Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Lucky2009  
#1 Đã gửi : 23/04/2014 lúc 11:03:09(UTC)
Lucky2009

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-02-2009(UTC)
Bài viết: 16

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các bác cho em hỏi về việc xét nghiệm cũng như theo dõi điều trị cho trẻ em sơ sinh (dưới 18 tháng tuổi):

Bà xã nhà em có HIV+ và đang điều trị ARV, CD4 trên 600. Khi sinh bé,
bé cũng đang được uống ARV dự phòng lây truyền từ mẹ sang con trong vòng
4 tuần. Sắp tới bé sẽ được chuyển sang viện Nhi để điều trị và theo dõi tiếp.

Hiện em đang tìm hiểu về quy trình xét nghiệm chuẩn (theo hướng dẫn của
Bộ Y Tế) cho trẻ bị phơi nhiễm dưới 18 tháng tuổi (giống như trường hợp
của nhà em) thì sau 4 tuần tuổi bé sẽ được xét nghiệm bằng phương pháp
PCR để phát hiện HIV. Em muốn hỏi trước các bác tư vấn giúp em để chuẩn bị cho con em:


1. Nếu xét nghiệm PCR dương tính (cả 2 lần xét nghiệm): thì bé sẽ được
điều trị thuốc luôn phải không ạ? Có phải bé sẽ uống thuốc đến khi đủ 18
tháng tuổi sẽ làm xét nghiệm lại lúc này mới kết luận âm/hay dương phải không ạ? Hay 2 lần dương tính thì họ khẳng định là bị rồi?


2. Nếu xét nghiệm PCR âm tính: Như vậy có phải tiếp tục uống thuốc hay
điều trị phơi nhiễm gì nữa không ạ? (Vì em thấy mọi người đều bảo uống
thuốc đến khi đủ 18 tháng tuổi mới làm xét nghiệm kháng thể). Em rất băn
khoăn và lo rằng nếu xét nghiệm con em mà âm tính thì cháu uống thuốc đến tận lúc 18 tháng thì tội bé quá!.


3. Em thấy bảo ở Viện Nhi khi làm xét nghiệm cho bé họ không thông báo
kết quả cho bố mẹ mà phải chờ đến sau 18 tháng tuổi họ mới kết luận và
thông báo? chờ đến lúc đó chắc em ăn không ngon ngủ không yên. Bác nào biết rồi chỉ cho em với!


4. Các bác có biết ở Hà Nội viện nào (chỗ nào) nhận làm xét nghiệm PCR
cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi không? mình có thể tự đi làm xét nghiệm cho con mình không?


Các bác trả lời sớm giúp em và giúp em với ạ! em cám ơn các bác nhiều nhiều lắm!
thanks 1 người cảm ơn Lucky2009 cho bài viết.
mr.dart trên 17-12-2014(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline mr.dart  
#2 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 09:24:52(UTC)
mr.dart

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 06-12-2014(UTC)
Bài viết: 7

Cảm ơn: 9 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 5 bài viết
Em cũng đang trong tình trạng như bác này. Mong các anh chị giải đáp giúp ạ
Offline toivaban  
#3 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 10:34:22(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết

Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ 
Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV... làm thể nào để nhận biết trẻ có nhiếm HIV không? Một số phương pháp xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đo.. bee

Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV... làm thể nào để nhận biết trẻ có nhiếm HIV không? Một số phương pháp xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đoán chính xác....

 

Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ

Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV

Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24..

 

Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.

 

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.

 

Triệu chứng: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.

 

Ngoài ra có thể có triệu chứng : hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.

 

Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%.

Trong thời gian này bạn cần hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.

 

Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.

 

Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.

 

Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan - lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.

 

Tập tin đính kèm(s):
Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ.doc (33kb) đã được dowbload 2 lần.

You cannot view/download attachments. Try register.
Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
thanks 1 người cảm ơn toivaban cho bài viết.
ku_beo trên 18-12-2014(UTC) ngày
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.