Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline na74  
#1 Đã gửi : 25/11/2010 lúc 11:28:39(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Ngày tham gia:: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

Kỳ thị với bệnh nhân HIV tại BV:

Lời phán xét oan nghiệt

(ANTĐ) - Nhiều người vẫn nghĩ
rằng, với những người nhiễm HIV thì sự đau đớn nhất là cái án tử thần
chầu chực giáng xuống họ bất cứ lúc nào. Nhưng không, một khi người ta
đã sẵn sàng đón nhận thì cái chết cũng không còn đáng sợ nữa, cái đáng sợ hơn rất nhiều chính là cảm giác sống mà bị coi như đã chết.

Nỗi đau tận cùng

Chị Thúy Ngần - thành viên nhóm
tự nguyện Sức Trẻ (Hà Nội) bật khóc to thành tiếng, nước mắt nghẹn ngào
khi kể lại câu chuyện mà chị đã gặp phải cách đây vài năm trước. Hồi đó,
lúc mang thai lần đầu, chị còn chưa hề biết mình bị nhiễm HIV. Đến khám
thai tại BV Phụ sản Hà Nội, sau khi được khám và lấy máu xét nghiệm là
giây phút hồi hộp ngồi chờ đợi những kết quả tốt lành về thể trạng thai
nhi mà chị đang thai nghén. Thế rồi tất cả thay đổi 180 độ chỉ qua một
cử chỉ của người nhân viên y tế mang trả kết quả. “Bà bác sĩ ấy đưa ánh
mắt nhìn tôi ghê sợ rồi buông một câu hỏi lạnh lùng: “Cô làm nghề gì mà bị HIV?”.

Choáng váng trước tin mình bị
HIV, lại càng choáng váng hơn trước thái độ đầy khinh miệt của người bác
sĩ “họ nghĩ tôi làm… nên bị HIV, sao họ có thể phán xét oan nghiệt như
thế khi chính tôi cũng chả biết tại sao mình lại bị HIV. Giữa sự chứng
kiến của bao người, thái độ ấy của người bác sĩ khiến tôi như chỉ muốn
đâm đầu ngay vào tường mà chết, gia đình đã phải cắt cử người trông chừng tôi suốt cả ngày đêm hôm ấy…”.



Điều trị cho bệnh nhân HIV

Hội trường buổi tọa đàm giữa cán
bộ y tế và người có HIV với gần 100 người tham dự, trong đó có cả lãnh đạo và rất nhiều cán bộ y tế của BV Phụ sản Hà Nội trầm hẳn lại.

Chị Hải, thành viên nhóm Bồ Câu
(Hà Nội) - người đã sống chung với HIV gần chục năm nay cũng gặp cảnh
ngộ đau lòng không kém. Tháng 12 năm ngoái, chị đưa một người bạn cùng
nhóm vào khám cấp cứu vì chửa ngoài dạ con tại BV Phụ sản Hà Nội. Chị
Hải chủ động cho bác sĩ khám biết người bạn mình bị nhiễm HIV để nhân
viên y tế phòng bệnh, thế nhưng điều chị không thể ngờ đến là ngay sau
khi biết thông tin đó, thái độ của y bác sĩ thay đổi hoàn toàn. “Dù các
phòng ở tầng 3 lúc đó còn rất nhiều giường trống, song họ đã kê riêng
một chiếc giường gấp ra cuối góc hành lang cạnh lối vào nhà vệ sinh rồi
đóng cửa lại để ngăn cách hẳn với phòng bệnh, bỏ mặc bệnh nhân nằm đau
đớn. Thậm chí có bác sĩ còn nói thẳng rằng đã nhiễm HIV còn sinh con làm
gì, dù người HIV hoàn toàn có quyền sinh đẻ. Bản thân tôi phải chạy tác
động rất nhiều từ bên ngoài đến lãnh đạo BV, mãi chiều hôm sau họ mới mổ cấp cứu cho người bạn đáng thương…”.

Thực tế, ở hầu hết các BV hiện
nay, sự kỳ thị của nhân viên y tế với người bệnh có HIV vẫn tồn tại,
thậm chí thể hiện sâu sắc dưới nhiều hình thức. Có khi đó là hành động
xét nghiệm HIV không có sự đồng ý của bệnh nhân, thông báo kết quả HIV
dương tính của một bệnh nhân cụ thể cho người nhà, tất cả nhân viên y tế
trong BV. Khi khác, sự kỳ thị được biểu hiện bằng việc phân biệt quần
áo, đồ dùng, trang thiết bị của bệnh nhân HIV với các bệnh nhân khác,
xếp bệnh nhân HIV vào khoa phòng riêng, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc tìm cách chuyển bệnh nhân đi…

Chỉ vì thiếu kiến thức



Hà Nội: Gần 5.000 lượt người được tư vấn HIV

Ngày 24-11, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội cho
biết, thực hiện Dự án Đối thoại do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế
Nhật Bản (JICA) tài trợ thông qua tổ chức CARE tại Việt Nam, đến nay
thành phố đã xây dựng được Góc thân thiện tại 4 BV gồm: Phụ sản Hà Nội,
Thanh Nhàn, Hòe Nhai, Đức Giang, nhằm cung cấp thông tin về tư vấn, xét
nghiệm HIV, nâng cao năng lực nhận thức về HIV cho người bệnh cũng như
cán bộ y tế. Tính từ tháng 5 đến hết 9-2010, 4 Góc thân thiện này đã tư
vấn cho 4.475 lượt người, cụ thể: BV Hòe Nhai là 263 lượt, BV Thanh Nhàn
353 lượt, BV Đức Giang 129 lượt, đặc biệt tại BV Phụ sản tư vấn được 3.730 lượt.

TS Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục Phòng chống
HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, nhờ làm tốt công tác tư vấn, truyền thông,
điều trị, năm 2009 tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS đã giảm xuống 72%
so với những năm trước đó. Đặc biệt trong lĩnh vực phụ sản, nước ta đặt
mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm xuống còn dưới 5%.

Nguyễn Phan

 

Theo bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, sự kỳ thị với người có HIV vẫn
đang phổ biến trong cộng đồng, trường học, tại nơi làm việc cũng như
trong các cơ sở y tế. Chính sự kỳ thị của nhân viên y tế với người bệnh
HIV khiến người bệnh khó khăn trong việc hưởng những quyền lợi đáng được
hưởng theo quy định của pháp luật. Điều nguy hiểm hơn là nó làm cho
nguy cơ lây nhiễm HIV trong BV, ra cộng đồng càng lớn hơn, vì người bệnh
khi vào viện sẽ có tâm lý giấu không cho biết mình bị HIV, vì nó lây âm
thầm và vì bệnh nhân không được tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị HIV.

Cảm thông với những hoàn cảnh khó
khăn mà nhiều người bệnh HIV đã gặp phải, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Phó
Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi muốn nghe nhiều câu
chuyện thật như vậy để tập huấn, giáo dục cho cán bộ nhân viên y tế
trong BV”. Ông Ánh cho biết, sự phân biệt, kỳ thị của nhân viên y tế với
bệnh nhân HIV xuất phát tự sự thiếu kiến thức về HIV của chính các nhân
viên y tế, từ đó họ sợ lây nhiễm HIV. Thực tế nhân viên y tế là những
người có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là các y bác sĩ tại BV Phụ sản phải
tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch từ người bệnh… BV đã cố gắng trang bị
đầy đủ kỹ thuật, thiết bị, bảo hộ lao động phòng chống lây nhiễm HIV để
nhân viên y tế yên tâm công tác, không những không được phân biệt bệnh nhân HIV mà còn thấy đó là trách nhiệm cao cả hơn.

Bác sĩ Đặng Thị Nghĩa, Phòng chỉ
đạo tuyến, người nhiều năm làm nữ hộ sinh và công tác trong lĩnh vực
phòng chống HIV tại BV Phụ sản Hà Nội đưa ý kiến: “Làm ơn cho chúng tôi
nhiều khóa tập huấn, đào tạo về HIV hơn”, vì “nếu không có giải pháp
giải quyết tận gốc nguyên nhân của sự kỳ thị thì còn lâu lắm mới giải quyết được”.

Tiến Hưng

- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Quảng cáo
Offline hahaha2008  
#2 Đã gửi : 25/11/2010 lúc 10:47:45(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
Ra là mấy bà này rủ nhau đến buổi nói chuyện ở phụ sản HN. Chốn việc giỏi thật
Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
Offline nnguyenngoc36  
#3 Đã gửi : 25/11/2010 lúc 11:44:54(UTC)
nnguyenngoc36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-01-2010(UTC)
Bài viết: 293
Man
Đến từ: TRÁI TIM NHÂN ÁI

Thanks: 172 times
Được cảm ơn: 156 lần trong 82 bài viết
nói tới chuyện đi sinh ngọc cũng sợ rồi,
Offline boy_tgt3_boy  
#4 Đã gửi : 26/11/2010 lúc 09:55:13(UTC)
boy_tgt3_boy

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 03-03-2009(UTC)
Bài viết: 303
Đến từ: hochiminh city

Cảm ơn: 40 lần
Được cảm ơn: 101 lần trong 62 bài viết
lần đầu tiên mình cảm nhận dc sự kỳ thị cũng là ngày mình nhận dc cái tin ấy .... "ngưòi" mà chúng ta van thừong bảo là lưong y phán cho 1 câu với vẻ mặt vô hồn : "bị nhiễm rồi sao còn đi hiến máu ..."
Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng dù là giới tính nào thì cũng vẫn biết rung động và yêu thương. Cái chúng ta kiếm tìm trong suốt cuộc đời này phải chăng là cảm giác bình yên, một bờ vai để tựa vào mỗi khi mỏi mệt?





Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.