Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 10/06/2011 lúc 12:51:08(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết


Không có phân biệt bệnh nhân AIDS và bệnh khác
Cập nhật lần cuối 3/21/2011

Đó là khẳng định của bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế khi trao đổi với PV.

Bà Hương nêu, năm 2009, Luật BHYT và Luật Phòng, chống HIV/AIDS đều quy định người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS khi đi khám chữa bệnh (KCB) được thanh toán theo danh mục thuốc, kỹ thuật được ban hành. Nếu có những trở ngại cho bệnh nhân HIV/AIDS khi đi khám bệnh là do khâu tổ chức thực hiện.

 

Thách thức tổ chức được tốt
Vẫn theo bà Hương, Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Luật BHYT đã quy định NCH có thẻ BH được BHYT chi trả chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS và các bệnh khác như các bệnh nhân có thẻ. Không có câu nào là không thanh toán cho bệnh nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, thông tin đến người thực hiện, người thụ hưởng chưa đầy đủ, các vấn đề phát sinh là do khâu tổ chức thực hiện. Không vì vướng mắc ở cơ sở mà nói là chính sách cần sửa đổi. Số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ tăng theo quy mô gia tăng người tham gia BHYT. Cũng chưa có số liệu thống kê về số người có thẻ BHYT nhiễm bệnh và số bệnh nhân được điều trị. 
Nhưng hiện có 35.000 người đang điều trị ARV, trong đó có 2.000 trẻ em. Trong xu hướng giảm nguồn tài trợ từ bên ngoài, đây thực sự là thách thức cho việc tổ chức.

Nhưng ngay cả người dân không nhiễm HIV/AIDS nhiều khi cũng thấy phiền hà khi đi khám bệnh bằng thẻ BHYT, thưa bà!
Tôi không bao che là ngành y tế có vấn đề. Cách đây 1 tuần, tôi có người thân lớn tuổi đi khám bệnh ở 1 bệnh viện (BV) mà chưa hiểu rõ về sử dụng thẻ vướng mắc nên hỏi nhân viên giám định BHYT. Bác ấy điện thoại cho tôi, tôi có nhờ cô nhân viên nói cho tôi biết vướng mắc, để tôi có thể giải thích kỹ hơn cho người nhà, nhưng cô ấy “cho” tôi một tràng, không có một chỗ chấm xuống dòng “Tôi nói cho chị biết thế này, tôi nói cho chị biết thế kia”, khiến cho tôi không có chỗ nào xen vào… Sau đó một lúc tôi mới hỏi được việc. Những trường hợp như thế này, tôi cho rằng không phải nhiều, không phải tất cả bệnh nhân có thẻ BHYT đều bị đối xử như vậy.

 

 

Cứ chuyển bệnh nhân HIV sang Khoa Truyền nhiễm là sai và gây quá tải cho Khoa Truyền nhiễm. Ảnh: Trần Hoàng (cung cấp)


Nhiều bệnh nhân HIV/AIDS khi đi khám chữa bệnh đã không dám trình thẻ BHYT vì sợ bị kỳ thị. Theo bà, có thể làm gì để tấm thẻ trong tay họ phát huy vai trò?
Tôi biết có những bệnh nhân không dám trình thẻ, không dám đến nơi đăng ký KCB ban đầu, vì sợ thông tin về bệnh của mình bị rò rỉ từ cán bộ y tế, đến tai người làng xóm. Hoặc có những người lao động nhiễm HIV bị lao, hạch… cũng không dám dùng thẻ BHYT vì sợ sau đó qua hồ sơ bệnh án, người cùng cơ quan biết bệnh của họ. Đây là một thách thức đối với ngành y tế, khi mà tấm thẻ trở nên vô nghĩa đối với những bệnh nhân HIV, thường là những người có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua kiểm tra một số cơ sở KCB, chúng tôi thấy có sự không nhất quán trong triển khai. Nhân viên y tế và BHXH chưa hiểu đầy đủ về chính sách mới. Những hạn chế từ thói quen và tư duy cũ. Có một số quy định về thủ tục có sự khác biệt giữa BHYT với HIV/AIDS nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể. Chúng tôi thấy cần có văn bản hướng dẫn quản lý vấn đề này, và đã phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục phòng chống HIV/AIDS xây dựng một Thông tư hướng dẫn thanh toán cho người bệnh HIV. Nhưng trong quá trình dự thảo, chúng tôi cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, ngay cả từ phía người nhiễm HIV. Tại sao phải đặt ra một văn bản như vậy, khi mà họ đi khám chữa bệnh (KCB) cũng phải theo phác đồ điều trị, tuân theo quy trình thanh toán như bình thường. Có hướng dẫn riêng cho HIV thì sao không có cho các bệnh đang rất nóng hiện nay như ung thư, tiểu đường… Đây là vấn đề mà chúng tôi còn phải cân nhắc thêm nữa.


Tuy nhiên, cần cố gắng để việc khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV diễn ra bình thường. Có người đã đặt ra vấn đề không ghi tên bệnh HIV/AIDS trong hồ sơ bệnh án mà ghi theo code, mã bệnh. Nhưng cho dù như vậy, đến lúc nào đó, người ta vẫn hiểu đó là bệnh gì. 
Như vậy, vấn đề không phải là có ghi hay không, mà là xoá bỏ được sự kỳ thị với người nhiễm HIV từ cộng đồng mới là giải pháp từ gốc.

 

Người bệnh HIV đã phản ánh rất nhiều trường hợp không được thanh toán. Vậy những loại bệnh nào được chi trả, thưa bà?
Quỹ BHYT đang chi trả trên cơ sở giá dịch vụ. Nguyên tắc BHYT chỉ chi trả thuốc danh mục, theo giá quy định, vì sau chi có thanh tra, kiểm toán. Nếu thuốc không có trong danh mục 05 và 03 thì người bệnh phải chi trả. Với các dịch vụ kỹ thuật cao theo quyết định 36. Quỹ BHYT không thanh toán với các dịch vụ được chi trả bằng nguồn ngân sách khác nên những người có thai đang là đối tượng quản lý của các phòng khám ngoại trú do một số dự án tài trợ đi xét nghiệm sẽ không được chi trả.

 

Hãy gọi đường dây nóng bệnh viện
Bà Tống Thị Song Hương đưa ra khuyến nghị, nếu người sử dụng thẻ BHYT không được thanh toán đầy đủ theo các quy định này thì có thể phản ánh trực tiếp với Ban giám đốc BV mà họ đang điều trị, các BV đều có số điện thoại đường dây nóng được dán công khai. Hoặc liên hệ với cơ quan BHXH theo điện thoại được niêm yết ở phòng giám định ngay tại BV. Là người sử dụng thẻ, người nhiễm HIV cũng cần chia sẻ với hệ thống y tế, có trách nhiệm để phản ánh và lên án những thái độ thiếu trách nhiệm. Và các địa phương cũng cần tuyên tryền mạnh mẽ về Luật BHYT để không chỉ các cán bộ y tế mà cả người bệnh nắm rõ và đảm bảo quyền lợi, chi trả cho người bệnh theo đúng quy định.

 

Là người tham mưu về xây dựng chính sách BHYT, theo bà cần đề xuất những gì để hoàn thiện chính sách khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV?
Cơ sở cung cấp dịch vụ đã triển khai tới tuyến xã và huyện, ở 97% huyện, 70% xã có HIV/AIDS. Tuy nhiên, 60% đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện huyện. Các Trung tâm, phòng khám ngoại trú HIV/AIDS thuộc các dự án chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế khác để đáp ứng KCB đối với bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT. Theo tôi, cần mở rộng mạng lưới điều trị ngoại trú tới các cơ sở y tế tuyến huyện. Xây dựng, thí điểm triển khai mô hình quản lý KCB BHYT trong tổ chức cung cấp dịch vụ điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân HIV/AIDS có và không có thẻ BHYT.

 

Muốn tham gia mua thẻ BHYT thì đến đâu, thưa bà? 
Đến cơ quan BHYT xã hội quận/huyện hoặc UBND quận/huyện hỏi thủ tục mua BHYT. Theo quy định, sau khi đóng tiền, nhận đầy đủ hồ sơ, sau 1 tháng sẽ cấp. Khi có thẻ, muốn được chi trả, thẻ phải còn giá trị sử dụng. Do đó, NCH khi có thẻ thì đọc thông tin trên thẻ, nếu gần hết hạn thì phải hỏi làm ở đâu và cũng cần tự mình tìm hiểu về những quyền lợi của mình.

 

Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời!

 

Với câu hỏi nhiều NCH gặp một số nhiễm trùng cơ hội như nấm và zona được bác sỹ Phòng khám ngoại trú (OPC) khám và kê đơn thuốc điều trị nấm hoặc acyclovir nhưng tại OPC không có hoặc không có đủ thuốc theo đơn kê, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về vấn đề này.

 

Vậy trong trường hợp trên, BHYT có thanh toán/chi trả cho các loại thuốc của bệnh nhân không, nếu bệnh nhân đó có thẻ BHYT? Nếu có thì bệnh nhân đó phải làm thế nào để có thể nhận được chi trả của BHYT?
NCH có thẻ BHYT được thanh toán trong trường hợp này. Bệnh nhân mang đơn thuốc bác sĩ kê xuống khoa Dược của bệnh viện để được nhận thuốc và được thanh toán từ 80 - 95% nếu khám chữa bệnh đúng tuyến và tùy theo đối tượng. Nếu khám chữa bệnh vượt tuyến thì được thanh toán một phần theo quy định của Luật BHYT. Trong trường hợp bệnh viện hết thuốc, bệnh nhân cầm đơn ra hiệu thuốc mua có hóa đơn đỏ. Sau đó kẹp hóa đơn với đơn thuốc về BHXH quận, huyện, tỉnh, Tp. nơi nào gần nhất với nơi đăng ký mua thẻ BHYT để thanh toán. BHXH sẽ thanh toán trừ vào bệnh viện sau. Thậm chí phê bình nhắc nhở bệnh viện không cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân. 

Quang Hưng - Hoa phạm (Ghi)



Nguồn : http://nch.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=786&iNS=0&LevelID=&sLN=
thanks 1 người cảm ơn Falling in love cho bài viết.
cohien trên 10-06-2011(UTC) ngày
Quảng cáo
Tu-an  
#2 Đã gửi : 17/06/2011 lúc 08:33:14(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Việt Nam tiên phong trong chiến lược điều trị HIV 2.0

Cập nhật lúc 08:26 | 17/06/2011 (GMT+7)

Với việc Việt Nam trở thành một trong các nước tiên phong áp dụng chiến lược đặc biệt này, người dân sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Theo PGS.TS.Bùi Đức Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Bộ Y tế vừa đề xuất với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho xây dựng và thí điểm Chiến lược điều trị HIV 2.0 với các mục tiêu khá toàn diện và ý nghĩa:

1. Cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cho người dân, người bệnh tốt hơn, đồng thời tổ chức bền vững hơn các hoạt động này trong tương lai, khi các nguồn tài trợ sẽ cắt giảm từ năm 2013 trở đi.

2. Tổ chức lại hệ thống dự phòng, chăm sóc, điều trị mang tính lâu dài với mục tiêu: Tăng cường dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV cho người dân, người bệnh xuống cơ sở, lồng ghép với hệ thống y tế hiện hành.

3. Quá trình điều trị 2.0, nếu làm tốt sẽ hạn chế tỷ lệ nhiễm mới HIV, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến HIV và sự xuất hiện của người nhiễm, từng bước giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm, qua đó kêu gọi sự tham gia của người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS...

Đề nghị PGS nói rõ hơn về nội dung của chiến lược điều trị HIV 2.0?

- Đây là một bản chiến lược phối hợp cả dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV. Chiến lược đặc biệt này sẽ được thực hiện từ trong 5 năm với 5 cấu phần. Thứ nhất là tối ưu hóa công thức thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Để tối ưu hóa công thức thuốc điều trị, cần xây dựng cấu phần hai là công thức chuẩn và phối hợp thuốc dễ sử dụng, ít độc tính để tăng tính tuân thủ điều trị và giảm khả năng dẫn đến kháng thuốc.



PGS. TS Bùi Đức Dương
PGS. TS Bùi Đức Dương

Cấu phần thứ ba của chiến lược là góp phần chẩn đoán nhiễm HIV tại cơ sở chăm sóc, điều trị và sử dụng các phương pháp chẩn đoán mới. Ở cấu phần thứ tư, việc chẩn đoán tình trạng nhiễm sẽ giúp cải thiện việc xét nghiệm chẩn đoán HIV và kết nối trực tiếp dịch vụ chăm sóc. Cuối cùng, việc chẩn đoán HIV sớm bằng các xét nghiệm nhanh cũng sẽ tạo điều kiện cho người bệnh sớm biết được kết quả, và cơ hội dễ dàng kết nối với  việc đăng ký quản lý được nguồn lây. Như vậy, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị ARV sớm.

Không chỉ có vậy, Chiến lược 2.0 còn phân quyền cho y tế cơ sở, lồng ghép, kết nối với hệ thống y tế hiện có và các chương trình y tế khác. Thực tế, hoạt động phòng chống HIV/AIDS cần phải được lồng ghép chặt chẽ với hệ thống y tế hiện hành, phân cấp dự phòng, chăm sóc và điều trị tới tuyến y tế cơ sở: tuyến y tế quận, huyện, xã phường và thôn bản; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người tiếp cận với dịch vụ này.

Đặc biệt, chiến lược sẽ giúp giảm chi phí điều trị. Cụ thể, khi áp dụng những công cụ chẩn đoán đơn giản sẽ làm giảm gánh nặng của ngành y tế và giảm mọi chi phí. Trong đó tối ưu hóa công thức điều trị là cơ hội giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp: Từ giá thành của thuốc, đóng gói, kho bãi bảo quản, phí vận chuyển, và sử dụng của bệnh nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ giảm chi phí nằm viện, giảm kinh  phí điều trị nhiễm trùng cơ hội.

Cùng với đó, phương pháp ĐT mới này cũng sẽ đẩy mạnh hơn sự huy động cộng đồng và bảo vệ quyền con người. Bởi, phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi người. Do đó, huy động các ban ngành đoàn thể tham gia, từng bước giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, đồng thời huy động sự tham gia của người có HIV và những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV tham gia vào việc dự phòng, chăm sóc và điều trị là việc làm có ý nghĩa rất lớn.

Các giải pháp dựa vào cộng đồng có thể cải thiện năng lực của quần thể có hành vi nguy cơ cao (như người sử dụng ma túy, người bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới nam) tiếp cận các dịch vụ và tạo ra hiệu quả trong việc điều trị thuốc kháng vi rút cũng như dự phòng nhiễm mới HIV.

- Điều đó có nghĩa là: Nếu chiến lược trên được triển khai và áp dụng trong thực tế, người dân sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV? Tới đây, chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Đúng vậy, đây là một mục tiêu vô cùng quan trọng của chiến lược 2.0. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được thành quả đáng khích lệ trong công tác dự phòng, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV. Song vẫn còn quá nhiều thách thức cần phải khắc phục trong giai đoạn tới: Phần lớn số bệnh nhân điều trị ARV hiện nay được bắt đầu điều trị trong giai đoạn muộn, tình trạng miễn dịch đã suy giảm trầm trọng, số tử vong trong giai đoạn đầu điều trị còn cao; sự phối hợp các chương trình y tế (phòng chống lao, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản, HIV...) còn hạn chế; tình trạng mất dấu bệnh nhân diễn ra khá phổ biến; (hiện chúng ta mới chỉ quản lý được hơn 40% số bệnh nhân, hơn 50% số bệnh nhân không biết rõ tung tích); hoạt động chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV còn hạn chế tại một số khu vực (trung tâm 05, 06, trại giam...); đa số nguồn đầu tư cho công tác này do tài trợ từ các tổ chức quốc tế, đồng thời tiếp cận theo từng dự án riêng rẽ, chưa tạo tính đồng bộ trong công tác quản lý trên toàn hệ thống.



Điều trị cho trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương
Điều trị cho trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhận thức được lợi ích của phương pháp điều trị 2.0 và đảm bảo tính bền vững cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam sẽ làm một trong các nước đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp này. Trước mắt Bộ Y tế sẽ triển khai thí điểm phương pháp điều trị 2.0 tại hai tỉnh Điện Biên và thành phố Cần Thơ - đây là những địa phương có số lượng người nhiễm trên 100.000 dân cao; hệ thống y tế đảm bảo để triển khai chương trình. Sau sơ kết sẽ tiếp tục triển khai mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.

- Trân trọng cám ơn PGS!

Đoan Trang (thực hiện)
http://www.phapluatvn.vn/chinhtrixahoi/201106/Viet-Nam-tien-phong-trong-chien-luoc-dieu-tri-HiV-20-2055099/

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.