Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline ninhtroc_7x  
#1 Đã gửi : 16/08/2011 lúc 08:43:07(UTC)
ninhtroc_7x

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV, Người điều hành chung
Gia nhập: 08-02-2011(UTC)
Bài viết: 1.238
Đến từ: Niềm tin

Cảm ơn: 774 lần
Được cảm ơn: 1056 lần trong 577 bài viết


Gian nan đường đến trường của trẻ có “H” (16/08/2011) Trang in Trang in
Click để xem ảnh
Một giờ học của trẻ em có HIV tại Trung tâm 2 Ba Vì (Hà Nội)

Ed.- Nhiều trẻ có "H" không được đến trường bởi bị kỳ thị.

Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV (có “H”) bởi trẻ khác qua tiếp xúc, sinh hoạt hàng ngày. Nước ta có luật, có pháp lệnh và các quy định về việc không phân biệt, kỳ thị và trẻ em có "H" có quyền được học tập nhưng nhiều trẻ có "H" vẫn phải từ bỏ giấc mơ đến trường bởi bị ngăn cản, bị kỳ thị.

Gian nan đường đến trường

Nguyễn Thị Thu Phương (11 tuổi, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) năm học này sẽ lên lớp 3, so với các bạn cùng tuổi, em học muộn vài năm, lý do bởi em có "H". Phương có hoàn cảnh éo le. Bố, mẹ qua đời vì HIV/AIDS, Phương được ông nội đón về nuôi dưỡng, chăm sóc. Đến tuổi đi học nhưng không trường nào nhận em. Nhiều lúc em hỏi ông nội: "Ông ơi, tại sao người ta không cho cháu đi học?". Thương đứa cháu mồ côi bất hạnh, ông Tuyến đã gửi thư cầu cứu khắp nơi. Các cơ quan báo chí vào cuộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Động can thiệp, rồi nhiều buổi thuyết phục đẫm nước mắt của người ông, Phương mới được nhà trường nhận.

Em Nguyễn Thu Thủy, 15 tuổi và nhiều bạn cùng cảnh ngộ có "H" hiện phải học ghép ở Trung tâm Giáo dục lao động số 2 Ba Vì, Hà Nội. Thủy cũng đã từng được cắp sách đến Trường Tiểu học Yên Bài B (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) để học hòa nhập. Nhưng niềm vui của em và năm người bạn nữa chỉ kéo dài được có vài ngày. Nhiều bậc phụ huynh đã xông vào lớp học lôi xềnh xệch Thủy và các bạn ra khỏi cổng trường.

Đừng tước đi quyền của các em!

Kết quả điều tra của các nhà chuyên môn cung cấp tại hội thảo mang tên "Con đường đến trường cho trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV: Cơ hội và thách thức" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam và Ủy ban châu Âu tổ chức mới đây tại Ba Vì, Hà Nội khẳng định, hiện tại một số tỉnh, thành trong cả nước vẫn còn xuất hiện tình trạng trẻ em có "H" không được đến trường hoặc bị gây khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Bà Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế và HIV/AIDS giải thích, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người lo lắng về nguy cơ trẻ em bị lây nhiễm HIV trong các hoạt động vui chơi của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế virus HIV chỉ lây qua ba đường là đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Viện Nhi trung ương khẳng định: "Tiếp xúc thông thường với trẻ nhiễm HIV không bị lây nhiễm và cho đến nay cũng chưa có báo cáo nghiên cứu nào về lây nhiễm HIV do bị cào cấu hoặc cắn gây ra".

Theo ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ LĐ-TB&XH), để giúp trẻ nhiễm HIV có cơ hội tiếp tục học tập hòa nhập, cha mẹ và cộng đồng cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, biết phòng, tránh lây nhiễm HIV đúng cách. Các phụ huynh không nên gây áp lực với nhà trường để ngăn cản trẻ em nhiễm HIV được cùng học với trẻ em khác. "Chúng ta nên bổ sung vào nghị định bảo vệ chăm sóc trẻ nếu phụ huynh nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV. Không đổ lỗi, buộc tội trẻ em về các hành vi của cha mẹ hay người thân của các em", ông An nhấn mạnh.

Theo Hanoimoi.com.vn 

Có thể gửi bài này theo đường link sau Copy
Hôm nay, ngay bây giờ đây tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua có như thế nào.

UserPostedImage
thanks 7 người cảm ơn ninhtroc_7x cho bài viết.
cohien trên 18-08-2011(UTC) ngày, lá_vàng trên 03-10-2011(UTC) ngày, ĐMtuoixuan trên 03-10-2011(UTC) ngày, hoanguyen_hn trên 30-11-2011(UTC) ngày, Truong_12 trên 05-12-2011(UTC) ngày, [email protected] trên 05-04-2012(UTC) ngày, Illuminati trên 17-09-2012(UTC) ngày
Quảng cáo
Tu-an  
#2 Đã gửi : 29/08/2011 lúc 04:54:09(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Những đứa trẻ bị chặn đường đến trường:

Sự kỳ thị nguy hiểm hơn căn bệnh

Trẻ nhiễm HIV: Đường đến trường bị chặn

TP - Theo nhiều chuyên gia, sở dĩ nhiều phụ huynh chặn đường đến trường của các em học sinh nhiễm HIV là do không hiểu cơ chế lây lan của virus này. Sự kỳ thị thiếu hiểu biết đó còn nguy hiểm hơn HIV.



Vẽ tranh ủng hộ việc chống kỳ thị trẻ HIV tại Ba Vì, Hà Nội . Ảnh: Q.H

Trẻ không có lỗi

Khi được các cơ quan, tổ chức vận động chấp nhận sự hoà nhập của trẻ nhiễm HIV, các phụ huynh đưa ra rất nhiều lý do như sợ trẻ hiếu động dẫn tới va chạm đổ máu, hoặc các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội từ trẻ nhiễm HIV lây sang trẻ bình thường…

Trở lại câu chuyện Tiền Phong đã phản ánh, một số phụ huynh học sinh trường THCS Yên Bài A (xã Yên Bài, Ba Vì- Hà Nội) chặn đường không cho trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm Lao động Xã hội số 2 vào lớp học chung với con em mình. Cô Khuất Thị Thơm, Hiệu trưởng trường THCS Yên Bài cho hay: “Dù các anh chị trong trung tâm Lao động Xã hội số 2 khẳng định các cháu nhiễm HIV được giáo dục tốt, có ý thức phòng tránh lây lan ra cộng đồng nhưng phụ huynh vẫn cho rằng, trẻ con thì ai ngăn được các cháu chạy nhảy? Ở vùng này đã từng xảy ra hiện tượng hai cháu chạy từ hai phía va vào nhau, cả hai cùng chấn thương, chảy máu. Nếu một trong hai cháu nhiễm HIV thì quả là nguy hiểm!”.

Ám ảnh về nguy cơ lây HIV, ngay trong nhiều cuộc truyền thông về quyền của trẻ em nhiễm HIV, nhiều phụ huynh vẫn không ủng hộ chuyện học hoà nhập. Nhiều người khi được chỉ định nêu ý kiến đã ngại ngùng nêu lý do: “Hiện tại tôi đã thông cảm hơn với các cháu nhưng những phụ huynh khác họ sẽ không thông cảm”. Bác H, một phụ huynh thôn Phú Yên, xã Yên Bài tâm sự: “Chúng tôi đồng cảm với những gì các anh chị làm công tác xã hội nói về trẻ nhiễm HIV. Chúng tôi hiểu trẻ nhiễm HIV không có lỗi gì, các em có quyền đi học hoà nhập, quyền được đối xử bình đẳng. Nhưng còn quyền lợi của con em chúng tôi thì sao? Các anh chị ấy bảo khó lây, nhưng khó nghĩa là vẫn có thể. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu con em chúng tôi lây HIV?”.

Theo bà Victoria Boggiano, chuyên gia của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, nỗi lo của phụ huynh Yên Bài cũng là tâm trạng chung của nhiều phụ huynh Hà Nội mà bà từng gặp gỡ trong quá trình khảo sát nguyên nhân dẫn đến kỳ thị trẻ em nhiễm HIV. Trong số 60 phụ huynh được hỏi, chỉ 6 người đồng ý cho trẻ nhiễm HIV học hoà nhập vô điều kiện. Trích dẫn lời hai bà mẹ có con học ở các trường phổ thông quận Ba Đình- Hà Nội, bà Victoria nhận xét: “Cho rằng, khi những học sinh chơi với nhau, đánh nhau gây ra những vết xước, hoặc đứt tay chảy máu... sẽ làm lây HIV chứng tỏ phụ huynh không được hiểu rõ cách HIV lây lan”.

Hiểu sai cơ chế lây nhiễm

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sự sợ hãi với HIV hiện nay tương tự như những định kiến xã hội dành cho bệnh nhân phong/ cùi trước đây. Những gì phụ huynh nhìn nhận về HIV hiện nay chỉ là định kiến mà thiếu cơ sở khoa học. Nguồn lây của HIV, viêm gan B, viêm gan C giống hệt nhau, thậm chí khả năng lây lan của viêm gan B còn mạnh hơn HIV. Mắc virus viêm gan B có thể xơ gan, có thể chết vì viêm gan cấp, ung thư gan. Trong khi đó khoảng 15 - 25% dân số có virus viêm gan B, còn tỉ lệ người nhiễm HIV chỉ dưới 0,5%. “Sao họ không sợ viêm gan B mà lại sợ HIV. Nếu HIV đáng sợ đến mức đó thì chúng tôi mới là những người phải sợ. Hằng ngày chúng tôi tiếp xúc với hơn 1.000 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có những bệnh nhân trong máu tải lượng virus rất cao”, bác sĩ Lâm nói. Theo bác sĩ Lâm, nỗi lo trẻ có thể lây nhau HIV do va vào nhau, gây xây xát hoặc đổ máu là thiếu căn cứ. “HIV chỉ truyền qua đường máu khi máu của người này hòa với máu của người kia thành một dòng. Trong trường hợp trẻ con va vào nhau, chẳng bao giờ có chuyện các em tiếp tục ôm nhau, dí vết thương đang chảy máu của cả hai bên vào nhau cả. Kể cả có trường hợp đó, điều kiện y tế ở ta hiện nay luôn sẵn nguồn thuốc dự phòng để điều trị hiệu quả người phơi nhiễm”, bác sĩ Lâm nói.

Theo các chuyên gia, thái độ cởi mở của phụ huynh với trẻ có HIV chỉ có lợi cho chính con em họ.



Những trẻ bị HIV mà phụ huynh biết chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong số hàng ngàn trẻ nhiễm HIV ở nước ta. Nhiều em nhiễm HIV nhưng vẫn đi học bình thường ở trường mà không ai biết. Việc chúng ta cởi mở với người nhiễm HIV sẽ giúp số người nhiễm HIV đủ can đảm tự nói ra ngày càng nhiều. Điều này khiến việc phòng lây nhiễm tốt hơn” . Bác sĩ Đỗ Thiện Hải khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương

Quý Hiên

Offline spidergirl_nh3  
#3 Đã gửi : 09/09/2011 lúc 10:22:29(UTC)
spidergirl_nh3

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 09-09-2011(UTC)
Bài viết: 2

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 9 lần trong 2 bài viết
Chào tất cả mọi người!
Em là girl - 19 tuổi - Sinh viên ngành Công tác Xã hội!
Có lẽ vì nghề nghiệp sau này của em có thể liên quan đến những người có H, nên em rất quan tâm và chịu khó tìm hiểu về H. Đọc bài này của anh Tuấn, em đã suy nghĩ rất nhiều! Bởi chính em đã gặp những đứa trẻ có H ấy!
Mùa hè vừa rồi, em đã tham gia tình nguyện giúp đỡ trẻ em có HIV tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội số 2, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. Chuyến đi 1 tháng ấy đã mang lại cho em rất nhiều điều! Đến giờ, em vẫn không thể nào quên được những gương mặt của các em nhỏ ấy. Các em ấy rất đáng yêu, ngây thơ và trong sáng. Em đã khóc rất nhiều, trái tim em đã thổn thức rất nhiều, vì đã tận mắt chứng kiến những em nhỏ ngây thơ, vô tội ấy phải đấu tranh từng ngày với H, cô đơn và thiếu thốn tình cảm của mẹ cha (các em hầu hết đều bị bỏ rơi)! Có lẽ nếu ai đã từng 1 lần gặp các em nhỏ ấy thì sẽ không thể nào quên được!
Năm học 2011 - 2012 này, trung tâm có khoảng 6 em lên cấp 2 - THCS. Nếu như các em cấp 1 được học ngay tại trung tâm, thì các em cấp 2 muốn tiếp tục học phải xin học ở trường THCS Yên Bài B - Ba Vì - Hà Nội (bởi số lượng các em lên lớp 6 ít, không đủ để ghép thành 1 lớp ngay tại chính trung tâm). Chính em đã ngồi cạnh các em ấy, giúp các em ấy viết đơn xin học ở trường THCS Yên Bài, xin được hòa nhập vào cộng đồng. Các cô chú trong ban lãnh đạo trung tâm đã đến tận trường để xin cho các em ấy được vào học. Thế nhưng hôm qua em cũng đã đọc 1 bài báo nói rằng các em ấy không được đến trường vì các vị phụ huynh không đồng ý, họ sợ các em ấy lây cho con cái họ! Nghe tin này em vô cùng xót xa! Em thương các em ấy lắm. Em hiểu các vị phụ huynh lo lắng là đúng, bởi nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra thì quả thật là ... Biết làm sao được! Nhưng các phụ huynh ấy cũng thật không phải, khi họ đã từng...chặn đường các em, không cho các em vào lớp. Có người còn vứt cặp sách, sách vở của các em ra ngoài sân trường,... Biết bao nhiêu là chuyện đau xót,... Với em, em luôn mong muốn cho trẻ em có H đến trường, hòa nhập với cộng đồng! Trên quan điểm của em, các em cấp 2 đã lớn hơn kể cả về nhận thức lẫn thể chất, các em nhỏ ở trung tâm lại được giáo dục rất kĩ về HIV, cách phòng tránh,... nên các em ấy hoàn toàn có thể đến trường! Chuyện đùa nghich có thể xảy ra, nhưng “HIV chỉ truyền qua đường máu khi máu của người này hòa với máu của người kia thành một dòng. Trong trường hợp trẻ con va vào nhau, chẳng bao giờ có chuyện các em tiếp tục ôm nhau, dí vết thương đang chảy máu của cả hai bên vào nhau cả. Kể cả có trường hợp đó, điều kiện y tế ở ta hiện nay luôn sẵn nguồn thuốc dự phòng để điều trị hiệu quả người phơi nhiễm” - các chuyên gia đã nói như vậy! Các em ấy hoàn toàn có thể đến trường! Với những em học sinh cấp 1, các em ấy hiếu động hơn, hay đùa nghịch, có thể cắn nhau,... thì các em đã được học ngay tại trung tâm rồi. Các vị phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm vì điều đó. Điều quan trọng bây giờ là chúng ta phải làm thể nào để họ hiểu về HIV, về con đường lây và cách phòng tránh, để họ có 1 cái nhìn công bằng và khách quan hơn với những trẻ có HIV. Càng kì thị, càng khó ngăn chặn H!
thanks 6 người cảm ơn spidergirl_nh3 cho bài viết.
TrâmĐặng trên 09-09-2011(UTC) ngày, cohien trên 15-09-2011(UTC) ngày, lá_vàng trên 03-10-2011(UTC) ngày, ĐMtuoixuan trên 03-10-2011(UTC) ngày, hoanguyen_hn trên 30-11-2011(UTC) ngày, winbogo trên 06-10-2012(UTC) ngày
Offline spidergirl_nh3  
#4 Đã gửi : 09/09/2011 lúc 10:25:59(UTC)
spidergirl_nh3

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 09-09-2011(UTC)
Bài viết: 2

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 9 lần trong 2 bài viết
Em hi vọng các em nhỏ có H sẽ sớm được đến trường, hòa nhập với cộng đồng, được sống, được đối xử bình đẳng như những trẻ em khác! Vì một xã hội tốt đẹp hơn!
thanks 3 người cảm ơn spidergirl_nh3 cho bài viết.
cohien trên 15-09-2011(UTC) ngày, ĐMtuoixuan trên 03-10-2011(UTC) ngày, hoanguyen_hn trên 30-11-2011(UTC) ngày
Tu-an  
#5 Đã gửi : 15/09/2011 lúc 06:52:40(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
15/09/2011 | 06:11

Đừng quá lo lắng với học trò có HIV

(Dân Việt) - Vừa qua, Báo NTNN nhận được thư của nhiều phụ huynh học sinh phản đối các trường cho trẻ có HIV nhập học. NTNN đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thái Minh - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Đống Đa, Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Thái Minh cho biết: Các trường hợp trẻ mắc HIV chỉ có thể có nguy cơ lây bệnh sang trẻ khác khi cơ thể các cháu bị chảy máu hoặc chứa dịch có virus HIV. Đối với những trẻ nhiễm HIV, cơ thể lành lặn, không bị tổn thương thì virus HIV không thể lây trực tiếp qua đường tiếp xúc thông thường.



Bác sĩ Nguyễn Thái Minh

Trong trường hợp các cháu bị chảy máu, nếu biết cách xử lý, được băng bông kịp thời, cơ thể người tiếp xúc không có tổn thương nghiêm trọng thì việc lây nhiễm cũng không thể xảy ra. Do đó, nguy cơ lây nhiễm HIV giữa các trẻ trong học đường là hầu như không có.

Thưa ông, hiện nay vì lo ngại con nhiễm bệnh mà nhiều phụ huynh đã yêu cầu nhà trường đuổi học số học sinh bị nhiễm HIV. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Trẻ nhiễm HIV bị lây nhiễm thụ động qua bố mẹ các cháu chứ không phải là chủ động, do đó hoàn cảnh của các cháu rất đáng thương. Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng chống lây nhiễm HIV, đồng thời Chính phủ cũng đã phê duyệt Công ước về quyền trẻ em, vì vậy trẻ mắc HIV cũng có quyền đi học như bao đứa trẻ khác.

Mặt khác, hiện nay hầu hết trẻ mắc HIV trong độ tuổi đến lớp đều đã được điều trị ARV. Điều này làm nồng độ virus HIV trong máu của các cháu giảm hơn nhiều, do vậy nguy cơ lây nhiễm lại càng thấp. Trẻ đi học chỉ thông qua các tiếp xúc thông thường, do đó các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.

Theo ông, biện pháp nào được xem là tích cực chủ động để phòng lây nhiễm HIV trong học đường?

- Để ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong học đường, các trường cần chủ động phổ biến kiến thức về các bệnh truyền nhiễm nói chung, đặc biệt tuyên truyền cho học sinh hiểu đúng về HIV là rất cần thiết. Nhà trường cần phải trang bị kiến thức cho học sinh, để các em hiểu được cách thức lây truyền của bệnh; đồng thời biết cách phòng bệnh và xây dựng một lối sống lành mạnh. Thông qua đó, nâng cao hiểu biết của trẻ về HIV, giảm bớt kỳ thị xa lánh với những bạn có HIV.

Ông có lời khuyên nào để gia đình và thầy cô yên tâm chăm sóc trẻ có HIV?

- Tại những ngôi trường có các cháu nhiễm HIV học tập, y tế trường nên được tập huấn về biện pháp sơ cứu phòng chống lây nhiễm HIV trong học đường. Để từ đó có cách sơ cứu kịp thời khi các cháu có những tổn thương hay nguy cơ lây nhiễm. Về phía cha mẹ các cháu cũng nên tìm hiểu về HIV để biết cách phòng bệnh cho con.

Offline cohien  
#6 Đã gửi : 15/09/2011 lúc 10:38:12(UTC)
cohien

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-04-2011(UTC)
Bài viết: 765
Woman
Đến từ: Đất lành

Thanks: 2171 times
Được cảm ơn: 1147 lần trong 506 bài viết


Ông bác sĩ này cùng các cấp, ban, nghành và các bộ luật về HIV nói thì cứ nói vậy thôi...chứ giải quyết việc này vẫn còn nan giải lắm..!!!
Sự thiếu hiểu biết, thiếu các phương pháp tuyên truyền cho toàn xã hội, và các dự án tuyên truyền có được thực hiện cũng ko triệt để..làm ẩu ..làm cho xong việc..thì quyền lợi của những người có H vẫn còn khó khăn và gặp nhiều trở ngại lắm! Thương cho các em nào có tội tình gì khi mang trong mình con virut đó...cầu mong sao mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các em để các em được hưởng hạnh phúc trọn vẹn với tuổi thơ của mình!
Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người là ở lại...
Offline hiv_aids_vn  
#7 Đã gửi : 18/09/2011 lúc 11:38:53(UTC)
hiv_aids_vn

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 14-12-2006(UTC)
Bài viết: 23

Được cảm ơn: 5 lần trong 2 bài viết
đọc mấy bài này mà mình buồn quá, mình cũng có con đi học mẫu giáo nhưng mình ko giám đưa con đi học hay đón con đôi khi nó về nói bố sao ko đi đón con hay mai bố đưa con đi học nhưng mình ko giám mình sợ mọi người biết bố nó là nch các bạn ạ mình thềm được đưa đón con tới trường mính sợ
Tu-an  
#8 Đã gửi : 19/09/2011 lúc 05:48:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

"Phụ huynh yên tâm cho con học cùng trẻ có HIV"

19/09/2011 | 10:33:00
(Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)
Năm học mới đã đến, việc nhiều trẻ em không may nhiễm HIV được đi học hòa nhập cộng đồng là bài toán nan giải đối với các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có HIV khi sự kỳ thị của cộng đồng với các em vẫn còn khá sâu sắc.

Có một câu chuyện diễn ra ngay tại Hà Nội, khi một số phụ huynh của học sinh của trường Tiểu học Yên Bài, Ba Vì đã lên tiếng và có những việc làm phản đối không cho những đứa trẻ có HIV tội nghiệp vào lớp học của con họ và buộc các em phải trở về học ở trung tâm cách ly.

Nguyên nhân là do họ lo sợ con mình học chung với trẻ có HIV thì khả năng lây nhiễm cao.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bác sỹ, thạc sỹ Ngô Thái Minh – Phó trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để làm rõ hơn về vấn đề nguy cơ lây nhiễm của trẻ có HIV với trẻ bình thường.

- Thưa thạc sỹ, ông có thể cho biết, nếu trẻ bình thường học chung với trẻ nhiễm HIV thì có thể bị lây truyền bệnh qua những tiếp xúc thông thường?

Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo góc độ chuyên môn của chúng tôi, chúng ta biết lây nhiễm HIV có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây như là máu, những dịch thể của cơ thể có virus HIV.

Còn đối với những trẻ bị nhiễm HIV mà các cháu lành lặn và không có tổn thương gì, không xây sát ngoài da thì không thể lây được qua những tiếp xúc thông thường.

- Theo nhận định chuyên môn của một người đã điều trị cho các bệnh nhân HIV lâu năm, bác sỹ đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong trường học có thể xảy ra không?

Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo kinh nghiệm của tôi thì nguy cơ lây nhiễm không thể xảy ra được. Bởi đa phần các cháu đến tuổi đi học thì đã điều trị ARV (dùng thuốc ngăn cản sự sinh sản của HIV) rồi, do đó nguy cơ lây nhiễm giảm vì nồng độ virus trong máu của các cháu thấp đi nên nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng thấp đi.

Như chúng ta biết, trẻ chơi đùa với nhau trong các sinh hoạt thông thường chỉ có những tiếp xúc bình thường trong lớp học với những sinh hoạt chung.

Ngay bản thân những người lớn chẳng hạn, họ chưa được điều trị mà tiếp xúc với người khác qua những cách sinh hoạt chung, ăn uống chung thì cũng không lây.

Với góc độ đánh giá theo chuyên môn của chúng tôi, việc các cháu tiếp xúc với nhau trong trường học chỉ có thể vui chơi với nhau, chạm vào người nhau hoặc ăn cơm cùng nhau thì nguy cơ lây nhiễm hầu như không có và không thể xảy ra được.


- Bác sỹ có thể dẫn chứng cụ thể hơn đối với những trường hợp các cháu có HIV khi vui chơi không may vô tình bị chảy máu?


Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Có trường hợp như các cháu không may vô tình bị chảy máu, nếu biết cách xử lý thì sẽ không gây ảnh hưởng gì.

Trong trường hợp các cháu nhiễm HIV bị tổn thương gây chảy máu ngoài da thì y tế nhà trường cần cầm máu vết thương, sát trùng vết thương, băng bó kín thì không thể lây được cho cháu khác qua những tiếp xúc thông thường.

Chẳng hạn như tại viện chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi phải điều trị cho hơn 600 bệnh nhân nhiễm HIV. Vì vậy, việc tiếp xúc diễn ra hằng ngày, song nguy cơ lây nhiễm không đáng ngại. Nếu da của họ lành lặn thì chúng tôi khám không cần găng tay.

- Hiện nay, tại nhiều trường học có học sinh nhiễm HIV học cùng với học sinh bình thường. Do tâm lý lo sợ, nhiều bậc phụ huynh có ý kiến muốn các cháu bị HIV phải nghỉ học để học cách ly riêng. Bác sỹ nhận định ra sao về vấn đề này?

Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra các cháu bị nhiễm HIV thường thì bị lây truyền do bố mẹ các cháu bị nhiễm bệnh này, chứ không phải tự nhiên các cháu bị. Vì vậy, bản thân các cháu đã phải chịu hoàn cảnh và áp lực về tâm lý rất đáng thương.

Điều thứ hai là có Luật mới về Luật phòng chống HIV rồi và quyền của trẻ nhỏ, các cháu được quyền đi học như mọi đứa trẻ khác. Bản thân các cháu là những đối tượng thụ động bị lây nhiễm chứ không phải các cháu chủ động. Theo tôi, việc bắt các cháu nhiễm HIV học cách ly riêng là không cần thiết.


- Bác sỹ có thể đưa ra một số biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong học đường?


Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Thực ra, hiện nay cái phổ biến kiến thức về các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm HIV trong học đường là rất cần thiết. Việc làm này không những cho các cháu hiểu được cách thức lây truyền của bệnh như thế nào, cách phòng chống lây nhiễm và là để các cháu tăng thêm hiểu biết về bệnh tật và các cháu sẽ có ý thức hơn, bớt kỳ thị xa lánh các bạn trong lớp bị nhiễm HIV hơn.

Điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với các cháu bước sang tuổi trưởng thành như học sinh cấp hai, thì ngoài việc các cháu hiểu biết kiến thức này trong môi trường trường học mà việc này còn hữu ích cả trong cuộc sống đời thường nữa. Thông qua đó, các cháu biết được cách tự bảo vệ mình trước mối nguy hiểm ngoài xã hội có khả năng lây nhiễm như các bệnh lây qua đường tình dục, sử dụng ma túy… có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV thì điều đó rất tốt.

- Bác sỹ có lời khuyên nào dành cho các bậc phụ huynh để họ yên tâm đưa con em đến trường?

Thạc sỹ Ngô Thái Minh: Theo tôi, trong môi trường là trường học thì không có khả năng lây nhiễm từ các cháu có HIV sang các cháu bình thường.

Ở những ngôi trường mà có các cháu bị nhiễm HIV học tập, để đề phòng, y tế nhà trường cần được tập huấn qua sơ cứu về các cách phòng chống lây nhiễm HIV cho mọi người để các bậc phụ huynh yên tâm. Trong trường hợp các cháu bị chảy máu thì y tế nhà trường cần có biện pháp xử lý ngay lập tức.

Tôi khẳng định là phụ huynh có thể yên tâm khi cho con em học chung với các cháu có HIV vì khả năng lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường là không có.

Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ./.

Thùy Giang (Vietnam+) .
Tu-an  
#9 Đã gửi : 02/10/2011 lúc 03:10:19(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Suýt thất học vì có H.

GiadinhNet - Các phụ huynh ra “tối hậu thư”, nếu G đến lớp, họ sẽ cho con mình nghỉ học...

Mới đây, tại cuộc họp phụ huynh của Trường Mầm non xã Lộc Ninh (xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình), nhiều phụ huynh của lớp mẫu giáo Nhỡ A đã ký tên vào biên bản không đồng ý cho bé Nguyễn Thị K. G đi học vì lý do em bị nhiễm HIV. Các phụ huynh ra “tối hậu thư”, nếu G đến lớp, họ sẽ cho con mình nghỉ học...
 


 Bé K.G (che mặt) rất cần sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng.
Ảnh: Nhật Văn
 
Ước muốn nhỏ nhoi

Bé K.G sinh ra trong một gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới. Em bị nhiễm HIV từ mẹ. Mẹ em mất sau một cuộc phẫu thuật để sinh em bé thứ hai nên hai chị em được ông bà nội nuôi dưỡng. Bố của em bị mù không thể chăm sóc các con của mình được. Ông bà nội của G hiện đã già yếu, đau ốm liên miên, lại phải lo cho hai đứa cháu (em gái G may mắn không nhiễm HIV từ mẹ) nên cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Ông Nguyễn Nam Tiến, ông nội của bé G kể lại: “Từ ngày con dâu tôi mất, chị em G phải chịu nhiều thiệt thòi. Các cháu không có bạn bè, không dám ra ngõ chơi cùng những đứa trẻ hàng xóm vì bị xa lánh. Không gian bình yên nhất là ngôi nhà, mảnh vườn của ông bà nội. Nhìn cháu, vợ chồng tôi rất xót xa và luôn tâm niệm làm tất cả những gì có thể để bù đắp cho những mất mát của các cháu”.

Cũng như bao đứa trẻ khác, G rất thích đi học. Cứ chiều chiều, bé lại đứng dựa cửa nhìn các bạn được bố mẹ đón về sau giờ tan lớp, rồi cứ nằng nặc đòi ông nội cho đi học. Thương cháu, ông bà Tiến luôn hy vọng vào một ngày không xa người ta sẽ tìm ra thuốc chữa trị căn bệnh mà cháu mình đang mắc phải, để G được hưởng một tương lai tươi sáng. Nhiều đêm cả ông lẫn bà đã mất ngủ vì chuyện đi học của G. Ông thầm nghĩ, mình đã già, không biết lúc nào sẽ về với tổ tiên nên cứ đáp ứng nguyện vọng của cháu, xem như đó là điều tốt đẹp mà ông bà có thể làm cho cháu. Ông tâm sự với các cán bộ y tế về mong muốn của G để xin ý kiến thì nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Vậy là ông mua sắm ba lô, áo mới, sữa dinh dưỡng cho cháu, chuẩn bị cho ngày cháu được đến trường. Ông bà thấy hồi hộp còn G thì vui như hội.

Cuộc họp có một không hai
 


Nghị định 69/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do trẻ nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV... Luật phòng chống HIV/AIDS cũng có những điều khoản nhằm nghiêm cấm các hành vi cản trở việc học tập của trẻ nhiễm HIV.

Ngày được tới trường của K.G rồi cũng đến, thế nhưng ngay khi bước chân vào lớp, G đã không được bình yên, vui vẻ như bạn bè cùng trang lứa. Những ánh mắt tò mò, những lời thì thầm to nhỏ cứ tập trung vào em. Và rồi sau đó là cuộc họp phụ huynh với mấy chục người ký tên vào biên bản từ chối việc cho G vào học. Trước phản ứng của phụ huynh, nhà trường đã buộc lòng phải đưa ra một số giải pháp như: Bé K.G sẽ đến trường muộn, không ăn, ngủ trưa tại lớp. Buổi chiều gia đình sẽ đón sớm... Có thể nói, đó là phương án “cực chẳng đã” phải đưa ra, nó rất bất lợi cho G vì em sẽ khó có cơ hội hoà nhập cộng đồng. Thế nhưng, giải pháp đó vẫn không làm yên lòng một số phụ huynh. Họ sợ bé G sẽ lây bệnh cho con họ. Họ nói, nếu K.G đi học, họ sẽ bắt con mình ở nhà hoặc chuyển trường.

Sau đó nhà trường phải nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể. Xã Lộc Ninh đã chuyển đơn của bà con đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình để có được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn. Ngày 8/9, một cuộc họp giữa Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, chính quyền xã, Trường Mầm non Lộc Ninh và các phụ huynh lớp mẫu giáo Nhỡ A và ông cháu bé K.G đã được tổ chức. Không khí cuộc họp khá căng thẳng. Ngoài việc cung cấp một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất những thông tin về HIV/AIDS, thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm, thuốc kháng virus ARV, kiến thức phòng chống AIDS, Bác sĩ Trần Xuân Phú - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh còn tích cực vận động, thuyết phục. Thế nhưng những phụ huynh có mặt hôm ấy vẫn đưa ra nhiều lý do để chống lại việc đi học của bé G. Hàng loạt câu hỏi “nhỡ ra, ai chịu trách nhiệm?” được đưa ra. Bác sĩ Trần Xuân Phú đã khẳng định: HIV không dễ lây như mọi người tưởng và không lây qua các tiếp xúc thông thường. Trên thế giới, trong đó có Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ nhiễm HIV lây nhiễm bệnh cho trẻ khác ở các trường học. Trong trường hợp hai đứa trẻ đều có vết thương, đều chảy máu (trong đó có một trẻ nhiễm HIV) thì chỉ khi hai đứa trẻ đó áp vết thương chồng lên nhau rồi chà xát để máu hoà trộn vào nhau thì mới xảy ra nguy cơ lây nhiễm. Mà trường hợp đó sẽ không xảy ra ở những đứa trẻ không bị khiếm khuyết về trí não.
 


 Bé G và người nhà trong buổi họp ngày 8/9 tại trường học.


Tiếng vỗ tay lạnh lùng...

Dù các thông tin về HIV/AIDS đã được cung cấp rất chi tiết nhưng vẫn không thuyết phục được nhiều phụ huynh. Trước sự bức xúc của một số phụ huynh, ông nội của bé K.G đã đứng lên xin rút lại chuyện đi học của G để lớp học được diễn ra bình thường. Ông nói không muốn vì sự có mặt của cháu mình mà ảnh hưởng đến việc học tập sinh hoạt của lớp. Khi ông vừa dứt lời, không ít người đã... vỗ tay hoan hô. Nhìn khuôn mặt thất thần của ông Tiến và những giọt nước mắt chảy dài của bé G, số người không vỗ tay hôm đó đã rưng rưng lệ, họ thấy ái ngại cho hai ông cháu mà không thể làm được gì hơn...

Rất may mắn là sau buổi làm việc này, chính quyền xã và lãnh đạo Trường Mầm non Lộc Ninh đã có sự vào cuộc quyết liệt, họ đã tìm mọi cách để bé K.G được đến trường. Đến chiều ngày 28/9, khi chúng tôi điện thoại cho ông Nguyễn Trí Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh thì được ông thông báo, cháu Nguyễn Thị K.G đã được tới lớp học. UBND xã và cá nhân ông sẽ tiếp tục hỗ trợ để việc học hành của cháu được thuận lợi, bình thường như những bạn nhỏ khác. Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể của xã sẽ đẩy mạnh công tác  truyền thông, cung cấp những thông tin về HIV/AIDS tới người dân, để họ hiểu và có những hành xử đúng đắn.

Tìm hiểu thêm vấn đề này qua một số  cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn Quảng Bình, chúng tôi được biết, mỗi năm, khi bước vào năm học mới, các trường hợp tương tự như bé K.G vẫn diễn ra. Tuy nhiên việc phụ huynh phản đối gay gắt như ở Lộc Ninh thì đây là lần đầu tiên. Vài năm nay, vấn đề đưa trẻ nhiễm HIV đến trường đã trở thành nỗi buồn của nhiều  gia đình, bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn là rào cản khá lớn.

Có được sự vào cuộc của chính quyền địa phương, trường học và cả ngành y tế, K.G lại tiếp tục đến trường, song chặng đường em đi còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Ước mơ được học tập, được hoà nhập cộng đồng của trẻ nhiễm HIV chỉ trở thành hiện thực khi có được sự đồng thuận, chia sẻ của cộng đồng, xã hội.

Việc lo lắng cho con em mình là chính đáng và có thể hiểu được, nhưng hỡi các bậc cha mẹ, hãy thử một lần đặt mình vào phía các cháu bé không may bị nhiễm H. Khi đó chúng ta sẽ xử sự sao đây?
 


Không kỳ thị với người có H.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ là vấn đề đạo đức con người mà còn vi phạm pháp luật.

HIV tấn công và làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thế. Con đường lây truyền chủ yếu của HIV là qua tình dục không an toàn - tức là quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng mà không sử dụng bao cao su, làm cho HIV lây truyền từ người đã bị nhiễm vào cơ thể của người không bị nhiễm. Ngoài ra, HIV còn lây qua con đường dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên, chích qua da. HIV cũng lây truyền từ mẹ sang con.

Người mẹ mang thai nhiễm HIV có thể truyền sang con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh con hoặc cho con bú. HIV có thể lây truyền khi truyền máu hay cấy ghép nội tạng nếu máu chưa được kiểm tra trước khi sử dụng.

HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường với người nhiễm HIV như ôm, hôn, bắt tay... hay dùng chung thức ăn, khăn mặt, các dụng cụ ăn uống, bể bơi, nhà vệ sinh, điện thoại. Không lây qua ôm ấp hay chạm vào người nhiễm HIV.

Khi tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của người nhiễm HIV cũng không bị lây, nếu như người tiếp xúc trên da không có vết thương.

Do quá sợ hãi hoặc không nhận thức đầy đủ về con đường lây truyền HIV nên khi biết một người nhiễm HIV, hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV thì những người xung quanh xa lánh, kỳ thị hay phân biệt đối xử, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ là vấn đề đạo đức con người mà còn vi phạm pháp luật. Điều 4, Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được Quốc hội khoá XI, thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/ 2006 quy định quyền của người nhiễm HIV: được sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; học văn hoá, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; được hưởng các quyền khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan...

Người nhiễm HIV rất cần sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Nếu bị kỳ thị, họ gần như mất hết chỗ dựa cả vật chất và tinh thần, do đó, họ có thể bỏ đi lang thang, từ đó tạo ra áp lực lớn đối với xã hội.

Phải biết chia sẻ, thông cảm, tạo điều kiện cho người có H. một mái ấm, chỗ dựa để họ vững niềm tin trong cuộc sống, từ đó có những việc làm và đóng góp hữu ích cho xã hội.   
 
PV
 
Nhật Văn

http://giadinh.net.vn/20110929105239242p0c1000/suyt-that-hoc-vi-co-h.htm
Offline cohien  
#10 Đã gửi : 02/10/2011 lúc 04:09:32(UTC)
cohien

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-04-2011(UTC)
Bài viết: 765
Woman
Đến từ: Đất lành

Thanks: 2171 times
Được cảm ơn: 1147 lần trong 506 bài viết

Đọc bài này xong rơi nước mắt...bức xúc quá đi mất..!
Ko hiểu sự kỳ thị này còn tồn tại đến bao giờ? Ko biết đến bao giờ kiến thức về H mới được phổ biến rộng rãi cho mọi người hiểu ra vấn đề nhỉ?
Nhân loại ơi...con người ơi..xã hội ơi...sao có H lại bị xa lánh chứ, họ cũng là con người, họ vẫn sống và yêu thương nhân loại, vẫn cống hiến cho xã hội, vẫn có ước mơ..vẫn có hoài bão...Tại sao lại tước đi cái quyền và mơ ước nhỏ bé của họ thế???
Nếu có H là nguy hiểm...thì tham nhũng, lừa đảo, giết người, vô cảm, ..còn nguy hiểm hơn nhiều..
Tại sao mọi người ko hiểu ..và ko chịu hiểu vậy ????????

Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người là ở lại...
thanks 1 người cảm ơn cohien cho bài viết.
ĐMtuoixuan trên 03-10-2011(UTC) ngày
Tu-an  
#11 Đã gửi : 02/10/2011 lúc 04:31:17(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Originally Posted by: cohien Go to Quoted Post

Đọc bài này xong rơi nước mắt...bức xúc quá đi mất..!
Ko hiểu sự kỳ thị này còn tồn tại đến bao giờ? Ko biết đến bao giờ kiến thức về H mới được phổ biến rộng rãi cho mọi người hiểu ra vấn đề nhỉ?
Nhân loại ơi...con người ơi..xã hội ơi...sao có H lại bị xa lánh chứ, họ cũng là con người, họ vẫn sống và yêu thương nhân loại, vẫn cống hiến cho xã hội, vẫn có ước mơ..vẫn có hoài bão...Tại sao lại tước đi cái quyền và mơ ước nhỏ bé của họ thế???
Nếu có H là nguy hiểm...thì tham nhũng, lừa đảo, giết người, vô cảm, ..còn nguy hiểm hơn nhiều..
Tại sao mọi người ko hiểu ..và ko chịu hiểu vậy ????????




  mới đây cũng vừa làm winking MỘT TRẬN ) can thiệp một trường ở quận 7 TPHCM,,chút xíu nữa  đòi gọi ĐT cho uy ban phòng/chống HIV Tp.HCM khi ấy họ mới sợ và im re.

         Xã hội,luật là luật nhưng nhiều chuyện khó nói lắm,chúng ta phải cùng nhau quyết tâm có tiếng nói.
Offline Silk  
#12 Đã gửi : 04/10/2011 lúc 03:25:13(UTC)
Silk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-08-2011(UTC)
Bài viết: 177

Cảm ơn: 12 lần
Được cảm ơn: 38 lần trong 27 bài viết

Mấy anh chị có vẻ như hơi nghiêm trọng vấn đề này rồi đấy!
Đến thời điểm hiện nay, với sự chung tay giúp đỡ cả các Ban, Ngành, Đoàn thể và sự ủng hộ của toàn Xã hội, tôi tin tưởng rất cao việc hòa nhập cộng đồng của các cháu là khả quan, tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu. Những người chưa nhìn nhận đúng bản chất vấn đề này là có, nhưng chỉ còn là thiểu số nhỏ, ít thôi.
Là vô tình hay lý do nào khác nữa thì cũng rất không nên "phức tạp hóa tình hình" mà gây khổ thêm cho các con, thêm khổ cho gia đình của họ, anh chị nhé.
Trân trọng cảm ơn các anh, các chị đã lắng nghe lời tâm sự.
Xin phép được gửi lời chúc các anh chị ngủ ngon!
Thân mến.
Tàu tốc hành Phương Đông

http://mp3.zing.vn/bai-h...-Dieu-Xanh/IW60EII9.html

thanks 1 người cảm ơn Silk cho bài viết.
cohien trên 04-10-2011(UTC) ngày
Offline Silk  
#13 Đã gửi : 04/10/2011 lúc 04:05:24(UTC)
Silk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-08-2011(UTC)
Bài viết: 177

Cảm ơn: 12 lần
Được cảm ơn: 38 lần trong 27 bài viết

Bài viết trên thật sự tôi đã rất thiếu sót khi vô ý không nhắc đến sự đóng góp rất to lớn của các Tổ chức xã hội, mà trong đó có các anh chị, trong công cuộc chung giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt. Do bài đã gửi nên không thể sửa, mong các anh chị bỏ lỗi.
Với tôi, để viết ra dòng tâm sự vào lúc 3, 4h sáng như vầy trước mọi người quả thực cũng không phải việc làm dễ dàng, mong các anh chị hiểu cho phần nào và mong thông cảm. Xin chân thành cảm ơn!


Tàu tốc hành Phương Đông

http://mp3.zing.vn/bai-h...-Dieu-Xanh/IW60EII9.html

thanks 1 người cảm ơn Silk cho bài viết.
cohien trên 04-10-2011(UTC) ngày
Offline baby  
#14 Đã gửi : 08/10/2011 lúc 03:01:16(UTC)
baby

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-10-2008(UTC)
Bài viết: 28

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Trường học mạnh tay bảo vệ HS có HIV

(Dân trí) - Một trong những cản lớn nhất trên
đường đến trường của trẻ có HIV là trường học “đầu hàng” trước áp lực từ
phụ huynh học sinh. Ngoài các biện pháp mềm mỏng, một số trường ở TPHCM
đã mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các em bằng biện pháp "cứng".

Từ mềm đến rắn

Lãnh đạo trường mầm non Hoa Hồng (Q.Gò Vấp) kể, cách đây 3 năm,
trường gặp sự cố khi một phụ huynh (PH) phản ánh trong lớp con mình đang
học có trẻ nhiễm HIV. PH này yêu cầu chuyển con mình sang lớp khác và
sẽ giữ bí mật. BGH đã tìm hiểu về hoàn cảnh của HS này và được biết người bố vừa mất vì căn bệnh thế kỷ, cháu đang sống với ông bà.

Sau khi cân nhắc, BGH quyết định đồng ý cho con của PH được cho là
“biết chuyện” trên chuyển sang lớp khác để tránh bị xáo động, đồng thời
cũng không tiết lộ với GV để các không bị hoang mang. Sau đó, trường chú
ý tăng cường tuyên truyền chống kỳ thị với trẻ có H vào các hoạt động
đến với PH và GV cũng như cách bảo vệ trước nguy cơ có thể lây nhiễm.
Sau này, nhờ kiên trì đẩy mạnh tuyên truyền, chính PH từng chuyển lớp cho con lại đồng ý để con mình chơi với người bạn kia.

Cách đây 2 năm, PH có con theo học tại trường tiểu học An Nhơn Đông
(Củ Chi) phản ứng dữ dội khi trường tiếp nhận 15 em có H từ trung tâm
Mai Hòa. Cuối cùng trường đã phải “đầu hàng” trước PH, chuyển các em trở
về lớp học được tổ chức ở ngay trung tâm, dập tắt cơ hội được hòa nhập
của các em. Đến năm học này, tuy vẫn gặp phải nhiều cản trở nhưng tin vui là một số trẻ ở trung tâm Mai Hòa đã được đến trường.

Đại diện phòng GD-ĐT Củ Chi cho hay cái khó của trường là phụ huynh
cũng là dân địa phương, họ chứng kiến sự ra đi thường xuyên của các em
có H ở trung tâm Mai Hòa. Vấn đề không phải là sự phân biệt, kỳ thị mà phụ huynh thật sự quan ngại cho sức khỏe của con em mình.

Năm nay trường cũng tiếp tục đối mặt với phản ứng từ PH. Tuy nhiên,
phòng GD-ĐT thực hiện đưa từng em đến trường, đưa dần sau các buổi học
chứ không đưa ào ạt như trước với thái độ vừa cứng rắn vừa mềm dẻo tuyên truyền cho PH.

“Khi lên cấp càng cao thì việc đưa các em đến trường sẽ giảm căng
thẳng hơn, hiện có 4 em đang theo học tại Trường THCS An Nhơn Đông.
Trường học tiếp nhận HS từ trung tâm nuôi dạy trẻ có H cần phải dùng
phương pháp “mưa dần thấm lâu” chứ không không thể ngày một ngày hai được”, đại diện này nói.

Trường hợp khác tại một trường tiểu học ở Nhà Bè, hàng chục PH phẫn
nộ khi biết tin trong trường có HS nhiễm H. Lớp có 34 HS thì có đến trên
20 đồng loạt nghỉ học để tạo áp lực với nhà trường. Được sự tư vấn của
cấp trên, trường đã “mạnh tay” đồng ý PH nào muốn cho con nghỉ học cứ
việc rút hồ sơ chứ nhất quyết không chuyển HS có H sang trường khác như
đòi hỏi của PH. Lần lượt, các em HS cũng quay lại lớp, chỉ có 2 em chuyển sang nơi khác.

Chống kỳ thị bằng cách tự bảo vệ mình

BS Nguyễn Tài Dũng (phụ trách Y tế học đường thuộc Sở GD-ĐT TPHCM)
khẳng định, không ai được quyền yêu cầu người khác xét nghiệm HIV hoặc
xuất trình kết quả HIV của người khác. Chỉ bác sĩ điều trị và bản thân
người đó biết mình nhiễm HIV hay không. Hầu hết, trường hợp HS có HIV được biết đến ở các trường đều… nghe PH nói.

Theo BS Dũng, để đảm bảo quyền được học tập và sống hòa nhập với cộng
đồng của HS có HIV, các trường cần phải cương quyết giữ lập trường của
mình trước áp lực của PH. Nếu PH tạo áp lực bằng cách cho con mình nghỉ
học, thì trước hết cần tuyên truyền, tư vấn cho PH hiểu. Nếu vẫn không
xong có thể mạnh tay hơn, PH muốn con mình nghỉ học sẽ cho rút hồ sơ.
Còn nếu vì áp lực PH để HS có H chuyển trường hay phải nghỉ học sẽ tạo thành tiền lệ xấu, rất khó khăn cho công tác chống kỳ thị HS có HIV.

Ông Dũng nhấn mạnh, nhờ những biện pháp tích cực, hiện nay tình trạng
kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ HIV đã giảm rõ. Một tín hiệu vui là
năm học này Sở GD-ĐT chưa nhận phản ánh nào từ PH con mình bị gây khó dễ
khi đến trường liên quan đến HIV. Năm học này, Sở cũng sẽ đưa hoạt động
phòng chống phân biệt, kỳ thị HIV vào thang điểm của công tác y tế trường học.

Ước tính, trên địa bàn TPHCM
có khoảng 60.000 - 70.000 trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tuy
nhiên, số lượng trẻ được tiếp cận và chăm sóc chỉ chiếm khoảng 7% (4.200 trẻ).

Bà Nguyễn Thị Ngọc Quý, cán bộ phụ trách OVC thuộc Ủy ban phòng chống
AIDS TPHCM cho hay số trẻ có HIV tập trung nhiều ở độ tuổi cấp tiểu học
và THCS vì thế, thực tế số trẻ em nhiễm H theo học ở các trường không chỉ một hai em trong danh sách “nghi vấn”.

Theo bà Quý, nhà trường cần tư vấn thẳng thắn với PH rằng khi họ đòi
cho con mình chuyển lớp, chuyển trường thì cũng không thể biết nơi học
mới HS khác nhiễm H hay không. Thay vì né tránh hãy giúp con mình biết
cách tự bảo vệ không chỉ riêng với căn bệnh HIV mà còn với nhiều căn bệnh có thể lây nhiễm khác.

Bên cạnh đó, bà Quý nhấn mạnh, để trẻ có H rộng cửa đến trường thì
giáo viên cần được tăng cường tư vấn kiến thức về HIV, bảo vệ lây nhiễm
cũng như trường học phải được trang bị những phương tiện y tế cần thiết.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cũng chia sẻ sự
thông cảm về những lo ngại của PH khi con mình học chung với trẻ có H.
Công tác chống kỳ thị HS có H là vô cùng khó khăn không chỉ đòi hỏi các
đơn vị giáo dục phải dứt khoát, quyết đoán nhưng để đạt được hiệu quả về lâu dài thì cần kiên trì tuyên truyền để nhận sự đồng thuận của PHHS.

Hoài Nam

“Trái tim em có ước mơ.
Em vẫn nghĩ rằng lấy chồng phải lấy người như anh.
Đêm đêm ngước nhìn trăng, mơ có anh bên cạnh
Hoa trên mặt đất nở vì ai, uyên ương dưới nước thành đôi vì ai.
Thả chiếc khăn tay theo gió bay đến bên anh.”
Tu-an  
#15 Đã gửi : 10/10/2011 lúc 03:16:18(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ OVC
(10/10/2011)



VH- Báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ OVC (trẻ bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS)” do Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức mới đây cho biết, hiện nay ở tất cả các tỉnh, TP trên cả nước đều có trẻ dưới 16 tuổi bị nhiễm HIV.

 

Riêng TP.HCM ước tính có khoảng 60.000-70.000 trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% trẻ được tiếp cận, chăm sóc. Thực tế những năm qua cho thấy, tại một số trường học còn xảy ra tình trạng kỳ thị trẻ OVC (trường mầm non quận 11, Trung tâm Mai Hòa, trường tiểu học huyện Nhà Bè) đã gây không ít khó khăn khi các em được tiếp cận, chăm sóc và hòa nhập cộng đồng.

Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới Sở tiến hành tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, giảm phân biệt đối xử với trẻ OVC.

ĐỖ NGỌC


http://www.baovanhoa.vn/giaoduc/39742.vho
Offline hoanguyen_hn  
#16 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 12:08:35(UTC)
hoanguyen_hn

Danh hiệu: Member

Nhóm:
Gia nhập: 24-11-2011(UTC)
Bài viết: 51
Woman
Đến từ: Hà Nội

Thanks: 153 times
Được cảm ơn: 15 lần trong 12 bài viết


Hic đọc bài này xong em buồn quá, em đang mang bầu sắp sinh và dĩ nhiên sau này con em cần fải đến trường...Mong rằng đến lúc đấy sự kỳ thị đã bớt đi...người lớn có lỗi mà tại sao con trẻ luôn fải gánh chịu???
thanks 1 người cảm ơn hoanguyen_hn cho bài viết.
cohien trên 30-11-2011(UTC) ngày
Tu-an  
#17 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 03:00:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Trẻ nhiễm HIV chỉ mới được hòa nhập nửa vời 


 
PN - Tuy được xem là một bước tiến đáng kể khi những trẻ nhiễm HIV được đến trường học hòa nhập, nhưng cánh cửa trường học dường như chỉ mở… he hé, bởi các em vẫn phải che giấu thân phận của mình, vẫn cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng…

TP.HCM có khoảng 70.000 trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (còn được gọi là trẻ OVC - Orphan Vulnerable Children - trẻ mồ côi dễ bị tổn thương). Tuy được xem là một bước tiến đáng kể khi những trẻ này được đến trường học hòa nhập, nhưng cánh cửa trường học dường như chỉ mở… he hé, bởi các em vẫn phải che giấu thân phận của mình, vẫn cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng…

Ngụy trang, “cắt đuôi” kiểu… trẻ OVC

“Đến lớp 4, con mới được cho ra bên ngoài học nhưng con phải luôn cẩn thận để các bạn không biết mình mắc bệnh. Mỗi lần tan học, con phải chờ các bạn về hết rồi mới dám về vì sợ các bạn biết nơi mình đang sống, sẽ nghi ngờ. Có lần, bị các bạn bắt gặp con không về nhà mà vào trung tâm, con phải nói dối là mẹ làm ở đó nên ghé chơi” - bé H.T.H.P. - một học sinh (HS) lớp 6 bị HIV, đang sống ở Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em (TT ND&BTTE) Linh Xuân, Q.Thủ Đức - kể.

Không may mắn như P., cậu bé N.M.T., 13 tuổi phải nghỉ học vì bị nhiều phụ huynh (PH) “biểu tình” khi biết T. bị nhiễm HIV. T. bật khóc khi nhớ lại: “Lúc đó con mới học lớp 2, hàng xóm của con đã đến gặp thầy hiệu trưởng, yêu cầu cho con nghỉ học vì ba mẹ con bị SIDA. Thầy hiệu trưởng buộc gia đình đưa con đi xét nghiệm, kết quả con bị dương tính nên phải nghỉ học. Sau đó, con đi lang thang, lêu lổng, mắc bệnh triền miên rồi được TT ND&BTTE Linh Xuân nhận nuôi”.



757db - Click for Next Image...  

Trẻ nhiễm HIV đang học tại lớp tiểu học Vinh Xuân, Mai Hòa

 

Xơ Nguyễn Thị Bảo - đại diện TT Mai Hòa, Củ Chi - nghẹn ngào: “Tôi hỏi các cháu làm gì giờ ra chơi? Các cháu nói: ngồi ghế đá, chơi một mình hay đem truyện ra đọc. Tôi tư vấn là các cháu nên tham gia hát với các bạn thì trẻ nói: không ai cho con làm gì hết. Tôi thấy nhói lòng khi các cháu phải chịu đựng những giờ học cô đơn như thế. Có cháu bị trầm cảm, không nói chuyện với ai, cứ lầm lũi đi về…”.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Giám đốc TT ND&BTTE Linh Xuân cho biết, mỗi khi các em đến trường, các cô bảo mẫu phải giả làm PH và không cho trẻ sử dụng đồ dùng, áo quần đồng phục của TT Linh Xuân. Tan trường, trẻ phải “cắt đuôi” các bạn, không cho biết đang ở TT. Nếu bị phát hiện, phải nói dối là có người nhà làm ở TT. Thế nhưng, nhiều PH cũng rất ma mãnh khi đóng giả làm nhà hảo tâm, đến TT làm từ thiện để “mục sở thị” những em nào bị HIV học chung lớp với con em mình. 

Việt Nam đã có luật và chỉ thị nhằm bảo vệ trẻ OVC từ năm 2007, có Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhưng phải mất nhiều năm, trẻ OVC mới được đến trường. Vậy mà cánh cửa này chỉ mới mở “he hé” cho những đứa trẻ  học lớp 4 - 5  vì PH lo trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ, phòng chống HIV. Từ “đóng” đến “mở hé” đã là một bước tiến dài, nhưng quá trình hòa nhập của trẻ OVC vẫn còn… đầy trắc trở. Dù trước đó, các TT đều rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, tập cho trẻ ý thức bảo vệ sức khỏe cho người khác, chăm lo học tập… khi hòa nhập cộng đồng nhưng thực tế, theo nhận định của bà Nguyễn Thị Ngọc Quý - cán bộ dự án phụ trách chương trình OVC, UB Phòng chống AIDS TP.HCM, phổ biến hiện nay là tình trạng trẻ mắc bệnh phải giấu kín thân phận với những giáo viên, HS, PH khác lớp, với cộng đồng.

Có thể chết vì sự kỳ thị

PH không ghét bỏ trẻ OVC nhưng nỗi lo con em mình có thể bị lây nhiễm HIV khi sinh hoạt chung với trẻ HIV/AIDS đã khiến họ có hành vi phân biệt đối xử. Trường tiểu học Xuân Trường, Q.Thủ Đức từng bị PHHS đến đập bàn, đập ghế gây náo loạn vì nhận trẻ OVC vào học. Ở H.Nhà Bè, PHHS đã cho con nghỉ học cả tuần lễ để phản đối sự có mặt của trẻ OVC. Khảo sát của UB Phòng chống AIDS tại nhiều trường trung học trong thành phố cũng cho thấy, HS cùng lớp rất hòa đồng, vui vẻ với trẻ OVC nhưng nếu cha mẹ của các em “cấm không được chơi với trẻ “nhiễm H”, giáo viên xầm xì “cẩn thận nha, em kia bị AIDS” chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nhận thức của HS. Nỗi lo sợ này là không đúng, vì khoa học đã chứng minh HIV không lây qua giao tiếp thông thường. Từ ca đầu tiên cho đến nay, thế giới đã có trên 60 triệu người nhiễm HIV nhưng chưa tìm ra trường hợp nào trẻ bị lây nhiễm qua con đường giao tiếp thông thường.

TS-BS Lê Trường Giang - Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM nhấn mạnh, kỳ thị với người nhiễm HIV là không nhân đạo. Với trẻ em, sự kỳ thị này còn đồng nghĩa với tội ác. Trẻ sẽ không chết vì HIV/AIDS mà chết vì trầm cảm, tâm thần. BS Trần Duy Tâm, BV Tâm thần TP.HCM - tư vấn, những trẻ mắc các bệnh mạn tính, hiểm nghèo thường dễ bị trầm cảm, lo âu; triệu chứng ở các trẻ nhỏ lại thường không điển hình, chỉ có dấu hiệu suy tư một mình, buồn bực, cáu gắt thoáng qua. Khi trẻ bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, bắt đầu biết suy nghĩ sẽ trở nên mặc cảm, thậm chí có hành vi tự hủy, rối loạn nhân cách do lo âu, hình thành tính cách phi xã hội, thiếu tự chủ. Vì vậy, với những trẻ này cần có liệu pháp tâm lý giúp trẻ biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, kết hợp với điều trị thuốc chống trầm cảm cho trẻ.

Trẻ OVC học chung với trẻ thường là chuyện hiển nhiên vì HIV/AIDS đã vào cộng đồng, nhưng do kiến thức còn mù mờ nên từng có một trường mầm non bị PHHS gửi đơn thưa đến tận UBND TP vì phân biệt, kỳ thị trẻ OVC; có trường làm sai luật khi bắt HS đi xét nghiệm… Một khi trường còn lúng túng trong việc phòng chống HIV/AIDS, thì không thể trách việc PH chưa có sự đồng thuận ở chủ trương trẻ OVC hòa nhập cộng đồng. “Làm sao để tất cả các thầy cô phải có đủ kiến thức hướng dẫn HS, trò chuyện với PH về cách phòng chống HIV/AIDS”, là trăn trở của nhiều người. Bà Nguyễn Thị Ngọc Quý đề xuất: ngành GD-ĐT cần chỉ đạo thống nhất theo ngành dọc, xuất phát từ hiểu biết, nhận thức chứ không phải vì luật bắt buộc nên phải làm. Khi đó, con đường đến trường của trẻ OVC mới bớt chông gai.

Hồng Liên - Văn Thanh



Nguy cơ lây truyền HIV

· HIV không phải là mầm bệnh dễ lây, tỷ lệ lây sau một lần tiếp xúc có nguy cơ cao chỉ 0,3%, so với tỷ lệ lây của viêm gan siêu vi C cao hơn HIV gấp 10 lần và siêu vi B là gấp 100 lần.

· HIV không lây khi: sinh hoạt chung, chơi cùng nhau, bắt tay, ôm hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống như bát đĩa, thức ăn, nước uống và các dụng cụ học tập, nhà tắm, nhà vệ sinh. Không lây qua tiếp xúc nơi công cộng như trường học, công sở, hồ bơi… và khi nói chuyện, hắt hơi. Không lây khi cùng chơi các trò chơi. Thậm chí, khi trẻ em cắn nhau cũng không đủ khả năng gây rách da chảy máu để lây nhiễm HIV vì hàm răng của trẻ còn yếu. Khả năng lây nhiễm HIV chỉ có thể xảy ra nếu giữa trẻ đã nhiễm và trẻ chưa nhiễm cùng bị rách da, chảy máu và có sự chà xát mạnh với nhau.

Nguy cơ lây truyền HIV: khi tiếp xúc với máu có HIV, nguy cơ lây truyền HIV chỉ là 0,3%, qua niêm mạc: 0,09%, qua da: 0%.

Các loại dịch không có khả năng lây truyền HIV: nước mắt, nước bọt, nước mũi không có dính máu, mồ hôi, nước tiểu không có dính máu, phân không có dính máu.

http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/tre-nhiem-hiv-chi-moi-duoc-hoa-nhap-nua-voi.aspx
Offline Mr_Teo  
#18 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 04:31:06(UTC)
Mr_Teo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-11-2011(UTC)
Bài viết: 1.137
Đến từ: Viet Nam

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 193 lần trong 183 bài viết
Mình đồng ý với những ý kiến của mọi người và trên diễn đàn.nhưng cũng phải hiểu cho các bậc làm cha làm mẹ.Nếu đặt chúng ta tronghoa2n cảnh như thế thì các bạn như thế nào...Phải chăng là chúng ta phải chuẩn bị tốt btrong công tác hậu phương ở mỗi trường.theo mình nghĩ như vậy thì rất khó.Cứ nghĩ xem.Cơ chế quản lý nhà nước chúng ta như thế nào?tất cả mọi ngành ngh2,đặc biệt là ở bậc tiểu học,mầm non.Đừng đổ thừa hay đổ lỗi cho sự nhận thức của các bậc cha mẹ,mà hãy nhìn vào cơ chế quản lý,giáo dục của ta hiện nay xem thử có an tâm hay chưa khi gởi con, cháu chúng ta vào trường học.Từ những vi65c nhỏ nhất chú đừng mói đến các việc vĩ mô trong xã hội như chuyện có H hay khg có H..Mình còn rất nhiều ý kiến.Xin các bạn góp ý
Thiên thu vạn kiếp yêu là khổ!
Vạn kiếp thiên thu khổ vẫn yêu...!
Offline CrisM  
#19 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 04:49:11(UTC)
CrisM

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-01-2011(UTC)
Bài viết: 4.506
Man
Đến từ: http://hiv.com.vn

Thanks: 189 times
Được cảm ơn: 1415 lần trong 1138 bài viết
Con nít có biết j đâu mà kì thị chúng tội nghiệp zị nè, mà dù có là con nít hay người lớn đi nữa thì có ai mong muốn mình nhiễm H đâu. Hi vọng "3 không" sẽ trở thành hiện thưc: không có người mới nhiễm H, không có người chết vì AIDS và không kì thị phân biệt đối xử
Yahoo: vidoitalacuanhau_2211
Offline Mr_Teo  
#20 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 08:03:56(UTC)
Mr_Teo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-11-2011(UTC)
Bài viết: 1.137
Đến từ: Viet Nam

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 193 lần trong 183 bài viết
Ở đây chúng ta không bàn tới việc là con nít có ký thị lẫn nhau hay không.Theo mình nghĩ để làm mất đi suy nghĩ này ở các trường học là rất khó, nhất là ở bậc mầm non, tiểu học.Vì với tâm lý của các bậc làm cha mẹ  khi có con gửi chung với những trẻ có H, họ rất sợ với lý do ai biết con nít chơi đùa lẫn nhau có việc gì xảy ra.Bình thường đã có những trường hợp tai nạn xảy ra rất ngớ ngẩn (thực tế đã xảy ra rồi: chấn thương sọ não hôn mê,cô giáo đánh học sinh....) mà khi điều tra nhiều khi không biết lý do hay lý do chính là do chính tại nơi gửi các em gây ra, nhất là ở những trường mầm non tư thục.Theo mình nghĩ nếu chúng ta quan tâm tốt ở khâu quản lý thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, nhưng ở Việt Nam thì chắc tầm khoảng 20 năm nữaVì nếu con em chúng ta được chăm sóc tốt ở mọi mặt thì các bậc phụ huynh mới yên tâm gửi con, cho dù có sinh hoạt chung hay không với những trẻ có H
Thiên thu vạn kiếp yêu là khổ!
Vạn kiếp thiên thu khổ vẫn yêu...!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.