày rồi dứt hẳn. Cách này giúp người bỏ thuốc cảm thấy dễ chịu hơn, do đó khả năng thành công cao hơn, tuy nhiên đòi hỏi phải theo đúng kế hoạch thời gian đã đề ra. Bỏ với các biện pháp hỗ trợ: cũng bỏ hút nhưng dùng thêm các sản phẩm thay thế có chứa nicotine (miếng dán, thuốc hít, thuốc xịt). Các biện pháp này phải có sự theo dõi của bác sĩ. Khắc phục sự khó chịu | 53% ở nam giới và 2% ở nữ giới là tỷ lệ người hút thuốc lá tại TP.HCM (theo thống kê của Sở Y tế TPHCM)
 | | | Thèm thuốc: uống nước nhiều, hít thở sâu … Nhạt miệng, thèm thuốc sau khi ăn cơm: có thể nhai kẹo cao su, ăn xí muội… Lên cân: do cảm giác ngon miệng sau khi bỏ thuốc nên bạn ăn nhiều hơn. Để tránh lên cân nên ăn nhiều rau, quả để giảm cung cấp năng lượng đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ho: không lo lắng vì đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất trong phổi sau khi bỏ thuốc. Ho sẽ hết dần sau một thời gian ngắn. Nhức mỏi, đau đầu: có thể uống paracetamol. Uể oải, buồn chán: tăng cường tập thể dục, chơi thể thao. Để bỏ thuốc thành công | Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều không nhận thức được mức độ nguy hại, ngay cả khi họ có biết đôi chút. Các công ty thuốc lá sử dụng bao bì và các kỹ thuật quảng cáo để làm cho chúng trở nên hấp dẫn, khiến người tiêu dùng sao nhãng hoặc quên mất thực tế tàn nhẫn là thuốc lá hủy hoại sức khỏe. Khói thuốc chứa hơn 4.000 hóa chất độc hại không chỉ gây nguy hiểm cho người hút mà còn cho người hít phải. | | Cố gắng vượt qua những khó chịu về thể chất và tâm lý do cai chất nicotine. Bỏ hết thuốc lá, quẹt, gạt tàn và bất cứ những thứ gì gợi nhớ đến thuốc lá. Tuyên bố với mọi người mình đã bỏ thuốc lá và đề nghị mọi người hỗ trợ (không mời, không hút thuốc lá trước mặt mình). Chọn thời điểm bỏ thuốc thích hợp: lúc không có công việc căng thẳng, tốt nhất là lúc được nghỉ lễ, nghỉ phép, kể cả nghỉ bệnh. Tìm đến các dịch vụ hỗ trợ: thư viện tài liệu, các điểm tư vấn bỏ thuốc, nơi điều trị các bệnh do thuốc lá gây ra. Nếu đến nơi công cộng thì hãy đến những khu vực không khói thuốc. Bỏ thuốc là một quá trình thay đổi một thói quen, do đó đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Cố gắng đừng bao giờ hút lại dù chỉ một điếu, vì nó có thể là khởi đầu của sự tái nghiện. Còn nếu đã lỡ thì sau đó cần bỏ ngay và không lặp lại điều đó. Sau bỏ thuốc Sau 2 tuần – 3 tháng: nguy cơ đau tim bắt đầu giảm, chức năng của phổi bắt đầu được cải thiện. Sau một năm: giảm một nửa nguy cơ bệnh mạch vành tim... Trúc Lam (ghi) http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200922/20090531105426.aspx
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Mỗi năm người Việt Nam chi 10.400 tỷ đồng để mua thuốc lá "Cứ 10 giây trên thế giới lại có 1 người chết do thuốc lá, trong khi đó Việt Nam đứng đầu bảng về tỷ lệ người hút (56,1%)", bà Phan Thị Hải, Phó chánh văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia cho biết. > Rất ít người hiểu rõ tác hại thuốc lá nếu chỉ cảnh báo bằng lời Số tiền người dân Việt Nam bỏ ra mua thuốc lá mỗi năm tương đương với khoản chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo nghề năm năm 2007.  | Người dân xuống đường tuyên chiến với thuốc lá ở TP HCM sáng nay. Ảnh: Kiên Cường | Phát biểu trong buổi diễu hành phòng chống tác hại thuốc lá sáng nay tại TP HCM, bà Hải còn nêu ra một sự thật: "Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì thuốc lá, chi phí chữa bệnh lên tới 1.000 tỷ đồng". Và để chỉ rõ tác hại của thuốc lá, từ 7h sáng, với cờ, áo mang khẩu hiệu "Không thuốc lá" hàng trăm người dân Sài Gòn đã diễu hành qua các con đường trung tâm để tuyên chiến với thuốc lá và tuyên truyền đến người dân về các ảnh hưởng do khói thuốc gây ra. "Người hút thuốc và người hít khói thuốc đều bị ảnh hưởng như nhau. Trong 10 năm qua, dù TP HCM đã xây dựng được các chương trình như bệnh viện, trường học... không thuốc lá nhưng tỷ lệ người hút vẫn còn cao", ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế nói. Ngoài ra, theo ông Giang, hiện nay việc xử phạt những người hút thuốc tại nơi công cộng vẫn chưa được thực hiện nghiêm dù đã có quy định cụ thể. Thời gian tới, TP HCM sẽ tăng cường cưỡng chế và xử phạt với những trường hợp này. Kiên Cường http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/05/3BA0F999/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Cần chế tài mạnh

QĐND - Chủ Nhật, 31/05/2009, 11:10 (GMT+7)
Trên thế giới, mỗi năm có 5 triệu người chết do thuốc lá, nhiều hơn số người tử vong do HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới: 56,1%. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm. Tổng chi phí xã hội do ba loại bệnh phổ biến có nguyên nhân từ hút thuốc gồm: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra là trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá hiện mới chỉ được in bằng chữ, với một mẫu duy nhất là: “Hút thuốc có thể gây ung thư phổi” chiếm khoảng 30% diện tích của mỗi vỏ bao thuốc lá. Quy định này chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ước Khung là phải có những nội dung cảnh báo sức khỏe khác nhau được sử dụng luân phiên. Đặc biệt, thông tin trên vỏ thuốc lá của Việt Nam chưa mô tả đầy đủ tác hại của việc sử dụng thuốc lá (có thể gây ung thư) mà hàm chứa sự nghi ngờ đối với một kết luận đã được nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định: “Thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi”. Theo TS. Kính, một nghịch lý nữa là các công ty thuốc lá luôn tìm mọi cách để trì hoãn việc in hình ảnh cảnh báo tác hại của thuốc lá cho người tiêu dùng trong nước, trong khi thuốc lá xuất khẩu sang các nước khác lại có in hình?! Cần một bộ luật đủ mạnh Đại diện tổ chức Y tế Thế giới đánh giá: Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có quy định mạnh về cấm quảng cáo toàn diện đối với thuốc lá nhưng các công tuy thuốc lá vẫn tìm cách lách luật và tăng cường quảng cáo tại các điểm bán hàng thông qua các vật dụng trưng bày. Thuế thuốc lá mặc dù có đợt điều chỉnh gần đây nhưng vẫn còn rất thấp: mới ở mức 55% giá xuất xưởng và tương đương 32% giá bản lẻ. Mức thuế này còn rất thấp so với khuyến cáo của WHO và Ngân hàng Thế giới là thuế thuốc lá nên chiếm 2/3 đến 3/4 giá bán lẻ. Bên cạnh đó, việc thực thi môi trường không khói thuốc cũng còn rất hạn chế. Tình trạng hút thuốc tại nơi làm việc, nơi công cộng còn rất phổ biến. Đơn cử, quy định xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng từ 50.000 - 100.000 đồng là chưa đủ sức răn đe. Vì thế, tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng trong những năm qua. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Việt Nam cần nhanh chóng ban hành luật quy định cảnh báo bằng hình ảnh 50% và kết hợp với các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá khác như: Tăng thuế thuốc lá cao, thực thi nghiêm cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá, triển khai mạnh mẽ các chiến dịch truyền thông, và ngăn ngừa hiệu quả vị thành niên tiếp cận thuốc lá và quyền của người tiêu dùng được cung cấp thông tin để biết sự thật của tác hại do thuốc lá gây ra. Dự kiến, năm 2010, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua Luật Phòng chống tác hại thuốc lá để hạn chế những thiệt hại do việc sử dụng thuốc lá gây ra. Thủ phạm giết người “giấu mặt” Với thông điệp “Hãy chỉ rõ sự thật về tác hại thuốc lá: Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ giúp giảm số ca tử vong do thuốc lá”, ngày Thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (24 đến 31-5) năm nay sẽ tập trung chủ đề in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh vỏ bao thuốc lá - một biện pháp truyền thông về tác hại thuốc lá có hiệu quả và ít tốn kém. Theo TS. Lý Ngọc Kính, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ gây ấn tượng mạnh và giúp người dân hiểu rõ nhất về những tác hại do thuốc lá đem lại. “Hiện nay, phần lớn người dân vẫn chỉ có những nhận thức chung chung về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và vẫn thiếu những hiểu biết đầy đủ về những bệnh do thuốc lá gây ra” - TS. Kính nhấn mạnh. Theo kết quả thăm dò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hơn 80% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng cảnh báo sức khỏe “Hút thuốc gây ung thư phổi” bằng hình ảnh và chữ chiếm 50% diện tích mặt trước và sau vỏ bao thuốc lá sẽ có tác dụng tốt trong việc khuyến cáo người tiêu dùng về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh, việc in hình ảnh kèm trên vỏ bao thuốc sẽ giảm ngay được 1,1% tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam.
 | Nói không với thuốc lá! | Hãy nói "không" với thuốc lá! Các nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy, những người hít phải khói thuốc có thể bị mắc những bệnh tương tự như người trực tiếp hút thuốc, bao gồm các bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh làm suy giảm chức năng của phổi như bệnh khí thũng, viêm phế quản, hen suyễn. Đặc biệt, các phân tích đã chỉ ra rằng, những người không hút thuốc ở cùng nhà với người hút thuốc sẽ có tăng 20 - 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi so với những người không hút thuốc sống cùng với người không hút thuốc. Những người không hút thuốc hít phải khói thuốc ở nơi làm việc cũng bị tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 16 - 19%. Một nghiên cứu công bố năm 2002 của cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về ung thư thuộc Tổ chức Ị tế thế giới đã kết luận rằng, những người không hút thuốc có khả năng bị phơi nhiễm chất gây ung thư giống như những người chủ động hút thuốc. Trong khói thuốc lá mà con người hít phải có chứa đến 69 loại chất gây ung thư, đặc biệt là dẫn xuất của benzen, hợp chất hidrocacbon thơm nhiều nhân và các sản phẩm phân rã chất phóng xạ như chất Poloni 210. Một số chất gây ung thư khác do các công ty sản xuất thuốc lá tự nghiên cứu phát hiện thấy đã công bố cho thấy, những chất gây ung thư này tập trung ở những người hít khói thuốc nhiều hơn là chính những người trực tiếp hút. Các tổ chức khoa học bao gồm Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ, Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, Viện trưởng Viện Quân y Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định những tác hại nghiêm trọng do khói thuốc gây ra đối với những người hít phải. “Thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Ngay từ ngày hôm nay, bạn, tôi và tất cả chúng ta hãy giải thích cho tất cả mọi người xung quanh hiểu về những tác hại to lớn mà thuốc lá gây ra với sức khỏe mỗi người. Chúng ta hãy chung tay, góp sức vì sức khỏe cộng đồng, giữ gìn môi trường sống lành mạnh. Muốn như vậy, hãy nói “không” với thuốc lá. | Theo VOV http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/7/21/21/79534/Default.aspx
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Phụ nữ hút thuốc lá dễ mắc ung thư phổi hơn nam giới Theo một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện St Gallen Canton - Thụy Sĩ, thì phụ nữ có xu hướng bị mắc ung thư phổi do nghiện thuốc lá sớm hơn và dễ dàng hơn so với nam giới. Kết quả này được đưa ra sau khi các bác sĩ tiến hành thống kê số bệnh nhân nam và nữ mắc ung thư phổi do thuốc lá. Theo đó, thì phụ nữ dù hút lượng thuốc lá ít hơn nhiều so với nam giới, song nguy cơ mắc ung thư phổi ở họ lại cao hơn hẳn. Giải thích cho vấn đề này, các bác sĩ cho biết, đó là do cơ thể của phụ nữ nhạy cảm và dễ hấp thụ hơn khi tiếp xúc với các thành phần hóa chất gây ung thư có trong thuốc lá, chẳng hạn như carcinogen. Theo dõi 683 trường hợp bệnh nhân điều trị ung thư phổi tại các trung tâm điều trị ung thư của Thụy Sĩ, người ta cũng phát hiện thấy rằng: phụ nữ nghiện thuốc lá hầu hết đều có xu hướng bị mắc sớm hơn so với nam giới chứng ung thư phổi phổ biến có tên gọi adenocarinoma. Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ, thì phụ nữ có dễ dàng bị mắc ung thư phổi hơn so với nam giới còn bởi vì phụ nữ có tỷ lệ mang gen liên quan đến ung thư phổi cao hơn nhiều so với nam giới. Ở những người có mang gen này, khi bị tác động bởi chất nicotin, thường gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bình thường. Ngọc Minh (Theo Mail online, 4/5/2009) | | | Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|