Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ
Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV... làm thể nào để nhận biết trẻ có nhiếm HIV không? Một số phương pháp xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đo.. 
Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV... làm thể nào để nhận biết trẻ có nhiếm HIV không? Một số phương pháp xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đoán chính xác....
Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:
Các xét nghiệm phát hiện kháng thể
Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ
Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV
Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.
Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24..
Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.
Triệu chứng: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.
Ngoài ra có thể có triệu chứng : hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.
Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%.
Trong thời gian này bạn cần hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.
Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.
Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.
Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan - lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.
Tập tin đính kèm(s):

Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ.doc
(33kb) đã được dowbload 2 lần.You cannot view/download attachments. Try register.