Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2009(UTC) Bài viết: 20
Cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
|
<span class="f16"><font color="#477fba"><strong><font size="6">Hồi ức cuối cùng về cậu bé bị nhiễm HIV</font><br /><br /></strong> <p><font size="2"><font color="#000000"><span style="FONT-SIZE: 14pt; COLOR: #ff99cc"><font face="Times New Roman">Tính đến hôm nay là ngày thứ 6 kể từ khi bé Trí mất. Không phải ngẫu nhiên mình nhớ đến Trí, mà do tối qua mình được ăn tiệc trên tàu ở Bến Bạch Đằng cùng với BS Dũng và một vài BS khác. Sau buổi tiệc, tất cả khách trên tàu đều được chở đi quanh bến sông. Cảm giác thật tuyệt vời khi được ăn sang, được đi dạo trên chiếc tàu lớn…Nhưng trong đầu mình lại thoáng nghĩ về bé Trí (cả BS Dũng cũng cùng chung ý nghĩ đó), ước gì cái cảm giác hạnh phúc lúc trên tàu tôi có thể chia sẻ cho em. Vì tôi biết đi dạo là một trong những sở thích của Trí, mà được đi trên tàu thì em sẽ càng thích lắm. Biết vậy nhưng đâu còn cơ hội nào thực hiện. Phải chi cả tôi và BS Dũng biết được địa điểm này sớm hơn.</font></span> </font></font></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman" size="2"> …)</font></font></span></p><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman"></font></font></span><font size="2"> <span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Cách đây vài hôm khi đang ngồi ở quán café, tôi nhận được điện thoại của BS Dũng nói bé Trí vừa mất. Tôi hoảng hốt nhưng vẫn chưa tin đó là sự thật, có điều gì nhầm lẫn ở đây chăng? Tôi biết bé Trí đang trong giai đoạn cuối của căn bệnh HIV, nhưng những lần trước dù cơn nguy kịch đẩy em đến sát vạch cách cửa tử thì em cũng cố vùng dậy để tiếp tục sống. Lần này sức khỏe em đang rất tốt, cách đây ba hôm tôi và ba nuôi Trí còn chở em đi dạo đến những nơi em thích cơ mà.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Tôi gọi điện thông báo cho Thơm, cả hai chúng tôi cùng xuống nhà Trí.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Đến nơi, chúng tôi được chỉ qua ngôi nhà trước kia Trí và bà Cố từng ở, cách đó khoảng chừng 30m. Nói là căn nhà nhưng thật ra vẫn chưa đầy 4m2.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Trí năm bên trong trên một chiếc Giường nhỏ, khuôn mặt nghiêm nghị nhưng ngây thơ như lúc đang ngủ. Tôi bước vài bên trong, đặt hai tay lên đôi má bé xúi của em, đôi má mền mại và ấm áp đến lạ kỳ. Tôi cũng không biết hơi ấm tỏa ra từ người Trí hay đây chỉ là ảo giác của lần cuối cùng. Tôi không khóc nhưng trong lòng rất buồn, những người khác họ cho rằng sự ra đi của Trí cũng tốt vì em không còn phải chịu đựng sự đau đớn trong những lần hấp hối, tôi cũng nghĩ vậy nhưng sao tôi vẫn thấy đau nhói khi biết em còn rất ham sống, chỉ mới một năm gần đây hoàn cảnh của Trí mới được nhiều người biết đến, mới được bà Tám và ba Tuyền nuôi dưỡng, được mọi người yêu thương săm sóc. Niềm vui chỉ mới bắt đầu nhưng ước mơ được dạo quanh Thành Phố, được tắm biên Vũng Tàu vẫn chưa thực hiện, vậy mà…</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman"> …)</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Ngôi nhà bỏ hoang nên chúng tôi phải dọn dẹp rất nhiều rác xung quanh nơi Trí đang nằm. Sau đó chúng tôi cùng xúm lại để nghe những hình ảnh cuối cùng trước lúc Trí ra đi. Theo lời bà Tám kể, buổi sáng Trí còn đòi bác sĩ thứ 4 xuất viện, Trí nói vì thứ 5 là ngày dỗ một năm của Ba, tuy không được Ba nuôi dưỡng nhưng con vẫn cảm nhận được tình thương đó, nếu không có con Ba sẽ buồn, với lại bàn thờ Ba còn rất trống, con phải về mua hoa đặt lên. Những câu nói của một đứa bé 9 tuổi làm cả phòng bệnh viện ai cũng rơm rớm nước mắt. Chẳng ai ngờ đó lại là những lời trăn trối cuối cùng.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Cả ngày hôm đó, bụng Trí tự nhiên bị ứ nước, rồi bị bí tiểu. Cô y tá đến lấy ben kiểm tra mười mấy lần nhưng vẫn không có tí máu nào, đau quá không chịu nỗi Trí van cô y tá đừng lấy ben nữa, cô y tá cho uống thuốc sau đó bỏ mặc. Đến gần 3h, bụng Trí chứơng lên, lên gọi cô y tá thì bị la cho một trận,<span> </span>nói đó không phải thuốc tiên. Bắt đầu từ đó người Trí đờ dần, em bắt đầu kiệt sức , em ngồi dựa trong lòng Bà Tám, một lát sau Trí la lên “đau quá” rồi em bắt đầu lịm dần. Khoảng 15 phút sau, khi các cô y tá xuống Trí đã đi từ lúc nào không hay.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Nghe kể, tôi thấy tức các cô y tá lắm, từ lâu lương y được xem như từ mẫu vậy mà tại sao các cô ấy lại xem thường mạng sống của con người đến vậy. Nhưng mọi việc cũng xảy ra rồi, có giận, có ghét thì bé Trí cũng không thể nào sống lại được. Thôi thì cố gắng làm tốt những việc cuối cùng có thể. </font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Gần 7h sáng hôm sau, trước giờ lịm, tôi đến bên chiếc Giường, lật miếng vải phủ trên người em ra. Một lần nữa tôi áp tay vào đôi má em, đôi má vẫn còn mềm nhưng không còn được ấm áp như hôm qua. Tôi nắm đôi bàn tay bé nhỏ đang đặt trên bụng, định nhắc Trí rằng hãy luôn nhớ đến chị, nhớ đến Ba Tuyền và cả BS Dũng. Nhưng tôi lại thoáng giật mình vì đôi tay đã cứng đờ - lạnh ngắt, nó hoàn toàn không giống những bàn tay bình thường khác. Lúc này tôi mới thật sự biết rằng Trí đã mãi mãi rời xa chúng tôi.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Vừa lúc đó đội lịm bước vào, họ thay cho Trí bộ đồ em thích nhất rồi khiêng em bỏ vào chiếc hòm nhỏ ngay bên cạnh. Vì căn nhà quá chật chội nên tôi chỉ nhìn thấy em qua khung cửa sổ, nước mắt tôi bắt đầu lăn dài khi một anh trong đội lịm hỏi “Có ai muốn nhìn mặt lần cuối không?”- Có chứ. Tôi la lên rồi chạy ngay đến chiếc hòm. Nhưng tôi phải mau chóng nhường chỗ cho Ba Tuyền và Bà Tám, vì tôi biết họ còn đau khổ hơn tôi gấp trăm, gấp ngàn lần. </font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Miếng vải trắng khép lại, hàng loạt đồ dùng của em lần lượt cho vào Hòm. Dần dần, chúng tôi không còn nhìn thấy một bộ phận nào của em nữa, nắp Hòm cũng bị đóng lại. Vậy là chỉ có thể tưởng tượng, nhìn xuyên qua lớp ván kia mới nhìn thấy được Trí.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Đến 10h chúng tôi ngồi trên chiếc xe tang đưa Trí đến trại thiêu ở Bình Dương, phía sau còn chiếc xe lam và một vài chiếc xe máy, nhưng gộp lại tất cả chỉ khoảng 15 người, nhìn cảnh ấy tôi lại nhớ đến một đám tang nghèo tôi từng đưa cách đây 2 năm. Những con người bất hạnh, những đám tang nghèo vắng người…họ thật đáng thương.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Lúc ấy Bà Tám nhắc về những hồi ức trước kia của Trí rồi khóc thật nhiều, làm cách nào cũng không thể kéo nỗi bà cách xa chiếc Hòm. Tôi hiểu tâm trạng bà lúc này, vì chính tôi cũng muốn được gần Trí trong những giây phút cuối cùng này. Tôi áp 1 bàn tay vào chiếc Hòm, 1 tay choàng qua bên kia như lúc trước tôi đã từng ôm Trí trong một lần ở bệnh viện. Khoảng cách giữa tôi và em không xa lắm nhưng bị ngăn cách bởi 1 lớp ván, dù thế nào tôi vẫn hy vọng em sẽ cảm nhận được hơi ấm cuối cùng tôi muốn dành cho em.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Suốt cả chặng đường đến trại thiêu, Tuyền (ba nuôi Trí) không hề nói một tiếng nào. Anh ngồi bất động cùng với tấm hình trên tay, nhưng tôi biết anh là người đau khổ nhất. Xóa bỏ tất cả những lời dằm pha, đàm tíu cả sự ngăn cản của bạn bè để mở rộng cách cửa lòng mình đưa một cậu bé bị HIV về sống cùng thật không đơn giản tí nào. Điều đó không phải ai cũng có thể làm được. Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ anh về điều đó. Tôi thầm cảm ơn mùa giáng sinh năm ngoái đã đưa đẩy cho tôi gặp được cùng một lúc ba người bạn thật tuyêt vời (BS Trương Thế Dũng, Ba Tuyền và Bé Trí), đối với tôi họ là những tấm gương sáng mà tôi cần phải noi theo, bài học quý nhất tôi học được từ họ là phải biết trải rộng lòng mình để cùng chia sẻ với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh. </font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">…</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">Trước khi đưa Trí vào phòng thiêu, tôi vội vàng choàng tay qua chiếc Hòm lần cuối, và rồi…đó là hồi ức cuối cùng về một cậu bé.</font></font></span><span style="FONT-SIZE: 14pt"><font color="#000000"><font face="Times New Roman">20.07.08</font></font></span></font><font face="Times New Roman" color="#000000" size="3"> </font> </font></span>
|
|
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-03-2007(UTC) Bài viết: 1.659 Đến từ: HIV/AIDS Được cảm ơn: 7 lần trong 7 bài viết
|
Chia buồn cùng gia đình Trí ! | |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-11-2008(UTC) Bài viết: 369
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Thật đau xót
Trẻ em vô tội. Chính cái sự trong sáng của chúng làm ta đau lòng hơn. | Gieo nhân cách - Gặt số phận |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-04-2007(UTC) Bài viết: 164 Đến từ: 10672 kedge garden grove ca 92645 Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Cảm giác thật khó tả khi tui đọc hết chủ đề này......
|
|
|
|
Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 21-04-2009(UTC) Bài viết: 53
|
Nếu có kiếp sau thì mong em sẽ lại trở thành một người khỏe mạnh và có ích cho xã hội. | Không muốn làm người nổi tiếng |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-05-2009(UTC) Bài viết: 59
|
hixhix,thật thương tâm,xin chia sẻ nỗi buồn với gia đình bé.thậ đáng căm giân bọn người được cho là LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU | Quá khứ là quá khứ Hiện tại là hiện tại Đừng để quá khứ xen lẫn với hiện tại mà hãy hướng tới 1 tương lai tốt đẹp |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-05-2009(UTC) Bài viết: 59
|
xin gửi lờ chia buồn sâu sắc đến gia đình bé Trí,ko thể tin 1 đứ bé 9t co thể nói những lời xúc động đến thế.Thật đáng căm giận những người được cho là LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU | Quá khứ là quá khứ Hiện tại là hiện tại Đừng để quá khứ xen lẫn với hiện tại mà hãy hướng tới 1 tương lai tốt đẹp |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 30-01-2009(UTC) Bài viết: 110
|
Đọc xong thấy bùn lắm, thành thật chia buồn cùng gia đình em Trí. Em là một đứa bé rất có nghị lực, em đã chiến đấu đến cùng với căn bệnh này. Cầu mong kiếp sau em sẽ sống hạnh phúc hơn. Đáng căm giận nhất là bà y tá kia. Đáng lẽ fải truy tố bả ra tòa mới phải.
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-05-2009(UTC) Bài viết: 97
|
Mong rằng thế gian này sẽ không còn những e bé như vậy nữa. Ở trên đấy e hãy cười e nhé, những nụ cười thánh thiện.
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Lạnh lẽo những nấm mồ trắng 26/05/2009 08:36 (GMT +7) 11 nấm mồ, 11 sinh linh bé nhỏ yên giấc dưới bóng keo già. Đã 6 năm nay, nghĩa trang Việt Mông (huyện Ba Vì, Hà Nội) trở thành nơi chôn cất những nỗi đau trần thế, nơi nằm lại của những đứa trẻ bị vì nhiễm HIV, gia đình bỏ rơi... Những nấm mồ sinh tử cùng năm Những đứa trẻ tội nghiệp bị "vứt" ngay cổng Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã Hội II (Hà Nội) không tên tuổi, không một dòng địa chỉ để lại. Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, các cháu đã ra đi và nghĩa trang Việt Mông trở thành nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các cháu. Con đường dẫn tới nghĩa địa heo hút, vắng vẻ. Những nấm mộ quét vôi trắng hiện ra trong lùm cỏ mọc cao đến thân người. Một cảm giác rờn rợn, gai gai xâm chiếm bất cứ ai khi lần đầu tiên đặt chân tới nơi lạnh lẽo này. Nghĩa trang Việt Mông nằm trên một quả đồi có từ năm 1992 nhưng mãi tới năm 2002, những phần mộ của trẻ nhiễm HIV mới được tập kết tại đây. Mới đầu, người dân xung quanh phản đối việc chôn cất những hài nhi mang mầm bệnh HIV/AIDS và không muốn để các em "ở chung" với người thân của gia đình họ. "Nghĩa tử là nghĩa tận, tôi phải thuyết phục họ bằng lý không được thì bằng tình người. Cuối cùng cũng giành được khu đất đưa các cháu về đây", ông Đào Minh Hội, quản trang được mọi người mệnh danh là "giám đốc của những người chết" tâm sự. Đã 6 năm nay, ông Hội là người trực tiếp chôn cất những hài nhi xấu số. Bao nhiêu nấm mộ là bấy nhiêu lần ông đau đớn vuốt mắt gửi các em nhỏ về với đất. Các em đều chết vì chung một căn bệnh nhưng ông đều nhớ như in về quãng đời ngắn ngủi của các cháu, về cái buổi tiễn các cháu về nơi yên nghỉ cuối cùng. Vừa đi, ông vừa kể rạch ròi từng trường hợp.
Dừng lại ở một ngôi mộ xây hồi tháng 3/2009, đứa bé chưa đầy tuổi. Nấm mộ mang tên Tưởng Duy Anh, ông chậm rãi kể: "Cháu bé này sinh ngày 13/10/2007 và mất hôm 12/3/2008, đã đầy tuổi đâu. Hoàn cảnh của cháu bất hạnh lắm. Hai anh em sinh đôi, một đứa vẫn còn sống và được chăm sóc trong trung tâm, còn một đứa thì nằm đây". Ông quệt nước mắt rồi kể thêm: "Mẹ cháu quê ở Tuyên Quang, hoàn cảnh éo le lắm. Chị này không lập gia đình, khi đã có tuổi rồi quyết định "xin" đẻ một đứa con để lúc về già có chỗ cậy nhờ. Trớ trêu thay, người đàn ông cho chị đứa con bị nhiễm HIV. Cháu Anh chết được một tháng thì mẹ cũng đi theo luôn". Vén lớp cỏ um tùm, ông Hội đọc: "Nguyễn Thị Hoàng Mai, sinh tử cùng năm 2005. Cháu này mới 3 tháng tuổi". Có rất nhiều mảnh đời vừa đặt chân đến cuộc đời này chưa lâu đã phải chịu đựng sự quằn quại, đau đớn từ căn bệnh thế kỷ và rồi lại ra đi. Không thiếu những nấm mộ đề "sinh tử cùng năm", đứa bé nhất là vài tháng tuổi, đứa lớn cũng chỉ mới 2-3 tuổi. Những phận đời hẩm hiu Đôi mắt ông Hội chùng xuống, đôi tay lau lau tấm bia mộ. "Hôm đó, tôi thấy có một người phụ nữ tuổi trạc 30 khóc lóc và tìm kiếm mộ con mình khắp nghĩa trang. Nhìn mà xót lòng, vừa đi cô vừa khóc " Con đang ở đâu? Con ơi, mẹ làm khổ con rồi". Nhưng đứa bé đã được chôn cất cách đó 1 tháng rồi", ông Hộ xót xa. Bao nhiêu năm gắn bó cùng các hài nhi nhưng ông Hội vẫn không tài nào quên nổi trường hợp một đứa trẻ đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Khi thi thể của bé được gửi tới nghĩa trang nơi ông cai quản, mở quan tài ra, một thân hình chỉ còn da bọc xương, đôi mắt mở trừng trừng cứ ám ảnh ông mãi. Không vuốt được mắt cho cháu, ông đành để mảnh đời nhỏ ấy "cứ như vậy" mà ra đi. Mới đây có một bà cụ từ Bắc Giang lặn lội đến xin đưa cháu về chôn để tiện bề hương khói. Theo tâm nguyện của người con gái trước lúc nhắm mắt, người bà già còm cõi lên đón cháu về. Anh Chu Văn Nam, nhân viên của Trung tâm GDLĐ&XH số II kể: "Một đêm mùa đông lạnh giá, lúc ấy đã khuya, tôi đang ca trực cùng một đồng nghiệp khác thì nghe thấy tiếng khóc ré lên của trẻ con. Tìm quanh quẩn mới phát hiện ra có một đứa nhỏ bị bỏ lại trên ghế đá. Quanh người được quấn rất nhiều quần áo, da dẻ cháu tím tái vì rét”. Hầu hết những đứa trẻ được đưa vào đây đều được chuyển xuống từ các bệnh viện lớn ở Hà Nội hoặc bị bỏ rơi trước cổng trung tâm. Mỗi số phận một cảnh ngộ, nhưng các em đều có chung lý lịch bị bỏ rơi và mang trong mình căn bệnh AIDS... Theo Vân Khánh http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/224227/index.html
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-11-2008(UTC) Bài viết: 369
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Một hình ảnh xót xa. Tôi không biết post trực tiếp, mời các bạn vào link http://www.helpthepoorvietnam.org/?uId=38&tabId=129&tId=9666 | Gieo nhân cách - Gặt số phận |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Đọc cái topic này sao mà buồn thế không biết. | Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-05-2008(UTC) Bài viết: 1.351 Đến từ: Vinh city - Nghe An province
Được cảm ơn: 141 lần trong 35 bài viết
|
Bạn vượt lên chính mình thân mến! Bài viết của bạn khiến tôi rất cảm động. Bài post của bác Tuấn cũng cảm động không kém. Các bạn có đức tin hay không tôi không mạn phép hỏi, nhưng xin các bạn hãy tin rằng, các em nhỏ khi qua đời đều được lên thẳng Thiên Đàng là nơi có hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta hãy tin như thế để cái chết của các em bớt đi phần bi thương. Cảm ơn tấm lòng của Vượt lên! Khi thấy một điều tốt lành, thánh thiện, tâm hồn chúng ta như được thanh tẩy và lánh xa điều ác đi.
Chào thân ái!
Vinh_man | "Khi bạn tức giận run mình trước những bất công, thì bạn là ĐỒNG CHÍ của tôi" - Ernesto Che Guevara |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-11-2008(UTC) Bài viết: 369
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Trích dẫn bài viết của Vinh_man đã viết:Chúng ta hãy tin như thế để cái chết của các em bớt đi phần bi thương. Vinh_man Chết chưa hẳn là đau khổ, sống chưa hẳn là sung sướng.
Như em bé Thanh Trúc, muốn chết để được nằm giữa cha mẹ và sẽ đến "một nơi nào đó" nơi đó có cha mẹ em đang chờ. Sao em còn nhỏ mà đã hiểu điều đó?
Cầu chúc cho mọi linh hồn đều được lên thiên đàng. | Gieo nhân cách - Gặt số phận |
|
|
|
Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2009(UTC) Bài viết: 20
Cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
|
Vượt Lên Chính MìnhCháu của người HIV chưa được tới trường
Tôi đã gặp cháu, một cô bé nhanh nhẹn kháu khỉnh. Cháu được đặt tên là Nguyễn Thị Hoài như để mang nhiều ước vọng. Bố mẹ đã chia tay ly dị vì ma tuý, Hoài sống cùng với ông bà nội và cả 2 ông bà đều đã nhiễm HIV. Đến căn nhà trống trải của bà cháu Hoài, điều cảm nhận đầu tiên của tôi là cháu ít nói, ít cười hơn những đứa trẻ bằng tuổi. Bà nội cháu năm nay đã 57 tuổi, sức đang yếu dần bởi căn bệnh thế kỷ, hai bà cháu lặng lẽ chơi với nhau cả ngày. Niềm vui của bà là cháu Hoài âm tính vơi HIV, và mong muốn của bà là cháu được tới trường như nhiều bạn cùng trang lứa. Bà đã mang giấy báo kết quả cháu Hoài âm tính với HIV tới nhà trường, tới uỷ ban xã, bà đã viết những lá đơn gửi tới chính quyền địa phương can thiệp, nhưng đã nhiều tháng qua, Hoài vẫn chưa được tới trường. Đã rất nhiều lần bà nội cõng Hoài tới trường chơi cùng các bạn. | Bức tranh vẽ hai chị em dắt tay nhau đến trường của một em bé bị nhiễmHIV (chỉ mang tính minh hoạ - Admin Kent) | Tôi đi theo hai bà cháu trong một buổi như thế. Lũ trẻ bằng tuổi Hoài xô nhau ra chơi đùa với Hoài qua hàng rào sắt nhà trường, những bàn tay nhỏ bấu víu cười đùa, và có lẽ đó là những phút vui vẻ nhất trong ngày của Hoài, em đã cười, nhưng đó cũng là những phút vui rất ngắn ngủi vì hết giờ ra chơi. Hai bà cháu lại lặng lẽ cõng nhau về. Tiếp xúc với các cô giáo trong nhà trường, chúng tôi biết các cô nắm chắc luật pháp, am hiểu về quyền trẻ em. Và lý do cô hiệu trưởng Đặng Thị Linh đưa ra về việc Hoài chưa được tới trường không phải là sự kỳ thị mà đơn giản là Hoài chưa được đóng 35.000 tiền học phí. Vã cô hiệu trưởng này nói rằng bà nội Hoài nhất định không chịu nộp tiền học cho con. Bà nội Hoài lại khẳng định đã nộp tiền học cho chaus mình nhưng không được nhà trường chấp nhận. Đâu là lý do chính khiến Hoài chưa được tới trường thì chỉ những người trong cuộc mới rõ. Nhưng trẻ em phải được chăm lo dạy dỗ học hành, và đó là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Trong xã Bàn Đạt còn nhiều em nhỏ trong hoàn cảnh tương tự như Hoài. Cũng có những đứa trẻ đã được đi học, nhưng những đứa trẻ vô tội ở đây vẫn không tránh được những áp lực vô hình. Khi trao đổi với tôi, cô hiệu trưởng cũng thừa nhận đã có lần bị phó chủ tịch xã gọi lên uỷ ban hỏi về việc tại sao lại nhận bé Hoài vào trường. Hai bà cháu Hoài đều là nạn nhân thụ động của tệ nạn ma tuý. Ước vọng của người bà là cháu mình được học hành thành người. Và chắc chắn khi có đủ tuổi suy nghĩ, Hoài cũng mong như vậy. Muốn những đứa trẻ như Hoài thay đổi để có số phận tốt hơn, thì trong xã hội, nhiều người cũng phải thay đổi cách suy nghĩ và hành động với HIV/AIDS.
http://bantin.ngoisaoblog.com/index.php?mod=article&cat=chiase&article=588
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Buồn nhỉ,xã hội vẫn còn nhiều hoàn cảnh như thế... Bạn Vượt_Lên_Chính_Mình thân mến,đọc bài post vừa rồi của bạn Believe có chút thắc mắc. Liệu những thông tin như bài trên được sưu tầm từ Blog có tính xác thực cao không vậy ? | Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-03-2009(UTC) Bài viết: 10
|
Đọc qua mấy bài vừa rồi mình thấy lòng quặn thắt, buồn quá đi mất và lại thương thay cho số phận của mình.
Chồng mình mắc bệnh và nằm viện đã 6 tháng nay rồi. Thập tử nhất sinh cũng đã trải qua, hiện bây giờ thì bị hết bệnh nọ đến bệnh kia mình chỉ biết khóc và khóc. Đầu tiên thì thương xót cho anh còn bây giờ thì thương xót cho mình và con mình.Cho dù mình và con mình ko bị, nhưng trong xã hội này, trong cuộc sống hiện tại ko dễ dàng như mình tưởng. Con người ta có thể ko chết vì bệnh tật mà chết chìm trong tiếng búa rìu của dư luận. Mình lo lắng cho đưa con bé bỏng của mình, ko biết điều gì sẽ đến với cháu khi mọi chuyện vỡ ra? Khi mọi nguoi biết bố cháu mắc bệnh. Hiện nay mình đã cảm nhận được sự ghẻ lạnh trong gia đình anh ấy. Chính anh chị ruột thịt của a lai xa lánh anh, ko muốn chăm sóc hay ở gần anh. Điều này làm mình rất buồn và khổ tâm 1 mình mình ko làm sao mà kham hết được, con nhỏ, rồi công việc mà mình còn phải lo làm để nuôi con nữa chứ. Đành phải để anh tự chăm sóc bản thân rồi hàng tuần ra thăm vậy. Thật sự mình ko yên tâm chút nào nhưng cũng đành fải vậy thôi. Con mình bé quá nó cũng cần mình.
Bây giờ a ở viện 1 mình chẳng a chị e nào đến chăm chỉ thi thoảng gọi điện mà nếu có đến thì cũng đi thật nhanh, ko ngồi gần, ko ăn, uống cùng. Chứng kiến cảnh đó mới thật sự là buồn các bạn ạ.
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 21-10-2006(UTC) Bài viết: 142 Đến từ: vietnam
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết
|
To:toimetmoi_09 Đọc bài của bạn mình cảm nhận được nỗi buồn bạn đang phải chịu nhưng bạn vẫn may mắn hơn nhiều người khác vì bạn và cả con bạn cũng ko bị bệnh .Ai cũng vậy lúc đầu thì ko chấp nhận được đâu .Mình tin bạn sẽ vựot qua những khó khăn ban đầu này ,vì trong lúc này jnếu bạn gục ngã lúc này thì ai sẽ là người chăm sóc anh ấy ,ai sẽ là điểm tựa cho anh ấy trong khi gia đình anh ấy ... rồi còn con bạn bé sẽ thế nào ..đúng ko nào .Cố lên bạn nhé khi nào buồn bạn có thể lên dd này tâm sự dù ko còn ai nhưng bạn còn chúng tôi còn ngôi nhà chung này còn Mọi ACE trong dd này sẽ luôn quan tâm động cviên bạn .thân
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-05-2008(UTC) Bài viết: 1.351 Đến từ: Vinh city - Nghe An province
Được cảm ơn: 141 lần trong 35 bài viết
|
Trích dẫn bài viết của toimetmoi_09 đã viết:Đọc qua mấy bài vừa rồi mình thấy lòng quặn thắt, buồn quá đi mất và lại thương thay cho số phận của mình.
Chồng mình mắc bệnh và nằm viện đã 6 tháng nay rồi. Thập tử nhất sinh cũng đã trải qua, hiện bây giờ thì bị hết bệnh nọ đến bệnh kia mình chỉ biết khóc và khóc. Đầu tiên thì thương xót cho anh còn bây giờ thì thương xót cho mình và con mình.Cho dù mình và con mình ko bị, nhưng trong xã hội này, trong cuộc sống hiện tại ko dễ dàng như mình tưởng. Con người ta có thể ko chết vì bệnh tật mà chết chìm trong tiếng búa rìu của dư luận. Mình lo lắng cho đưa con bé bỏng của mình, ko biết điều gì sẽ đến với cháu khi mọi chuyện vỡ ra? Khi mọi nguoi biết bố cháu mắc bệnh. Hiện nay mình đã cảm nhận được sự ghẻ lạnh trong gia đình anh ấy. Chính anh chị ruột thịt của a lai xa lánh anh, ko muốn chăm sóc hay ở gần anh. Điều này làm mình rất buồn và khổ tâm 1 mình mình ko làm sao mà kham hết được, con nhỏ, rồi công việc mà mình còn phải lo làm để nuôi con nữa chứ. Đành phải để anh tự chăm sóc bản thân rồi hàng tuần ra thăm vậy. Thật sự mình ko yên tâm chút nào nhưng cũng đành fải vậy thôi. Con mình bé quá nó cũng cần mình.
Bây giờ a ở viện 1 mình chẳng a chị e nào đến chăm chỉ thi thoảng gọi điện mà nếu có đến thì cũng đi thật nhanh, ko ngồi gần, ko ăn, uống cùng. Chứng kiến cảnh đó mới thật sự là buồn các bạn ạ.
Bạn thân mến! Hoàn cảnh của bạn hầu hết tất cả mọi người có HIV đều phải trải qua. Sự kỳ thị phân biệt đối xử có lẽ là một thuộc tính đặc trưng của căn bệnh này (Mong cho điều đó sớm lụi tàn). Thứ nhất, do tính chất căn bệnh không có thuốc chữa triệt để, thứ hai do con người ta quá lo cho mạng sống của mình. Tuy nhiên, nếu có kiến thức đầy đủ thị sự kỳ thị sẽ giảm đi và hết hẳn. Hãy bằng cách nào đó làm cho người thân của bạn hiểu rằng HIV không dễ lây như thế, và gia đình bạn vẫn khát khao yêu thương, đùm bọc, chia sẻ như bất cứ một gia đình nào khác. Hãy nói với họ rằng nếu không có tình yêu thì gia đình bạn sẽ rất khổ sở và họ cũng chẳng sung sướng gì đâu. Bản thân mình hồi mới bị, gia đình cũng không ruồng bỏ, nhưng có một trạng thái chấp nhận khá tiêu cực. Có lần mình ôm mẹ mình, bà đẩy ra bảo: 'Cẩn thận không lây cả mẹ nữa thì chết con ạ" - Mình đã rất đau đớn. Nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã ổn. Mình lại là con ngoan của bố mẹ mình và bố mẹ mình không coi mình như thằng con có HIV nữa. Thật khó có thể đôi vai bé nhỏ của bạn gánh lên gánh nặng của sự kỳ thị, nhưng bạn biết cho đang có hàng trăm ngàn người có H khác cũng ở trong tình trạng như bạn. Chúng ta là một. Nếu gần chỗ bạn ở, có nhóm tự lực nào đang hoạt động, bạn thử tìm sự giúp đỡ từ phía họ xem sao. Các nhóm tự lực rất có kinh nghiệm trong chuyện này. Chào thân ái! Vinh_man | "Khi bạn tức giận run mình trước những bất công, thì bạn là ĐỒNG CHÍ của tôi" - Ernesto Che Guevara |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-03-2009(UTC) Bài viết: 10
|
Cảm ơn Vinh_man đã chia sẻ cùng mình. Không phải là mình chưa lần nào nói và giải thích với các anh chị cả, chẳng biết họ cố tình ko hiểu hay họ vẫn lo cho mạng sống của họ hơn. Ở quê nghèo chữ còn chưa biết hết thì làm sao mình thuyết phục được đây. Cũng còn may mắn là mình không bị chứ nếu mình bị nữa thì chắc đến lúc chết họ mới đến dự tang mà chẳng biết có đến ko nữa. Nhiều lần nhìn chồng mình khóc và nói rằng: "giờ anh chẳng còn anh chị e nữa tất cả đã quay lưng lại với anh giờ chỉ còn 2 mẹ con e thôi 2 mc mà xa lánh nữa thì a chỉ còn con đường chết" Mình thấy khổ thể tại sao tình anh e ruột thịt lại như vậy? Cũng may còn có gia đình nhà mình bố mẹ mình rất thương a ấy bố mình thay vi giận con rể thì lại ra bệnh viện chăm con những lúc bệnh nặng. Bố mình thì làm tất cả cho con kể cả bưng bô. Chắc tại ông thương mình quá.
Mình không thể đến 1 đoàn thể nào đâu bạn ạ. Ở cái tỉnh lẻ này ai cũng biết ai nên nếu lộ ra thì mình không còn được sự tin yêu của mọi người nữa, mình ko thể tiếp tục công việc của mình nữa. Hàng trăm câu hỏi cứ đc đặt ra cho mình, làm cho mình rơi vào vòng luẩn quẩn. Nhiều khi mình ước có phép phân thân như Tôn Ngộ Không để vừa chăm đc con vùa chăm đc chồng lại vừa hoàn thành công việc của mình.
Chẳng biết anh có qua được ko? Hiện nay a ấy đang uống thuốc kháng virus bs bảo nó sẽ có những thay đổi nhưng mỗi lần mình xuống thăm lại thấy a có vẻ yếu đi. Hiện đang nổi đầy mụn và bị dị ứng mình hỏi thì BS bảo do tăng CD4 nên gây rối loạn như vậy chẳng biết có đúng ko nữa.
Bạn cũng bị vậy khi mới uông thuốc bạn có bị như vậy không trả lời giúp mình nhé. Thanks bạn nhiều
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|